A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Nội dung:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi người chinh phu vắng nhà ra trận.
Thấy được sự đồng cảm của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
-Nghệ thuật:
_ Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua đoạn trích.
2.Kĩ năng:
_ Có kĩ năng đọc-hiểu một tác phẩm thơ Trung đại.
_ Nắm được kĩ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm thơ trữ tình.
3.Thái độ
Có sự cảm thông sâu sắc đối với với thân phận người chinh phụ trong xã hội phong kiến cũng như đồng cảm với tác giả và dịch giả.
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 54968 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
(Trích Chinh phụ ngâm)
Nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn
Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
-Nội dung:
Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khi người chinh phu vắng nhà ra trận.
Thấy được sự đồng cảm của tác giả và dịch giả đối với khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
-Nghệ thuật:
_ Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật qua đoạn trích.
2.Kĩ năng:
_ Có kĩ năng đọc-hiểu một tác phẩm thơ Trung đại.
_ Nắm được kĩ năng phân tích nội tâm nhân vật trong tác phẩm thơ trữ tình.
3.Thái độ
Có sự cảm thông sâu sắc đối với với thân phận người chinh phụ trong xã hội phong kiến cũng như đồng cảm với tác giả và dịch giả.
B. Phương pháp,phương tiện thực hiện
1. Phương pháp dự kiến : đọc diễn cảm, thảo luận nhóm, gợi mở, giảng bình
2.Phương tiện
GV: SGK, SGV Ngữ văn 10 tập 2 cơ bản, Giáo án;Sách thiết kế bài học Ngữ văn 10,tập 2 NXB GD;Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10(tập 2)
HS: SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 cơ bản và vở soạn
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ(không có) thu bài viết văn số 6.
3. Giới thiệu bài mới:
Thế kỉ XVIII-XIX là giai đoạn khủng hoảng sâu sắc và dữ dội của những mâu thuẫn chất chứa từ lâu trong xã hội phong kiến VN. Chế độ phong kiến VN sau khi phát triển đến đỉnh cao nhất dưới thời Lê Thánh Tông( TK XV) thì dần dần đã đi vào giai đoạn khủng hoảng , suy yếu.. Đồng thời nội chiến Lê- Mạc (1545-1592), Trịnh-Nguyễn (1627-1672) đã phá hoại nghiêm trọng sự thống nhất đất nước, giai đoạn này chiến tranh xảy ra liên miên , đốt phá, giết chóc không ngừng.. Đau thương, li tán chẳng chừa một tầng lớp nào. Chiến tranh ập đến bất ngờ, xộc vào từng nhà và lôi con người từ cuộc sống thanh bình ném vào trận mạc thảm khốc. Người chinh phu buộc phải từ biệt người vợ trẻ, đứa con thơ dấn thân vào nơi “ gió cát” . Người chinh phụ sau buổi tiễn đưa trở về , tưởng tượng nơi chiến trường xa xăm, đầy chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng và đau khổ bởi tình cảnh cô đơn, lẻ loi của mình . Tâm sự ấy được thể hiện sâu sắc , thấm thía trong đoạn trích “ Tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả và dịch giả.
GV: Dựa vào SGK em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm.
Giáo viên nhấn mạnh và mở rộng về dịch giả: có thuyết nói dịch giả là Phan Huy ích nhưng phổ biến hơn hơn là của Đoàn Thị Điểm. Sự đồng cảm của nữ sĩ khi dịch Chinh phụ ngâm( trong thời gian chồng đi sứ Trung Quốc)
GV:Em hãy tóm tắt những nét chủ yếu về tác phẩm Chinh phụ ngâm?
GV mở rộng:
Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII,phong trào nông dân nổi dậy chống phong kiến sôi động khắp nơi và bị các thế lực phong kiến đàn áp mạnh mẽ.Triều đình luôn phải điều quân đi dẹp loạn.Từ đó diễn ra bao cảnh vợ chồng lứa đôi phải chia li.Bao phụ nữ phải sống trong cảnh cô đơn,vò võ chờ chồng mà người đi như không bao giờ trở lại.
àChinh phụ ngâm là tác phẩm được viết ra từ “những điều trông thấy” ,từ tấm lòng “cảm thời thế” của Đặng Trần Côn.
GV: Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
GV: Em hãy nêu vị trí đoạn trích?
Yêu cầu Hs đọc diễn cảm.
GV: Hướng dẫn giọng đọc: Trầm buồn, đều đều, chậm rãi, nhấn vào các điệp từ, điệp ngữ liên hoàn.
