Bài 8
CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG
I- MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
-Các hình thức sản xuất nông nghiệp làm nương rẫy, thâm canh lúa nước và sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn ở đới nóng.
-Mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và phân bố dân cư ở đới nóng.
-Kĩ năng phân tích bản đồ và tranh ảnh địa lí.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 8: Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4- Tiết 8
Bài 8
Các hình thức canh tác
Trong nông nghiệp ở đới nóng
Ngày soạn: 8/ 9/ 2008
Ngày dạy: 16/ 9/ 2008
Mục tiêu
Sau bài học, HS cần nắm được:
Các hình thức sản xuất nông nghiệp làm nương rẫy, thâm canh lúa nước và sản xuất nông sản hàng hoá theo qui mô lớn ở đới nóng.
Mối quan hệ giữa canh tác lúa nước và phân bố dân cư ở đới nóng.
Kĩ năng phân tích bản đồ và tranh ảnh địa lí.
Phương tiện
Lược đồ các khu vực thâm canh lúa nước ở châu á.
Bản đồ tự nhiên châu á.
Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới.
Hình ảnh thâm canh lúa nước, làm nương rẫy ở Việt Nam.
Hoạt động trên lớp
Mở bài:
Môi trường đới nóng không chỉ có đặc điểm tự nhiên đa dạng mà còn có nhiều hình thức hoạt động nông nghiệp rất đa dạng và phong phú từ làm nương rẫy đến thâm canh lúa nước và sản xuất trên qui mô lớn trong các đồn điền. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính (Ghi bảng)
HĐ1: Cá nhân
CH: Quan sát các hình 8.1, 8.2 và dựa vào nội dung SGK, em hãy nêu đặc điểm của hình thức làm nương rẫy, cho biết hình thức sản xuất này có biểu hiện lạc hậu như thế nào?
HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV: Giảng giải cho HS thấy người dân đã phá rừng, xavan có giá trị kinh tế cao hơn để trồng hoa màu có giá trị kinh tế thấp hơn. Từ đó làm cho đất đai bị xói mòn, thoái hoá, diện tích rừng, xavan bị thu hẹp, môi trường bị huỷ hoại.
HĐ 2: Nhóm/ cá nhân
? Hình thức làm ruộng thâm canh lúa nước có ở đâu? ? Nêu một số biện pháp để thâm canh lúa nước?
HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 3 phút.
HS trả lời câu hỏi, GV chuẩn kiến thức.
? Tại sao ở các nước có trình độ thâm canh lúa nước cao vẫn thiếu lương thực?
( Do dân số quá đông)
? Phân tích mối quan hệ giữa thâm canh lúa nước và phân bố dân cư?
(Dân cư đông đáp ứng được nhu cầu về lao động trong sản xuất, ngược lại thâm canh lúa nước mới có thể nuôi sống một số dân đông.)
HĐ3: Cá nhân
HS: Đọc phần 3-SGK, quan sát hình 8.5, trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về quy mô, cách tổ chức sản xuất, năng suất và sản lượng hàng hoá trong các đồn điền?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV: Cho HS quan sát lại các hình ảnh minh hoạ trong SGK và yêu cầu HS nhận xét về sự thay đổi của chiều hướng phát triển trong nông nghiệp
(-Từ thô sơ lạc hậu đến hiện đại khoa học.
- Ngày càng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên.
- Khai thác bền vững và hiệu quả hơn.
? Tại sao không thể tiến hành Sx đại trà theo kiểu đồn điền?
(Do cần nhiều đất, vốn, KHKT và cần thị trường tiêu thụ tốt)
1- Làm nương rẫy
Là hình thức canh tác lâu đời nhất của xã hội loài người.
Rất lạc hậu:
+ Công cụ thô sơ.
+ Năng suất, hiệu quả thấp.
+ Khai thác kinh tế không bền vững.
2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước.
* ở các khu vực có KHNĐGM như: ĐNA, NA, ĐAcó:
+ Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.
+ Nhiệt độ tháng 1> 10C
+ Lượng mưa trong năm trên 1000mm.
+ MĐDS cao.
3. Sản xuất nông sản hàng hoá theo quy mô lớn.
- Chuyên môn hoá trồng trọt, chăn nuôi theo quy mô lớn.
Tổ chức SX khoa học.
Có n/s và sl cao.
Mục đích để xuất khẩu, hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Củng cố, dặn dò
Làm bài tập củng cố:
? Nêu đặc điểm các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng?
? ở địa phương em có những hình thức canh tác nào?
2. Đọc phần ghi nhớ SGK.
Làm bài tập trong Tập bản đồ.
- Đọc trước bài 9 ở nhà.
Phần bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 8.doc