I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên câu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng
· Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng
· Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể
· Nêu được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống
2. Kỹ năng
· Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
· So sánh được các chất rắn lỏng và khí
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (cơ bản) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 34 – Chất rắn kết tinh. chất rắn vô định hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII – CHẤT RẮN VÀ SỰ CHUYỂN THỂ
BÀI 34 – CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
Ngày soạn: 23/03
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên câu trúc vi mô và những tính chất vĩ mô của chúng
Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng
Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn dựa trên cấu trúc tinh thể, kích thước tinh thể và cách sắp xếp tinh thể
Nêu được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống
2. Kỹ năng
Biết vận dụng các kiến thức trong bài, kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải một số bài tập
So sánh được các chất rắn lỏng và khí
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
Tranh ảnh hoặc mô hình tinh thể muối ăn, kim cương, than chì
Bảng phân loại chất rắn và so sánh đặc điểm của chúng
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1: ỔN ĐỊNH LỚP, KIỂM TRA SĨ SỐ & KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Giữ trật tự, chuẩn bị tài liệu để học bài
Trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhắc học sinh ổn định lớp, chuẩn bị tài liệu để học bài
Nêu câu hỏi:
Phân biệt kích thước và hình dạng của các chất rắn l lỏng và khí
Cho điểm
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC KHÁI NIỆM CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ VÔ ĐỊNH HÌNH
Các chất rắn được chia thành hai loại: kết tinh và vô định hình. Chúng đều có tính chất chung đó là: hình dạng và thể tích xác định
Tinh thể là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, iôn) liên kết chặt chẽ với nhau
Mạng tinh thể: các tinh thể sắp xếp theo một trật tự hình học trong không gian xác định gọi là mạng tinh thể, trong đó mỗi hạt luôn dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Quan sát và nhận xét về cấu trúc của các chất rắn
Đọc sgk
Trả lời C1
Chất rắn được chia thành những loại nào?
Nêu khái niệm tinh thể và mạng tinh thể
Giới thiệu về cấu trúc tinh thể của một số chất rắn
Nêu và phân tích khái niệm cấu trúc tinh thể và quá trình hình thành tinh thể
Hoạt động 3: TÌM HIỂU CHẤT RẮN KẾT TINH VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ
Chất kết tinh: là chất có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học và nhiệt độ nóng chảy xác định
Tính chất: Phụ thuộc vào cấu trúc mạng tinh thể, nhưng chúng có những tính chất chung: Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc xác định (ở mỗi áp suất xác định). Chất kết tinh được chia thành hai loại:
Chất đơn tinh thể : có tính dị hướng (muối, kim cương)
Chất đa tinh thể : có tính đẳng hướng. (các kim loại)
Ứng dụng: Si, Ge được ứng dụng để chế tạo các linh kiện bán dẫn, kim cương dùng chế tạo mũi khoan, cắt kiếng, kim loại dùng để chế tạo máy móc, xây dựng, xản xuất đồ điện tử gia dụng
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk
Nêu khái niệm chất rắn kết tinh
Lấy ví dụ về chất kết tinh
Chất kết tinh được chia thành những loại nào?
Những loại đó có gì khác nhau?
Cho ví dụ về mỗi loại.
Trả lời C2
Nêu các ứng dụng cảu chất kết tinh
Nhận xét về trình bày của hs
Giải thích rõ về tính dị hướng và đẳng hướng
Hoạt động 4: TÌM HIỂU CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính đẳng hướng
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Đọc sgk
Trả lời C3
Lấy ví dụ về ứng dụng của chất rắn vô định hình
Giới thiệu một số chất rắn vô định hình
Nhận xét trình bày của học sinh
Hoạt động 5: VẬN DỤNG & CỦNG CỐ BÀI HỌC
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Lập bảng phân loại và so sánh các đặc điểm của các loại chất rắn
Hướng dẫn học sinh phân loại chi tiết
Hoạt động 6: GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Hoạt động của hs
Trợ giúp của gv
Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Nêu câu hỏi và bài tập
Yêu câu hs chuẩn bị bài học tiếp theo
File đính kèm:
- bai 34-chat ran ket tinh, chat ran vo dinh hinh.doc