GV: Tìm bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 2: Tìm hiểu 16 câu thơ đầu.
GV:Trong 8 câu thơ đầu, cử chỉ, hành động của người chinh phụ có điểm gì đặc biệt?Em có nhận xét gì về những hành động đó?)
Hs phát biểu thảo luận.
GV nhận xét, bổ sung:
Những động tác, hành động của chinh phụ chứng tỏ nàng không tự chủ được bản thân vì mối sầu nhớ triền miên, da diết không biết san sẻ cùng ai. Chỉ một mình mình biết, một mình mình hay nên mọi động tác, hành động cốt chỉ bộc lộ tâm trạng cô đơn, lẻ loi.
GV: Em hãy chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 8 câu thơ đầu và phân tích tác dụng nghệ thuật của những nó?
GV giảng:
Có thể thấy”hiên vắng”, “rèm thưa”,chim thước bặt tin…tất cả dường như im ắng, hững hờ, gieo vào lòng người chinh phụ nỗi cô đơn ,buồn tủi không thể kìm nén.Và người bạn của người chinh phụ lúc này lại chính là ngọn đèn vô tri, vô giác.Tả đèn cũng chính là tả không gian mênh mông và sự cô đơn của con người.Hình ảnh “ngọn đèn” ,”hoa đèn” gợi cho ta nhớ đến hình ảnh ngọn đèn không tắt trong nổi nhớ của người thiếu nữ trong bài ca dao quen thuộc: “Đèn thương nhớ ai mà đèn không tắt”
GV: Để diễn tả tâm trạng buồn tủi,cô đơn của người chinh phụ tác giả đã sử dụng những yếu tố ngoại cảnh nào? Các yếu tố đó có ý nghĩa như thế nào?
GV giảng:
Trong không gian thinh vắng, một ngày mới lại bắt đầu với tiếng gà thế nhưng tiếng gà lại eo óc, tức tửi, rời rạc. nó không hứa hẹn có tin tốt mà càng làm tâm trạng người chinh phụ não nùng hơn.Ngày hôm nay cũng sẽ chẳng khác gì ngày hôm qua ,buồn đau vẫn còn vây kín như cây hòe rủ bóng bốn bên quanh nhà.
GV: Em hãy cho biết trong 2 câu thơ:
Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
Thời gian thông qua sự cảm nhận của người chinh phụ có gì đặc biệt?
GV bình giảng:
Khi buồn sầu, mong chờ người mà mình yêu thương, con người thường thấy thời gian dài vô tận(liên hệ với mối tương tư của Kim Trọng). “Đằng đẵng”- tính từ sắc thái hóa" sự dài dặc, lê thê của thời gian. Nó song hành, tỉ lệ huận với khối sầu “dằng dặc” được so sánh với miền bể xa của chinh phụ.
GV: Ở những câu thơ tiếp nói về hành động gượng đốt hương, gượng soi gương, gượng gảy đàn của người chinh phụ.Theo em, những việc làm đó nói lên điều gì?
(HS suy nghĩ trả lời)
GV Khái quát lại tâm trạng của chinh phụ ở 16 câu đầu.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng trong 16 câu đầu?
Hoạt động 4:Tìm hiểu 8 câu thơ tiếp theo:
GV dẫn dắt:
8 câu sau lời thơ lại chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tở nỗi lòng chinh phụ với hình ảnh chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng nàng. Theo diễn biến tâm trạng, người chinh phụ tất yếu cuối cũng sẽ lại gửi tất cả nỗi niềm thương nhớ đến nơi chồng- nơi chinh phu đang chinh chiến tận nơi nào thăm thẳm xa xôi...
- Không gian được miêu tả ở đoạn thơ này có gì đặc biệt?(tính chất của không gian? qua những hình ảnh thiên nhiên nào?).Người chinh phụ mượn không gian đó gợi tả điều gì?
(HS thảo luận trả lời)
GV: Câu thơ :”Cảnh buồn người thiết tha lòng – Cành cây sương đượm tiếng trung mưa phun” gợi lên điều gì?
(HS suy nghĩ trả lời)
GV Khái quát lại tâm trạng của chinh phụ trong 8 câu này.
GV Theo em ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích là gì?
(HS suy nghĩ trả lời)
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả và dịch giả:
a. Tác giả Đặng Trần Côn (?):
- Sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Là người thông minh, tài hoa, hiếu học.
- Các tác phẩm: Chinh phụ ngâm, thơ và phú bằng chữ Hán.
b. Dịch giả: Đoàn Thị Điểm (1705- 1748):
+ Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.
+ Quê: Giai Phạm - Văn Giang- xứ Kinh Bắc.
+ Là người nổi tiếng tài sắc, tính cách khác thường. Bà được khen ngợi là người phụ nữ toàn diện “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”.
+ 37 tuổi kết hôn với ông Nguyễn Kiều- một tiến sĩ góa vợ. Năm 1743, ông Nguyễn Kiều đi xứ Trung Quốc. Trong thời gian ông đi xứ, Đoàn Thị Điểm sống cuộc sống ko khác người chinh phụ là mấy " đồng cảm.
- Phan Huy Ích (1750- 1822):
+ Là người thuộc trấn Nghệ An sau rời đến Hà Tây.
+ Đỗ tiến sĩ năm 26 tuổi
2. Tác phẩm Chinh phụ ngâm:
-Là khúc ngâm viết bằng chữ Hán,gồm 476 câu thơ viết theo thể đoản trường cú.
-Ra đời vào khoảng đầu những năm 40 của thế kỉ XVIII.
-Bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm gồm theo thể song thất lục bát gồm 412 câu.
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
- Giá trị nội dung:
+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ: trường đoản cú (nguyên tác), song thất lục bát (bản dịch).
+ Mang đậm tính tượng trưng ước lệ.
+ Tả cảnh ngụ tình.
+ Bản dịch đã đưa ngôn ngữ dân tộc lên tầm cao mới, phong phú, uyển chuyển.
3. Vị trí đoạn trích:
Từ câu 193 đến câu 216.
4.Bố cục:2 phần
- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, buồn bã của người chinh phụ.
- 8 câu sau: Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận.
II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Nỗi cô đơn,buồn tủi của người chinh phụ.
a. 8 câu thơ đầu:
- Cử chỉ, hành động:
+ Đi đi lại lại trong hiên vắng.
+ Buông rèm rồi lại cuốn rèm lên không biết bao nhiêu lần.
à Những động tác lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa
è Tâm trạng thẩn thờ, trong lòng chồng chất ưu tư, trĩu nặng u buồn, không biết san sẻ cùng ai, một mình mình biết, một mình mình hay.
-“Dạo hiên vắng”:
+ Không phải tâm thế của một con người” thưởng hoa vọng nguyệt”.
+ Là tâm trạng của một con người đang âm thầm chịu đựng, âm thầm lẻ loi, cô đơn.
-“Ngồi rèm thưa”àtrông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy.
vBiện pháp nghệ thuật
-Điệp ngữ bắc cầu (đèn biết chăng – đèn chẳng biết)
-Câu hỏi tu từ (đèn biết chăng – đèn có biết)
è Với những biện pháp nghệ thuật này càng làm tâm trạng người chinh phụ thêm day dứt, khắc khoải hơn.
-Điệp từ “biết”+ việc luyến láy âm “iết”
èLàm câu thơ vang lên âm điệu da diết, hay cũng chính là âm vang của cõi lòng căng thẳng đợi chờ trong vô vọng.
-Hình ảnh so sánh”hoa đèn – bóng người”:
èLàm nổi bật nổi cô độc,thương tâm.
Tiểu kết:
Rõ ràng, người chinh phụ trong đoạn trích hầu như đã mất hết sức sống, số phận con người tựa như tàn đèn cháy kết đỏ lại đầu sợi bấc.Con người bây giờ chỉ còn là “bóng người” trống trải, vừa đối xứng, vừa tương đồng và là hiện thân của kiếp hoa đèn tàn lụi.
b. 8 câu thơ tiếp:
v Yếu tố ngoại cảnh:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
-Tiếng gà gáy eo óc
-Bóng cây hòe ủ rủ trong đêm.
àTả cảnh ngụ tình.
è Có thể thấy, cảnh vật và sự sống bên ngoài đều nhuốm vẻ tang thương, vô cảm, bất định không dễ nắm bắt.
N Làm tăng sự vắng vẻ,cô đơn,hoang vắng đáng sợ.
v Cảm nhận về thời gian: đầy ắp tâm trạng
-“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”
"”đằng đẵng”ànỗi buồn kéo dài
"”dằng dặc”ànỗi buồn đau nặng trĩu
èNhấn mạnh mối sầu trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian.
“Đằng đẵng”,“dằng dặc” tạo âm hưởng buồn thương, ngân nga như tiếng thở dài của người thiếu phụ đăm đắm chờ chồng.
So sánh: 1 giờ = 1năm
Mối sầu = biển lớn mênh mông
ÆNỗi buồn kéo dài theo thời gian và bao trùm lên cả không gian mênh mông như biển cả.
- Động từ “Gượng”à Sự miễn cưỡng, chán chường. + Gượng đốt hương " miễn cưỡng tìm sự thanh thản nhưng lòng dạ lại mê man,không tập trung.
+ Gượng soi gương " “gượng” soi gương mà nước mắt nhòe mi.
ÊNổi buồn khổ của chinh phụ tới cực điểm.
+ Gượng gảy đàn " gợi khát khao hạnh phúc.
" sợ điềm gở (theo quan niệm của người xưa “dây uyên kinh đứt”, “phím loan chùng” báo hiệu sự không may mắn)
è Những hành động gượng gạo không giúp chinh phụ tìm được sự giải tỏa, sẻ chia nổi lòng nên nỗi cô đơn, sầu nhớ càng thêm chồng chất.
v Tiểu kết:
] Tâm trạng của người chinh phụ ở 16 câu đầu: cô dơn lẻ loi, rối bời, nhung nhớ đến ngẩn ngơ, buồn sầu triền miên đến mê sảng.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng trong 16 câu đầu:
+ Miêu tả cử chỉ, hành động lặp đi lặp lại.
+ Các biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ vòng tròn (rèm, đèn), câu hỏi tu từ, so sánh phóng đại.
+ Kết hợp nhuần nhuyễn độc thoại nội tâm (Dạo hiên... thôi) với giọng kể, lời nhận xét đồng cảm của tác giả- người kể chuyện.
+ Tả cảnh ngụ tình: dùng thiên nhiên, sự vật (tiếng gà, cây hòe, thời gian) để diễn tả tâm trạng.
2. Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ.
- Không gian được mở rộng:
“ Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
+ Non Yên " ước lệ chỉ miền núi non biên ải xa xôi.
+ Hình ảnh đường lên trời xa vời.
à Hình ảnh ước lệ gợi lên sự xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ.
è Nổi nhớ trong lòng người chinh phụ đã tràn ra cả không gian và thời gian rộng lớn.
- Trong hình ảnh khoa trương:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Có:
+ Thời gian thương nhớ ”đằng đẵng”
+ Không gian chia li rộng lớn mà chỉ kích thước của vũ trụ “ đường lên bằng trời” mới sánh kịp.
è Một nỗi nhớ thương triền miên ,được cụ thể hóa trong độ dài của thời gian, độ rộng của không gian ( đường lên bằng trời).
- “Thăm thẳm” gợi:
+ Độ dài của thời gian.
+ Độ rộng của không gian.
+ Độ sâu của nỗi nhớ.
è Không gian vô tận và nỗi nhớ vô cùng.
- “Đau đáu” à thèm khát >< vô vọng.
ÆTình và cảnh thẩm thấu lẫn nhau èNỗi lòng thương nhớ nặng nề.
- Câu thơ là một hiện thực cụ thể của một nỗi lòng, nỗi lòng đã hoàn toàn phơi ra ngoài cảnh vật.
- Hình ảnh:
+ “Cành cây sương đượm”à gợi sự buốt giá trong tâm hồn người.
+ “Tiếng trùng mưa phun”à ảo nảo
è Khao khát sự đồng cảm nhưng vô vọng, sầu nhớ thèm da diết.
è Khi “tiếng trùng mưa phun“ rung lên ta không còn nghe tiếng của” lòng này” nữa mà là tâm trạng của người chinh phụ đã lẫn khuất trong hình ảnh, âm điệu của tự nhiên, âm thanh của tiếng trùng hay cũng chính là âm thanh của một cõi lòng tan nát.
Tiểu kết:
] Tâm trạng: khát khao sự đồng cảm của chinh phu nơi biên ải nhưng vô vọng, sầu nhớ da diết, triền miên.
III. Tổng kết:
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích:
+ Đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
+ Gián tiếp lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
" Giá trị nhân văn và nhân đạo sâu sắc.
E. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu hs:- Học thuộc đoạn trích.
- Xem trước bài: “Lập dàn ý cho bài văn nghị luận”.
File đính kèm:
- tinh canh le loi cua nguoi chinh phu.doc