Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 26: Thiên nhiên châu Phi - Phan Văn Tân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải

1. Kiến thức:

 - Biết được vị trí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới

 - Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình, khoáng sản

2. Kĩ năng:

 Đọc và phân tích lược đồ tìm ra kiến thức cần thiết.

3. Thái độ:

 Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ tự nhiên thế giới

2.Học sinh: SGK

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học

7A1 7A2 7A3 . 7A4 . .

2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

 Khởi động: Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất nhiều khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ. Sự độc đáo của châu Phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Có thuận lợi hay nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế? Đó là vấn đề chúng ta cần giải đáp trong bài học hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 25/06/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 26: Thiên nhiên châu Phi - Phan Văn Tân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 22/11/2013 Tiết 29 Ngày dạy: 25/11/2013 CHƯƠNG VI: CHÂU PHI BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải 1. Kiến thức: - Biết được vị trí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ thế giới - Trình bày đặc điểm về hình dạng lục địa, địa hình, khoáng sản 2. Kĩ năng: Đọc và phân tích lược đồ tìm ra kiến thức cần thiết. 3. Thái độ: Giúp HS hiểu biết thêm về thực tế II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC: 1.Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu phi, bản đồ tự nhiên thế giới 2.Học sinh: SGK III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học 7A1 7A2 7A3 . 7A4... 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Khởi động: Cả châu lục là một cao nguyên khổng lồ rất nhiều khoáng sản, lại có đường xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ. Sự độc đáo của châu Phi đã đem lại cho thiên nhiên những đặc điểm gì? Có thuận lợi hay nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế? Đó là vấn đề chúng ta cần giải đáp trong bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính 1. Hoạt động 1: (Cá nhân) Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi trên bản đồ Thế giới *Bước 1: Gv giới thiệu châu Phi trên bản đồ thế giới, các điểm cực của Châu Phi *Bước 2: - Vị trí châu Phi có gì đặc biệt? - Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Đường xích đạo qua phần nào của châu lục? - Cho biết Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) - Nêu tên các dòng biển nóng, các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển châu Phi *Bước 3: Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy - ê đối với giao thông đường biển trên thế giới? (Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 4: Giáo viên mở rộng về kênh đào Xuy - ê (Phụ lục) 2. Hoạt động 2: (Nhóm) Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản của châu Phi *Bước 1:Quan sát H26.1 *Bước 2: Thảo luận nhóm Nhóm 1: Tìm hiểu về hình dạng, đường bờ biển Nhóm 2 và nhóm 3: Tìm hiểu về địa hình Nhóm 4: Tìm hiểu về khoáng sản *Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, gv chuẩn xác lại kiến thức (Giáo viê gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời) *Bước 4: Hs trình bày trên bản đồ - Dạng địa hình xen giữa các sơn nguyên? - So sánh địa hình phía tây và phía đông? - Tại sao có sự khác nhau đó ? (nội lực) - Có nhận xét gì về số lượng núi cao ở đây? - Đồng bằng tập trung chủ yếu ở đâu? - Xác định vị trí tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ? - Mạng lưới sông ngòi và hồ có đặc điểm gì? Xác định vị trí và đọc tên các sông và hồ lớn? ( Mạng lưới thưa thớt, phân bố không đều S.Nin 6671 km, hồ Víchtoria có diện tích lớn nhất 6800 km2 sâu 80m) 1. Vị trí địa lí - Đại bộ phận lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 đường chí tuyến - Nằm tương đối cân xứng 2 bên đường xích đạo - Tiếp giáp với Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, biển Đỏ 2. Hình dạng, địa hình và khoáng sản a. Hình dạng Khối sơn nguyên lớn, đường bờ biển ít bị chia cắt, ít vịnh biển, bán đảo, đảo b. Địa hình - Khá đơn giản, có thể coi toàn bộ châu lục là khối sơn nguyên lớn - Địa hình thấp dần từ ĐN -TB - Núi cao ít - Đồng bằng thấp tập trung chủ yếu ở ven biển c. Khoáng sản Phong phú, nhiều kim loại quý hiếm (vàng, kim cương, uranium...) 