Giáo án Hình học 8 Tiết 26 Đa giác, đa giác đều

A. Mục tiêu :

 - HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều.

 - HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác.

 - Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều.

 - Qua việc quan sát hình vẽ, học sinh biết qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.

B. Chuẩn bị :

 - GV : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ( vẽ các hình 112 – 117, 120 - SGK ).

 - HS : Thước thẳng, thước đo góc, xem trước bài.

C. Tiến trình bài dạy :

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 26 Đa giác, đa giác đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13, tiết : 26 Ngày soạn :_________ Chương II : ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC §1. ĐA GIÁC. ĐA GIÁC ĐỀU A. Mục tiêu : - HS nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. - HS biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác. - Vẽ được và nhận biết một số đa giác lồi, một số đa giác đều. - Qua việc quan sát hình vẽ, học sinh biết qui nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác. B. Chuẩn bị : - GV : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ ( vẽ các hình 112 – 117, 120 - SGK ). - HS : Thước thẳng, thước đo góc, xem trước bài. C. Tiến trình bài dạy : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm đa giác lồi - Tứ giác là gì ? - Tứ giác lồi là gì ? - GV giới thiệu các đa giác ( dùng bảng phụ). - Đa giác là gì ? - Cho HS làm ?1. - Các hình 115, 116, 117 được gọi là các đa giác lồi. Vậy thế nào là đa giác lồi ? - Cho HS làm ?2. - GV giới thiệu phần “ chú ý” - Cho HS làm ?3. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. - 1 HS trả lời. ?1. HS trả lời tại chỗ. - 1 HS trả lời. ?2. HS trả lời tại chỗ. ?3.Từng HS lần lượt trả lời. §1. ĐA GIÁC. ĐA GIÁC ĐỀU 1. Khái niệm về đa giác : ?1. Năm đoạn thẳng AB, BC, CD, DE, EA không phải là đa giác, vì hai đoạn AE và ED cùng nằm trên 1 đoạn thẳng. Định nghĩa đa giác lồi : ( SGK ) ?2. Các hình 112, 113, 114 không phải đa giác lồi, vì các cạnh của đa giác không cùng nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. Chú ý : ( SGK ) Đa giác có n đỉnh ( n ³ 3 ) được gọi là hình n – giác hay hình n cạnh. Hoạt động 2 : Xây dựng khái niệm đa giác đều. - GV đưa bảng phụ(hình 120-SGK). Có nhận xét gì về các đa giác ở hình trên. - Những hình như vậy gọi là đa giác đều. Vậy thế nào là đa giác đều ? - Cho HS làm ?4. - Các đa giác có các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau. - 1 HS trả lời. ?4. 4 HS lên bảng. 2. Đa giác đều : Định nghĩa : Đa giác đều là đa giác có tất cả các cạnh bằng nhau và tất cả các góc bằng nhau. ?4.- Tam giác đều có 3 trục đối xứng. - Hình vuông có 4 trục đối xứng. - Ngũ giác đều có 5 trục đối xứng. - Lục giác đều có 6 trục đối xứng. Hoạt động 3 : Củng cố - Khi nào một đa giác được gọi là đa giác lồi ? - Đa giác mà các cạnh chỉ cắt nhau ở đỉnh được gọi là đa giác đơn. + Hình 112-SGK là đa giác không đơn. + Hình 113-SGK là đa giác đơn nhưng không lồi. + Hình 115, 116, 117-SGK là các đa giác lồi. - Hình thoi có phải đa giác đều không ? Vì sao ? - Hình chữ nhật có phải đa giác đều không ? Vì sao ? - Cho HS làm bài tập 4-SGK : - Qua bài tập trên, hãy phát biểu định lí về tổng số đo các góc của một đa giác. - Đa giác lồi là đa giác thoả mãn hai điều kiện : + các cạnh chỉ cắt nhau tại các đỉnh. + đa giác luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. - Hình thoi không phải đa giác đều, vì các góc có thể không bằng nhau. - Hình chữ nhật không phải đa giác đều, vì các cạnh có thể không bằng nhau. Bài tập 4-SGK : - HS điền thẳng vào SGK. - Tổng số đo các góc của một đa giác n cạnh ( n ³ 3 ) bằng ( n – 2 ).1800. Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà - HS học thuộc các định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều. Nắm được công thức tính số đo các góc của một đa giác. - Làm các bài tập 1, 2, 3, 5 – SGK. - Xem trước bài 2. Ngày … tháng 11 năm 2008 Tổ trưởng Trương Thị Dung

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc