Giáo án Hình học 10 Tiết 1 Các định nghĩa

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1/ Về kiến thức : Hiểu biết vận dụng khái niệm vectơ; vectơ cùng phương, cùng hướng; độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau và vectơ không trong bài tập.

 2/Về kỹ năng : Biết xác định điểm gốc (điểm đầu), điểm ngọn (điểm cuối) của vectơ; giá, phương, hướng của vectơ, độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau, vectơ không. Biết cách dựng vectơ với điểm A và vectơ cho trước.

 3/ Về tư duy : Rèn luyện năng lực tìm tòi, phát hiện giải quyết vấn đề qua đó bồi dưỡng tư duy lôgic

II/CHUẨN BỊ BÀI DẠY :

 1/ Chuẩn bị của học sinh : Các đại lượng đặc trưng cho lực, vận tốc,chuẩn bị bài các định nghĩa

 2/ Chuẩn bị của giáo viên : Các kiến thức có liên quan bên vật lý mà HS đã tiếp cận. Bảng phụ 1 vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng tạo thành tam giác, bảng phụ 2 vẽ hình 1.4 trang7 SGK, bảng phụ 3 vẽ lục giác đều ABCDEF .

III/ KIỂM TRA BÀI CŨ : ( Không )

IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 10 Tiết 1 Các định nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : VECTƠ § 1 CÁC ĐỊNH NGHĨA Tiết 1 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1/ Về kiến thức : Hiểu biết vận dụng khái niệm vectơ; vectơ cùng phương, cùng hướng; độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau và vectơ không trong bài tập. 2/Về kỹ năng : Biết xác định điểm gốc (điểm đầu), điểm ngọn (điểm cuối) của vectơ; giá, phương, hướng của vectơ, độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau, vectơ không. Biết cách dựng vectơ với điểm A và vectơ cho trước. 3/ Về tư duy : Rèn luyện năng lực tìm tòi, phát hiện giải quyết vấn đề qua đó bồi dưỡng tư duy lôgic II/CHUẨN BỊ BÀI DẠY : 1/ Chuẩn bị của học sinh : Các đại lượng đặc trưng cho lực, vận tốc,chuẩn bị bài các định nghĩa 2/ Chuẩn bị của giáo viên : Các kiến thức có liên quan bên vật lý mà HS đã tiếp cận. Bảng phụ 1 vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng tạo thành tam giác, bảng phụ 2 vẽ hình 1.4 trang7 SGK, bảng phụ 3 vẽ lục giác đều ABCDEF . III/ KIỂM TRA BÀI CŨ : ( Không ) IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung Giới thiệu bài : Ở lớp 9 các em đã được học các đại lượng đặc trưng cho lực, vận tốc là các đại lượng có hướng. Vậy các em hiểu thế nào về các đại lượng có hướng đó. Để làm rõ điều đó, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài các định nghĩa § Hình thành khái niệm véctơ -Cho HS quan sát hình 1.1 SGKvà cho biết các mũi tên trong hình nói lên điều gì ? -Vẽ hai điểm A và B trên bảng, đọc câu hỏi yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời. -Ta thấy với 2 điểm cho trước có hai hướng khác nhau tùy thuộc vào việc chọn điểm nào là điểm đầu, điểm nào là điểm cuối. Chính xác hóa khái niệm vectơ. -Yêu cầu HS ghi nhớ định nghĩa, tên gọi, kí hiệu của vectơ. Sau đó giới thiệu giá của vectơ. -Củng cố kiến thức thông qua ví dụ, cho HS thảo luận và trả lời theo nhóm sau đó gọi 2 nhóm trưởng lên bảng ghi kết quả. -Giáo viên nhận xét lời giải. -Giúp HS hiểu về kí hiệu vectơ và vectơ . -GV liên hệ kiến thức vectơ với các môn học khác. - Quan sát hình vẽ SGK + HS : Các mũi tên chỉ chiều chuyển động của ô tô, máy bay -Theo dõi và hiểu nhiệm vụ. -Phát hiện vấn đề mới, phát biểu điều cảm nhận được. -Học sinh ghi định nghĩa vào vở. - Học sinh ghi nhớ. -HS hoạt động theo nhóm. -HS bước đầu vận dụng kiến thức thông qua ví dụ. -Phân biệt được vectơ và vectơ -Một người đi từ điểm A đến điểm B, một người khác đi ngược lại. Vẽ sơ đồ biểu thị chuyển động của mỗi người. I/ Vectơ : a/ Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. Kí hiệu : … hoặc … -Giá của vectơ là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ. -Ví dụ : Cho ba điểm A, B, C phân biệt không thẳng hàng. Hãy nêu các vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các điểm trên. Chú ý: Vectơ có điểm đầu là A, điểm cuối là B. Còn vectơ không chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối. §Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 2 sgk tr5 nhằm hình thành khái niệm hai vectơ cùng phương, hai vectơ cùng hướng : -Cho HS quan sát h1.3 SGK rồi nhận xét về vị trí tương đối, về giá của các cặp vectơ đó. -Yêu cầu HS phát hiện các vectơ có giá song song hoặc trùng. Suy ra khái niệm hai vectơ cùng phương. +GV yêu cầu HS chỉ ra các cặp vectơ cùng phương ở hình 1.3 + Từ các cặp vectơ cùng phương chỉ ra cặp vectơ nào cùng chiều + Từ đó GV giới thiệu hai vectơ cùng hướng, ngược hướng. +GV đưa ra nhận xét yêu cầu HS chứng minh GV hướng dẫn : Nếu 2 vectơ cùng phương thì ta có điều gì ?Vậy trường hợp giá của 2 vectơ đó song song có xảy ra không ? *Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 3 sgk tr6 để củng cố kiến thức về 2 vectơ cùng phương, 2 vectơ cùng hướng +Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình +Gọi 1 HS nhận xét -Xem hình và trả lời câu hỏi của giáo viên. -Phát hiện được các vectơ có giá song song hoặc trùng -Phát hiện tri thức mới. -HS chỉ ra các cặp vecơ cùng phương cùng phương cùng phương -Ghi nhận kiến thức mới về 2 vectơ cùng hướng. -Các nhóm thảo luận cử đại diện lên bảng +HS : giá của chúng song song hoặc trùng +HS trả lời : Không +HS thực hiện theo chỉ định của GV + HS lên bảng vẽ hình trong 2 trường hợp : A nằm ngoài B, C và A nằm giữa B, C Nhận xét : (điều khẳng định đó là sai ) II. Vectơ cùng phương, vectơ cùng hướng. Định Nghĩa: Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau. -Hai vectơ cùng hướng: SGK Nhận xét : Ba điểm phân biệt A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ và cùng phương V/ CỦNG CỐ + Lần lượt gọi HS nhắc lại các nội dung cơ bản đã được học trong bài. + Nhận biết được : Định nghĩa vectơ; vectơ cùng phương, cùng hướng CÁC ĐỊNH NGHĨA Tiết 2 Bài cũ Nêu định nhgiã vectơ, phương hướng của vectơ. Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung §Dựa vào hình bình hành để xây dựng hai vectơ bằng nhau _ Khái niệm độ dài vectơ : Với hai điểm A, B cho trước xác định mấy đoạn thẳng, xác định mấy vectơ ?Ta tính được độ dài đoạn thẳng AB không Giới thiệu về độ dài vectơ và vectơ đơn vị. +Chú ý cho HS để không mắc sai lầm về cách đọc độ dài của vectơ và giá trị tuyệt đối của 1 số _Cho hình bình hành ABCD. Nhận xét về phương, hướng, độ dài của các cặp vectơ a/ và b/ và +GV khẳng định và là 2 vectơ bằng nhau, kí hiệu =. Từ đó GV yêu cầu HS định nghĩa 2 vectơ bằng nhau _ Cho trước vectơ và điểm O, có hay không điểm A thỏa : *Hướng dẫn Hs thực hiện hoạt động 4 sgk tr6 để củng cố kiến thức về 2 véctơ bằng nhau +Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ( có thể HS không biết vẽ hình GV hướng dẫn) +1 HS khác tìm các vectơ bằng Các HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần - Nghe, hiểu nhiệm vụ. + HS : 1 đoạn thẳng AB, 2 vectơ + HS : được -HS thảo luận, phát hiện và kiến thức mới -Nghe, hiểu nhiệm vụ. - HS thảo luận, phát hiện và kiến thức mới. + và cùng hướng, cùng độ dài + và ngược hướng cùng độ dài +HS định nghĩa 2 vectơ bằng nhau -Tồn tại duy nhất điểm A thỏa bài toán. +HS xem hoạt động 4 trong sách và lên theo chỉ định của Gv +1 HS lên bảng vẽ hình + 1 HS khác lên tìm cácvéctơ bằng III/ Hai vectơ bằng nhau : -Khái niệm : Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó. +Độ dài kí hiệu là + Vectơ có độ dài bằng 1 gọi là vectơ đơn vị Hai vectơ bằng nhau là hai vectơ cùng hướng và có cùng độ dài. Kí hiệu : = Nhận xét: Cho trước vectơ và điểm O ta luôn tìm được điểm A duy nhất sao cho : §Hình thành vectơ- không. -Với hai điểm A và B xác định mấy đoạn thẳng và mấy vectơ ? -Giới thiệu vectơ có điểm đầu trùng với điểm cuối là vectơ không. +GV yêu cầu HS cho vd về các vectơ không và rút ra nhận xét gì ? Củng cố : +Yêu cầu học sinh phát biểu lại về vectơ không. +Treo bảng phụ vẽ các điểm A, B, C không thẳng hàng, cho học sinh hoạt động theo nhóm, theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết. -Yêu cầu đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả. -Yêu cầu đại diện của nhóm khác nhận xét kết quả - Sửa chữa sai lầm. -Chính xác hóa kết quả. -Tri giác vấn đề. - Xét vectơ có điểm đầu trùng với điểm cuối HS trả lời : + Các vectơ không điều bằng nhau + Vectơ không cùng hướng với mọi vectơ và có độ dài bằng không + Đứng tại chỗ phát biểu. + HS thảo luận để tìm kết quả bài toán. -Đại diện nhóm lên trình bày kết quả, đại diện nhóm khác nhận xét kết quả của bạn. -Phát hiện sai lầm và sửa chữa sai lầm. IV/ Vectơ – không : - Khái niệm : Vectơ đặc biệt mà điểm đầu và điểm cuối đều là A, kí hiệu gọi là vectơ không. +Ký hiệu vectơ không là -VD : Cho ba điểm phân biệt A, B, C không thẳng hàng. Có bao nhiêu vectơ có điểm đầu và điểm cuối lấy trong các điểm này ? - Các vectơ có điểm đầu và điểm cuối lấy trong các điểm trên : , . V/ CỦNG CỐ : 1/ Lần lượt gọi HS nhắc lại các nội dung cơ bản đã được học trong bài. 2/ Qua bài học các em phải : + Nhận biết được : Định nghĩa vectơ; vectơ cùng phương, cùng hướng; độ dài của vectơ; vectơ bằng nhau; vectơ không. + Biết xác định điểm đầu, điểm cuối của vectơ; giá, phương, hướng của vectơ; độ dài của vectơ, vectơ bằng nhau; vectơ không. + Biết cách dựng điểm M sao cho= với điểm A và cho trước. 3/ Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng, mệnh đề nào sai ? Vectơ là một đoạn thẳng. Vectơ không ngược hướng với một vectơ bất kỳ. Hai vectơ bằng nhau thì cùng phương. Có vô số vectơ bằng nhau. Cho trước vectơ và điểm O, có vô số điểm A thỏa = . 4/ Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1, 2, 3, 4 SGK ).

File đính kèm:

  • docbai 1 tiet 1 +2.doc