I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
· Có khái niệm đúng về nhật tâm: Mặt trời là trung tâm với các hành hinh quay xung quanh
· Nắm được nội dung ba định luật Képlơ và hệ quả suy ra từ đó
2. Kỹ năng
· Vận dụng được các định luật Képlơ để giải một số bài tập đơn giản
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
· Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
· Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy môn Vật lý 10 (nâng cao) - Hoàng Văn Tuấn - Bài 40 – Các định luật képlơ, chuyển động của vệ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 40 – CÁC ĐỊNH LUẬT KÉPLƠ . CHUYỂN ĐỘNG CỦA VỆ TINH
Ngày soạn: 02/03
I – MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Có khái niệm đúng về nhật tâm: Mặt trời là trung tâm với các hành hinh quay xung quanh
Nắm được nội dung ba định luật Képlơ và hệ quả suy ra từ đó
2. Kỹ năng
Vận dụng được các định luật Képlơ để giải một số bài tập đơn giản
II – CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Giáo án, giải trước các bài tập trong sgk, chuẩn bị thêm một số câu hỏi và bài tập khác, tìm một số hiện tượng trong đời sống liên quan đến bài học
2. Học sinh
Ôn lại bài cũ, tham khảo trước bài học mới
III – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG I: TÌM HIỂU CÁC ĐỊNH LUẬT KÉPLƠ
Định luật I: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỹ đạo là elip mà Mặt Trời là một tiêu điểm
Định luật II: Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành tinh bất kỳ quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau trong những khoảng thời gian như nhau
Định luật III: Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kỳ quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt Trời
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đọc phần 1 và phần 2 sách giáo khoa
Cho biết elip là hình như thế nào? Nó có tính chất đặc biệt gì? (đã được học trong toán học)
Aùp dụng định luật vạn vật hấp dẫn và định luật II Newton để chứng minh định luật III Képlơ
Cụ thể: xé chuyển động của một hành tinh, vì bán trục lớn và bán trục nhỏ gần bằng nhau nên có thể coi như hành tinh chuyển động tròn quanh mặt trời
Viết biểu thức tính gia tốc hướng tâm cho hành tinh
Viết công thức định luật II Newton cho hành tinh
Viết biểu thức về lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và hành tinh.
Thiết lập tỉ lệ : và nhận xét xem nó có phụ thuộc vào khối lượng của mặt trời không
Nếu không phụ thuộc vào khối lượng hành tinh đang xét thì biểu thức đó có áp dụng được cho các hành tinh khác không? Từ đó suy ra biểu thức của định luật III Képlơ
Lưu ý rằng bán trục lớn và bán trục chính khác nhau không đáng kể nên có thể coi: x = y = r và như thế thì có thể coi như các hành tinh chuyển động tròn đều
HOẠT ĐỘNG II: GIẢI BÀI TẬP VÍ DỤ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Đối với mối bài học sinh cần thực hiện lần lượt theo từng bước sau
Đọc kỹ đề
Tóm tắt đề, từ đó nắm chắc các dữ kiện và câu hỏi
Phân tích hiện tượng trong bài toán, sau đó lựa chọn lý thuyết thích hợp để giải
Giải bài tập C2:
Bài C2 tương tự như bài tập 1 ở phần bài tập vận dụng
HOẠT ĐỘNG III: TÌM HIỂU VỆ TINH NHÂN TẠO VÀ TỐC ĐỘ VŨ TRỤ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Nhớ lại chuyển động ném xiên của một vật, sau khi ném vật chuyển động thế nào?
Điều gì xảy ra nếu tăng vận tốc ném? (vận tốc ban đầu của vật)
Thế nào là vận tốc vũ trụ cấp I, cấp II, cấp III
Người ta đã làm cho vệ tinh nhân tạo quay quanh trái đất như thế nào?
Đọc phần 4/190sgk
Tính vận tốc vũ trụ cấp I bằng cách vận dụng định luật II Newton và định luật vạn vật hấp dẫn
HOẠT ĐỘNG IV: CỦNG CỐ BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
Quỹ đạo của các hành tinh có hình dạng như thế nào?
Tham khảo phần đọc thêm trang 191 sgk
4. Dặn dò
Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong sgk, chuẩn bị bài học mới
File đính kèm:
- bai 40 - cac dl keplo, chuyen dong cua ve tinh.doc