Giáo án Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên trung và nam mĩ

BÀI 41

THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ.

-Nắm được đây là một khu vực có diện tích rất lớn với 20,5 triệu km2.

-Nắm vững được đặc trưng địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và lục địa Nam Mĩ.

II- PHƯƠNG TIỆN

-Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc khu vực Trung và Nam Mĩ.

-Tranh ảnh sưu tầm về cảnh quan và địa hình của khu vực.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 41: Thiên nhiên trung và nam mĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23- Tiết 46 Bài 41 Thiên nhiên trung và nam mĩ Ngày soạn: 3 / 2 2008 Ngày dạy: 13/ 2/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần: Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Trung và Nam Mĩ. Nắm được đây là một khu vực có diện tích rất lớn với 20,5 triệu km2. Nắm vững được đặc trưng địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và lục địa Nam Mĩ. Phương tiện Bản đồ tự nhiên châu Mĩ hoặc khu vực Trung và Nam Mĩ. Tranh ảnh sưu tầm về cảnh quan và địa hình của khu vực. Hoạt động trên lớp Bài mới Mở bài: Khu vực Trung và Nam Mĩ là một khu vực có diện tích lớn trải dài từ chí tuyến Bắc đến cận cực Nam, là một không gian địa lí rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên hết sức đa dạng và phức tạp. Sự phức tạp đó trước hết thể hiện trong đặc điểm địa hình mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân ? Lên bảng xác định trên lược đồ châu Mĩ phạm vi lãnh thổ khu vực Trung và Nam Mĩ? GV lưu ý HS: Khu vực này bao gồm: + Eo đất trung Mĩ + Quần đảo Ăng-ti + Toàn bộ lục địa Nam Mĩ và các đảo xung quanh. ? Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Mĩ và kết hợp SGK, hãy cho biết: - Địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti có đặc điểm cơ bản gì? HS: trả lời GV chuẩn kiến thức. ? Cả hai khu vực này đều có sự phân hoá tự nhiên như thế nào? HS trả lời GV chuẩn kiến thức. ? Vì sao có sự phân hoá theo chiều Tây-Đông như vậy? (Do vị trí của eo đất và quần đảo Ăng ti đều nằm trong vùng nhiệt đới có gió Đông thổi thường xuyên từ phía ĐTD vào nên phía Đông đón gió mưa nhiều, phía Tây khuất gió mưa ít hơn) HĐ 2: Nhóm/ cả lớp ? Dựa vào lược đồ tự nhiên và sơ đồ lát cắt địa hình Nam Mĩ dọc theo vĩ tuyến 200N, em hãy cho biết cấu trúc địa hình Nam Mĩ bao gồm các khu vực nào? Nêu đặc điểm chính của mỗi khu vực? HS: thảo luận sau đó cử đại diện báo cáo trước lớp. GV chuẩn kiến thức. ? Như vậy cấu trúc địa hình khu vực Trung và Nam Mĩ có gì giống và khác so với khu vực Bắc Mĩ * Giống: + Sắp xếp cấu trúc tương đối giống nhau * Khác: + BM: có miền núi già Apalat ở phía Đông, còn NM là các sơn nguyên + Coócđie thấp hơn nhưng mở rộng hơn dãy Anđét. 1. Khái quát tự nhiên a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti. * Eo đất Trung Mĩ: - Là phần cuối phía Nam của hệ thống Coóc-đi-e, có các núi cao chạy dọc eo đất. - Nhiều núi lửa. * QĐ Ăng-ti - Là một vòng cung đảo gồm vô số đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mêhicô đến bờ lục địa Nam Mĩ, bao quanh vùng biển Caribê. * Sự phân hoá Tây-Đông - Phía Đông mưa nhiều, phát triển rừng rậm nhiệt đới - Phía Tây mưa ít phát triển rừng thưa, xavan và cây bụi Khu vực Nam Mĩ Có 3 khu vực địa hình: * Hệ thống núi trẻ Anđét ở phía Tây: - Cao và đồ sộ nhất châu Mĩ, TB từ 3000-5000m, nhiều đỉnh trên 6000m - Có các dãy núi, thung lững và các cao nguyên xen kẽ nhau. - Thiên nhiên phân hoá đa dạng từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. * Các sơn nguyên ở phía đông: - Gồm SN Guyana, Braxin - Phía Đông SN Braxin có nhiều đất đỏ rất tốt, lại có mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cây CN. * Đồng bằng ở giữa: - Gồm ĐB: Ôrinôcô hẹp, nhiều đầm lầy. - ĐB Amadôn là Đb rộng và bằng phẳng nhất thế giới. - ĐB Laplata, Pampa là vựa lúa, vùng chăn nuôi lợn. Củng cố, đánh giá Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết: ? Đặc điểm vị trí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm địa hình của khu vực Trung và Nam Mĩ? Làm bài tập trong Tập bản đồ

File đính kèm:

  • docBai 41.doc