A. MỤC TIÊU:
- Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS.
- Kĩ năng : + Rèn kĩ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ gt đầu bài trên hình.
+Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Thước thẳng , bảng phụ, com pa.
- HS : Thước thẳng, com pa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Tổ chức:8A
8B
8C .
2. Kiểm tra:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2009- 2010 Tiết 7 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng:23/09/2009
Tiết 7: luyện tập
A. mục tiêu:
- Kiến thức : Khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang cho HS.
- Kĩ năng : + Rèn kĩ năng vẽ hình rõ, chuẩn xác, kí hiệu đủ gt đầu bài trên hình.
+Rèn kĩ năng tính, so sánh độ dài đoạn thẳng, kĩ năng chứng minh.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Thước thẳng , bảng phụ, com pa.
- HS : Thước thẳng, com pa.
C. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức:8A…………………………………………………………………
8B…………………………………………………………………
8C………………………………………………………………..
2. Kiểm tra:
- So sánh đường trung bình của tam giác và đường trung bình của hình thang về định nghĩa, tính chất.
Vẽ hình minh hoạ.
3.Bài mới:
Bài 1: Cho hình vẽ:
a) Tứ giác BMNI là hình gì ?
b) Nếu  = 580 thì các góc của tứ giác BMNI bằng bao nhiêu ?
- Quan sát kĩ hình vẽ rồi cho biết GT của bài toán.
- Tứ giác BMNI là hình gì ? Chứng minh ?
- Còn cách nào chứng minh BMNI là hình thang cân nữa không ?
- Hãy tính các góc của tứ giác BMNI nếu  = 580.
Bài 1
GT: - D ABC (= 900).
- Phân giác AD của góc A.
- M, N , I lần lượt là trung điểm của AD ; AC ; DC.
a) + Tứ giác BMNI là hình thang cân vì:
+ Theo hình vẽ ta có:
MN là đường trung bình của tam giác ADC ị MN // DC hay MN // BI (vì B, I, D, C thẳng hàng).
ị BMNI là hình thang .
+ DABC (= 900) ; BN là trung tuyến ị BN = (1).
DADC có MI là đường trung bình (vì AM = MD ; DI = IC) ị MI = (2).
(1) (2) có BN = MI (= ).
ị BMNI là hình thang cân. (hình thang có 2 đường chéo bằng nhau).
b) DABD (= 900) có = = 290.
ị = 900 - 290 = 610.
ị = 610 (vì DBMD cân tại M).
Do đó = = 610 (theo đ/n ht cân).
ị = = 1800 - 610 = 1190.
Bài 27 .
GT
tứ giác ABCD; E; F; K thứ tự là tr điểm của AD; BC;AC.
KL
a) So sánh độ dài EK và CD
KF và AB.
b) C/m EF
Yêu cầu HS suy nghĩ, gọi HS trả lời miệng câu a.
b) GV gợi ý HS xét 2 trường hợp
- E, K, F không thẳng hàng.
- E , K , F thẳng hàng.
Bài 27.
- Một HS đọc đề bài.
- 1 HS vẽ hình và viết GT, KL.
- Cả lớp viết GT, KL và vẽ hình vào vở.
Giải:
a) Theo đề bài ta có:
E ; F ; K lần lượt là trung điểm của AD ; BC ; AC.
ị EK là đường trung bình của DADC
ị EK = .
ị KF là đường trung bình của DACB ị KF = .
b) Nếu E , K , F không thẳng hàng, DEKF có EF < EK + KF (bđt D).
ị EF <
EF < (1).
Nếu E , F , K thẳng hàng thì:
EF = EK + KF.
EF = = (2).
Từ (1) và (2) ta có:
EF .
Củng cố
- GV đưa bảng phụ:
Các câu sau đúng hay sai ?
1) Đường thẳng đi qua trung điểm 1 cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
2) Đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh bên của hình thang thì song song với hai đáy.
3) Không thể có hình thang mà đường trung bình bằng độ dài một đáy.
1) Đúng.
2) Đúng.
3) Sai.
hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Ôn lại định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác, của hình thang. Ôn lại các bài toán dựng hình đã biết. .
- Làm bài tập 37 , 38 , 41 .
____________________________________
Giảng:26/09/2009
Tiết 8 Đ5. dựng hình bằng thước và com pa
Dựng hình thang
A. mục tiêu:
- Kiến thức : HS biết dùng thước và com pa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày 2 phần: Cách dựng và chứng minh.