4. Đánh giá: - Xác đinh trên bản đồ các biển và đại dương bao quanh Châu Phi - Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu Châu Phi - Trình bày tóm tắt đặc điểm hình dạng, địa hình, khoáng sản của Châu Phi trên bản đồ - Làm bài tập 3 SGK 5. Hoạt động nối tiếp: - Học và trả lời câu hỏi 1,2 sgk - Tìm hiểu trước bài “ Thiên nhiên châu Phi” ( phần tiếp theo) + Những nhân tố hình thành khí hậu châu Phi + Châu Phi có các môi trường tự nhiên nào + Sưu tầm tranh ảnh về xavan, hoang mạc, rừng rậm xích đạo. IV. PHỤ LỤC: Kênh đào Suez (thuộc Ai Cập), là kênh thuỷ lợi nhân tạo chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo đất Suez phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối giữa Biển Địa Trung Hải với Vịnh Suez, là một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu- Châu Mỹ đến những cảng phía Nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi và Biển Đại Dương ( Oceania). Kênh đào Suez dài 195 km (121 dặm), sâu 16,5-17m, rộng 120-150m, điểm nhỏ nhất là 60m, và độ sâu chỗ đó là 16 m đủ khả năng cho tàu lớn 150.000 tấn qua được. Công việc sửa chữa và xây mới kênh được tiến hành trong gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Người ta ước tính luôn có một lực lượng 30.000 người lao động trên công trường và cho đến khi hoàn thành, có 125.000 người đã bỏ mạng tại đây. Sau lần tu bổ vào năm 1984, tàu chở dầu 250 nghìn tấn qua được kênh. Thời gian qua kênh trung bình từ 11 đến 12 giờ. Ý tưởng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ có từ thời Pha-ra-ông, tuy nhiên, phải đến năm 1859 công trình mới được khởi công do Cty Universal Suez Ship Canal điều hành. Hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập đã tham gia xây dựng. Trải qua nhiều năm xây dựng với rất nhiều khó khăn, ngày 17-11-1869, kênh đào Xuy-ê khánh thành và đi vào sử dụng. Năm 1956 tổng thống Ai Cập tuyên bố quốc hữu hoá kênh và ý định xây dựng một căn cứ quân sự ở dọc kênh. Hành động này của Ai Cập được hậu thuẫn bởi Liên Xô và đã gây lo ngại sâu sắc cho Mỹ, Anh, Pháp, Israel. Vào năm 1957 liên hợp quốc đã cử lực lượng gìn giữ hoà bình tới đây để bảo đảm tính trung lập của kênh. Kênh bị đóng cửa một lần duy nhất từ 1967 tới 1975 trong cuộc chiến A rập – Israel Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác kênh đào Xuy-ê là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chở theo 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua kênh đào này, mang lại cho Ai Cập một khoản thu nhập lên đến 3,42 tỷ USD so với 3,275 tỷ USD của năm 2004. Đặc biệt, kênh Xuy-ê có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Chính phủ Ai Cập đang có kế hoạch đào sâu thêm kênh Xuy-ê để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn và từ năm 2006 này, Ai Cập đã tăng lệ phí quá cảnh lên 3% cho các tàu nước ngoài qua lại kênh đào. Ý nghĩa của kênh đào Xuyê. + Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực trên thế giới + Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, làm tăng mối quan hệ giữa các nước các quốc gia. + Mang lại nhiều lợi ích cho các nước, đặc biệt là những nước có kênh đào. + Thúc đẩy giao thông đường biển phát triển mạnh hơn nữa + Tích kiệm được năng lượng thời gian vận chuyển, bảo đảm được an toàn hằng hải V. RÚT KINH NGHIỆM: .......

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_26_thien_nhien_chau_phi_phan_van_ta.doc
Giáo án liên quan