A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
- Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
- Biết vận dụng tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
B- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC
2- BÀI MỚI:
(Lời dẫn vào bài: Nước Việt Nam ta có nền văn học hình thành và phát triển khá sớm .)
1-CÁC BỘ PHẬN, THÀNH PHẦN CỦA NỀN VĂN HỌC
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đọc văn 10 tiết 1, 2- Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 19 tháng 8 năm 2006
Đọc văn. Tiết 1, 2
Tổng quan nền văn học Việt Nam qua các thời kì lịch sử
a- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Nhận thức được những nét lớn của nền văn học Việt Nam về ba phương diện: các bộ phận, thành phần; các thời kì phát triển và một số nét đặc sắc truyền thống của văn học dân tộc.
Biết vận dụng tri thức trên để tìm hiểu và hệ thống hóa những tác phẩm sẽ học về văn học Việt Nam.
b- Các bước tiến hành
1- ổn định tổ chức
2- Bài mới:
(Lời dẫn vào bài: Nước Việt Nam ta có nền văn học hình thành và phát triển khá sớm….)
1-Các bộ phận, thành phần của nền văn học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Nền văn học nước ta bao gồm mấy thành phần?Trình bày một số nét chính về những thành phần văn học đó
Văn học dân gian có vị trí quan trọng như thế nào?
( GV tổng kết tiết 1 và chuyển sang tiết2)
Tiết 2:
Văn học viết ra đời từ thế kỉ nào? Bao gồm mấy bộ phận?Trình bày những nét cơ bản của những bộ phận văn học đó. Tìm một số tác phẩm thuộc hai bộ phận văn học này
Xác định mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết
Hai thành phần .
1-Văn học dân gian
- Nằm trong tổng thể văn hóa dân gian…
- Bao gồm nhiều thể loại…do người bình dân sáng tác và phổ biến theo lối truyền miệng
- Có vị trí và vai trò rất quan trọng
+ Giữ gìn, mài giũa và phát triển ngôn ngữ…
+ Nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân
+ Có tác động mạnh đối với sự hình thành nền văn học viết
2- Văn học viết
- Ra đời từ thế kỉ thứ X
- Bao gồm hai bộ phận.
Văn học chữ Hán
Văn học chữ Nôm
Cho đến đầu thế kỉ XX thành phần văn học chữ Hán không còn giữ vị trí quan trọng như trong thời trung đại.
3- Hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ tác động qua lại…
GV lưu ý HS sẽ học kĩ phần này ở bài sau.
II- Các thời kì phát triển của nền văn học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Ghi chú
Tại sao không nên đồng nhất ?
Văn học Việt Nam ở thời kì này phát triển như thế nào?
Trình bày hiểu biết của em về hệ thống thi pháp văn học trung đại!
Em hãy cho biết những nguyên nhân làm cho văn học nước ta thời kì này có nhiều chuyển biến lớn
Lịch sử văn học gắn chặt với lịch sử chính trị của đất nước.Tuy nhiên không nên đồng nhất lịch sử văn học với lịch sử chính trị, xã hội.
1- Thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Phát triển dưới triều đại phong kiến, bao gồm hai bộ phận VHDG và văn học viết.
- Trên đường thịnh suy của chế độ PK, VHDG và văn học viết lúc hòa hợp, lúc đối lập…
- Trong quá trình phát triển, mối tương quan giữa hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm có sự chuyển biến: văn học chữ Hán giữ vai trò chính thống, nhưng thành phần văn học chữ Nôm ngày càng phát triển và có vị trí quan trọng.
- Văn học thời kì này có nhiều chuyển biến qua các giai đoạn lịch sử. Nhưng dù chuyển biến thế nào nó cũng bị chi phối bởi quan niệm thẩm mĩ chung thể hiện qua hệ thống thi pháp tương ứng.
Ước lệ, cách điệu, sùng cổ, phi ngã
- Về quan hệ với văn học nước ngoài, văn học trung đại VN nằm trong vùng ảnh hưởng của tư tưởng Nho, Phật và văn học cổ Trung Hoa.
2- Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến CMTT 1945.
Thời kì văn học này tuy chỉ diễn ra gần nửa thế kỉ nhưng có nhiều chuyển biến lớn, phản ánh những đổi thay sâu sắc trên đất nước ta về mặt xã hội và ý thức.
- Cơ cấu kinh tế…
- Nhiều tầng lớp xã hội mới…
CH1: Bằng những tác phẩm văn học cụ thể mà em đã học hoặc đã biết, hãy chứng minh văn học thời kì này có sự cách tân sâu sắc.
CH2: Chứng minh văn học thời kì này có tốc độ phát triển mau lẹ khác thường
Có những trường phái văn học nào?
Văn học thời kì này tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh nào?
Trong hoàn cảnh đó văn học đã đạt được thành tựu gì?
ị Văn học bước vào thời kì hiện đại với nhiều cách tân sâu sắc về các hình thức thể loại và một tốc độ phát triển mau lẹ khác thường.
- Xuất dương lưu biệt ( Phan Bội Châu):khác biệt về tư tưởng.
- Phong trào Thơ Mới
Về tốc độ phát triển của văn học (dẫn lời của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan )đphát triển ở nhiều thể loại: thơ, văn xuôi…Bên cạnh lĩnh vực sáng tác nghiên cứu phê bình văn học ra đời như một hoạt động chuyên nghiệp ị hình thành nhiều trường phái, xu hướng khác nhau.
3- Thời kì từ CMTT1945 đến hết thế kỉ XX.
III- Một số nét đặc sắc truyền thống của văn học Việt nam
Nhìn một cách tổng quát văn học Việt Nam có những nét đặc sắc gì?
Tâm hồn Việt Nam thể hiện như thế nào qua Văn học?
1- Văn học thể hiện một cách sâu sắc tâm hồn Việt Nam.
a- Đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
b-Lòng yêu nước gắn với tình nhân ái.
c- Xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, nhiều nhà văn, nhiều tác phẩm đã ghi lại cảnh sắc thi vị của đất nước bằng những nét bút thật tinh tế.
d-Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam: yêu đời, vui sống, tin tưởng vào tương lai. Bên cạnh đó ,các tác phẩm văn chương tiêu biểu còn ghi lai cái buồn, nỗi đau của những kiếp người chịu nhiều oan trái.
e- Thiên về cái đẹp xinh xắn…Truyện Kiều, chùa Một Cột…
Ngoài việc thể hiện vẻ đẹp tâm hồn văn học Việt Nam còn có những nét đặc sắc gì?
2- Đa dạng về thể loại:
Thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ…văn xuôi…
3- Có sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa Đông Tây kim cổ một cách chọn lọc trên tinh thần yêu nước, nhân đạo…
4- Cũng như dân tộc Việt Nam, văn học Việt Nam có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt…
IV- Kết luận
(SGK)
C- Củng cố- nâng cao
Bài tập sách giáo khoa: - Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau
d- rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tong quan.doc