- Kĩ năng : HS biết sử dụng thước và com pa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ. Rèn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
B. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thước chia khoảng, com pa, thước đo góc.
- HS: Dụng cụ học tập
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức:8A……………………………………………………………….
8B……………………………………………………………….
8C………………………………………………………………
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà và việc chuẩn bị bài mới của HS.
3.Bài mới:
Hoạt động của gV
Hoạt động của hs
- GV: ĐVĐ vào bài: Các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng 2 dụng cụ là thước và com pa gọi là các bài tập dựng hình.
- Thước thẳng có tác dụng gì ?
- Com pa có tác dụng gì ?
1. Bài toán dựng hình
- HS nêu tác dụng của thước thẳng và com pa.
- Với thước và com pa ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình nào ?
- GV hướng dẫn HS ôn lại cách dựng hình: Hình 46,47-SGK tr81,82 (BP)
+ Một góc bằng một góc cho trước.
+ Dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước.
+ Dựng đường trung trực của một đoạn thẳng.
+ Dựng một đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho.
- Ta được phép sử dụng các bài toán dựng hình trên để giải các bài toán dựng hình khác. Cụ thể là bài toán dựng hình thang.
2. Các bài toán dựng hình đã biết
- HS nêu các bài toán dựng hình đã biết.
- HS dựng hình theo hướng dẫn của GV.
- Xét VD Tr82.
- Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- GV hướng dẫn HS:
a) Phân tích:
- Quan sát hình cho biết tam giác nào dựng được ngay ? Vì sao ?
- GV nối AC hỏi tiếp: Sau khi dựng xong DACD thì đỉnh B được xác định như thế nào ?
b) Cách dựng:
- GV dựng theo từng bước, yêu cầu HS dựng vào vở.
+ Tứ giác ABCD dựng trên có thoả mãn tất cả điều kiện đề bài yêu cầu không ? Đó là bước chứng minh.
c) Chứng minh (SGK).
d) Biện luận:
- Có thể dựng được bao nhiêu hình thang thoả mãn các điều kiện của đầu bài ? Giải thích.
- GV chốt lại: 1 bài toán dựng hình gồm đầy đủ có 4 bước:
Phân tích, cách dựng, chứng minh, biện luận. Nhưng chương quy định phải có 2 bước vào bài là:
1. Cách dựng:
Nêu thứ tự từng bước dựng hình đồng thời thể hiện các nét dựng trên hình vẽ.
2. Chứng minh: Bằng lập luận chứng tỏ rằng với cách dựng trên, hình đã dựng thoả mãn các điều kiện của đề bài.
- Bước phân tích làm ở nháp.
3. Dựng hình thang
- HS:
Dựng hình thang ABCD biết đáy AB = 3 cm và CD = 4 cm , cạnh bên AD = 5 cm ; = 700.
HS quan sát và trả lời
- DACD dựng được ngay vì biết hai cạnh và góc xen giữa.
- Đỉnh B phải nằm trên đt qua A song song với DC ; B cách A một khoảng3 cm, nên B phải nằm trên đường tròn tâm A, bán kính 3 cm.
- HS dựng hình vào vở và ghi các bước dựng như hướng dẫn của GV.
- Dựng DACD có:
= 700 ; CD = 4 cm ; AD = 2 cm.
= Dựng Ax // DC (tia Ax cùng phía với C đối với AD).
- Dựng B thuộc Ax sao cho AB =3cm. Nối BC.
- Ta chỉ dựng được 1 hình thang thoả mãn các điều kiện của đề bài. Vì DADC dựng được duy nhất.
4. Củng cố
Bài 31 .
- Giả sử h thang ABCD có AB // CD ; AB = AD = 2 cm , AC = DC = 4 cm đã dựng được, cho biết tam giác nào dựng được ngay ? Vì sao ?
- Đỉnh B được xác định như thế nào ?
- Về nhà làm cách dựng và chứng minh.
Bài 31 .
- DADC dựng được ngay vì biết 3 cạnh.
- Đỉnh B phải nằm trên tia Ax // DC và B cách A là 2 cm (B cùng phía C đối với AD).
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại các bài toán dựng hình cơ bản.
- Nắm vững yêu cầu các bước của 1 bài toán dựng hình . Trong bài làm chỉ yêu cầu trình bày bước cách dựng và chứng minh.
- Làm bài tập: 29 , 30 , 31 , 32 .
File đính kèm:
- hinh8t7,8.doc