CHƯƠNG V:
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI
Bài 23:
MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, học sinh cần nắm được:
- Các đặc trưng của môi trường vùng núi.
- Những khó khăn, thuận lợi hình thành do điều kiện độc đáo của môi trường tự nhiên vùng núi tạo nên.
- Biết phân tích ảnh, hình vẽ để nêu được những đặc trưng của môi trường vùng núi.
- Sự cư trú của con người ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 23: Môi trường vùng núi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 - Tiết 25.
Chương V:
Môi trường vùng núi, hoạt động kinh tế
Của con người ở vùng núi
Bài 23:
Môi trường vùng núi
Ngày soạn: 01/11.
Ngày dạy: 13/11.
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh cần nắm được:
- Các đặc trưng của môi trường vùng núi.
- Những khó khăn, thuận lợi hình thành do điều kiện độc đáo của môi trường tự nhiên vùng núi tạo nên.
- Biết phân tích ảnh, hình vẽ để nêu được những đặc trưng của môi trường vùng núi.
- Sự cư trú của con người ở các vùng núi khác nhau trên Trái Đất.
II. Các thiết bị dạy học cần thiết
Phóng to hình 23.2 và 23.3 trong SGK.
Tranh ảnh về cảnh quan vùng núi nước ta và thế giới:
- Bản đồ phân bố dân cư thế giới.
- Bản đồ địa hình thế giới.
- Lược đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Lược đồ địa hình Việt Nam.
III. Hoạt động trên lớp:
Mở bài:
Hôm nay chúng ta nghiên cứu bài đầu tiên của chương V "Môi trường vùng núi. Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi". Đây là nội dung có ý nghĩa thực tiễn lớn bởi trên phần đất nổi của thế giới môi trường vùng núi chiếm một vị trí rất quan trọng. ở nước ta núi và cao nguyên chiếm tới 3/4 diện tích toàn quốc
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Đặc điểm của môi trường.
CH: Quan sát các hình trong SGK và tranh ảnh về cảnh quan vùng núi (GV và HS xem ảnh), em hãy nêu sự khác biệt của vùng núi so với đồng bằng?
HS trả lời, GV chuẩn xác:
a. Nhìn chung có độ cao, độ dốc lớn hơn đồng bằng.
CH: với độ cao, độ dốc lớn ảnh hưởng gì đến tự nhiên và phát triển kinh tế trong vùng? Để bảo vệ thiên nhiên vùng núi, chúng ta phải làm gì?
Dễ gây ra lũ quét, lở đất khi mưa to kéo dài; gây cản trở cho việc đi lại, phát triển giao thông và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng núi.
Để bảo vệ tự nhiên cần trồng và bảo vệ rừng)
CH: Dựa vào kiến thức lớp 6 đã học (Bài 17 "Lớp vở khí" và bài 18 "Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí"), em hãy cho biết khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi như thế nào từ chân núi lên đỉnh núi?
HS trả lời, GV chuẩn xác:
(Đến độ cao nhất định do nhiệt độ Hạ thấp sẽ xuất hiện băng tuyết vĩnh viễn. ở đối ôn hoà độ cao đó vào khoảng 3000 mét, còn ở đới nóng độ cao đó vào khoảng 5500 mét. GV hướng dẫn HS quan sát hình 23.1 với cảnh băng tuyết trên đỉnh núi Himalaya ở đới nóng).
(Thực vật có sự phân tầng từ chân núi trên đỉnh núi giống như từ phía xích đạo về cực)
(#) xem phần phụ lục
CH: Quan sát hình 23.2, em hãy nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy núi Anpơ và giải thích tại sao có sự thay đổi khác nhau đó.
b) Khí hậu và thực vật thay đổi:
* Theo độ cao:
- Không khí lạnh và loãng dần.
- Nhiệt độ giảm 0,60C/100mét chiều cao.
- Độ ẩm cũng khác nhau tuỳ độ cao.
- Do nhiệt - độ ẩm thay đổi nên thực vật cũng thay đổi theo.
* Theo hướng của sườn núi
- Sườn đón nắng, khí hậu ấm áp và các vành đai thực vật nằm cao hơn sườn khuất trắng.
- Sườn đón gió (ấm, ẩm hoặc mát hơn) có thực vật phát triển hơn bên sườn khuất gió (khô, nóng hoặc lạnh hơn).
(Do tương quan nhiệt ẩm thay đổi từ thấp lên cao nên thực vật ở 2 bên sườn đều thay đổi, tạo thành các vành đai khác nhau (HS kể tên các đai và độ cao các đai). Các vành đai thực vật ở sườn phía Nam luôn cao hơn phía Bắc do sườn phía Nam
2. Cư trú của con người
GV: Cho học sinh đọc phần 2 - SGK:
- Nêu đặc điểm cư trú của con người ở vùng núi?
- Địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
- Địa bàn cư trú của các dân tộc trên thế giới có sự khác nhau
IV. Củng cố:
1. Làm bài tập củng cố trong SGK.
2. Chuẩn bị nội dung ôn tập.
s
File đính kèm:
- Bai 23.doc