Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm của môi trường đới ôn hoà

Bài 18: Thực Hành

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nhận biết được đặc điểm môi trường đới ôn hoà qua ảnh hoặc biểu đồ khí hậu.

-Biết tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ đã vẽ theo công thức: T= 2P.

-Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết chúng qua ảnh.

-Biết vẽ và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại theo số liệu đã cho.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 18: Thực hành nhận biết đặc điểm của môi trường đới ôn hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10- Tiết 20 Bài 18: Thực Hành Nhận biết đặc điểm của môI trường đới ôn hoà Ngày soạn: 16 / 10/ 2007 Ngày dạy: 25 / 10/ 2007 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nhận biết được đặc điểm môi trường đới ôn hoà qua ảnh hoặc biểu đồ khí hậu. Biết tìm các tháng khô hạn trên biểu đồ đã vẽ theo công thức: T= 2P. Các kiểu rừng ở đới ôn hoà và nhận biết chúng qua ảnh. Biết vẽ và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại theo số liệu đã cho. Phương tiện Hình phóng to các biểu đồ khí hậu của đới ô hoà trong SGK Biểu đồ khí hậu, ảnh 3 kiểu rừng của MT đới ôn hoà. Bản đồ các nước trên thế giới. Hoạt động trên lớp Mở bài: MT đới ôn hoà rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và kiểu rừng khác nhau. Việc nhận biết các kiểu khí hậu và các kiểu rừng của đới ôn hoà là một kỹ năng quan trọng. Bài hcj hôm nay sẽ giúp các em hàon thiện kỹ năng này cùng với việc rèn kỹ nằn vẽ biểu đồ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải để qua đó biết thêm về tình trạng ô nhiễm MT ở đới ôn hoà. Bài tập 1. Hoạt động 1: GV chia HS thành các nhóm thảo luận và giao cho mỗi nhóm thảo luận về một biểu đồ A, B hoặc C và cho biết biểu đồ đó thuộc kiểu khí hậu nào? Cách đọc: Diễn biến nhiệt độ. Diễn biến lượng mưa? Đối chiếu với các đặc điểm của các kiểu MT và cho biết thuộc MT nào? Hoạt động 2: HS thảo luận sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. Hoạt động 3: Nhóm khác có thể nhận xét sau đó GV chuẩn kiến thức Tên biểu đồ Đặc điểm khí hậu Thuộc kiểu MT Biểu đồ A - Nhiệt độ thấp: -100C, lượng mưa nhỏ, trung bình năm <200 mm. Đới lạnh Biểu đồ B - Nhiệt độ khá cao >150C, mùa đông ấm, mùa hạ nóng, lượng mưa tập trung vào các tháng mùa đông, mùa hạ khô hạn. Địa Trung Hải Biểu đồ C - Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát mẻ. Lượng mưa lớn và mưa nhiều quanh năm nhưng cao hơn vào các tháng thu đông. Ôn đới hải dương Bài tập 2: Hoạt động 1: GV cho HS nghiên cứu mục 2: sự phân hoá của MT tự nhiên đới ôn hoà và tiếp tục cho HS thảo luận trong nhóm theo bài tập 1. Bước 1: Tìm hiểu xem mỗi kiểu rừng tương ứng với các kiểu khí hậu nào? Rừng lá rộng: Ôn đới hải dương. Rừng lá kim: Ôn đới lục địa. Rừng hỗn hợp: chuyển tiếp giữa hai kiểu khí hậu trên. Bước 2: Tìm trên bản đồ các nước vị trí của 3 địa điểm: Pháp, Thuỵ Điển, Canada, đối chiếu với hình 13.1 xem 3 địa điểm trên thuộc các kiểu MT nào của đới ôn hoà. Pháp: Ôn đới HD. Thuỵ Điển: ÔĐ lục địa. Canada: ÔĐ lục địa Bước 3: Xác định tên và vị trí kiểu rừng. Bức ảnh rừng nước Pháp: lá rộng Bức ảnh rừng Thuỵ Điển: Lá kim Bức ảnh rừng Canada: hỗn giao Hoạt động 2: HS thảo luận và cử đại diện báo cáo. Hoạt động 3: GV chuẩn kiến thức. Bài tập 3 HĐ cá nhân: Bước 1: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ thật chi tiết. Bước 2: một HS lên bảng vẽ lại, HS dưới lớp vẽ vào vở của mình.. Đánh giá, dặn dò Gv thu một số bài thực hành vẽ biểu đồ để chấm. HS chuẩn bị nội dung bài 19. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 18.doc