Giáo án Hình học lớp 6 tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB

Tiết 9: KHI NÀO THÌ AM + MB = AB

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại.

2. Kỹ năng

- Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản.

- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.

- Rèn kỹ năng đo độ dài của đoạn thẳng.

3. Thái độ, tình cảm

- Hợp tác, chính xác Cẩn thận, chính xác khi đo các đoạn thẳng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 6 tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2010 Ngày giảng: 23/10/2010 Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại. 2. Kỹ năng - Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A và B để giải các bài toán đơn giản. - Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - Rèn kỹ năng đo độ dài của đoạn thẳng. 3. Thái độ, tình cảm - Hợp tác, chính xác Cẩn thận, chính xác khi đo các đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học - GV: Thước thẳng, thước gấp, thước cuộn, thước chữ A. - HS: Thước thẳng III. Phương pháp - Thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm. IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức: Lớp 6A ( / 35); Vắng: . Lớp 6B ( / 34); Vắng: . 2. Khởi động (5phút) - Đồ dùng dạy học: Thước thẳng có chia khoảng - Cách tiến hành: Hoạt động của gV Hoạt động của HS Ghi bảng Cho ABC Đo các đoạn thẳng: AB; AC; BC - HS lên bảng thực hiện 3. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động 1: (18 phút) Khi nào điểm M nằmgiữa hai điểm A và B - Mục tiêu: HS biết khi điểm M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB - Đồ dùng dạy học: Thước thẳng - Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Yêu cầu HS đọc ?1 ? Xác định yêu cầu ?1 - Yêu cầu HS đo đoạn thẳng AM; MB; AB. ? So sánh AM + MB và AB. ? Qua ?1 có nhận xét gì về điểm M ? Nếu điểm K nằm giữa hai điểm M và N ta có đẳng thức nào - GV đưa ra bài tập ? Bài tập cho biết gì và yêu cầu gì. M nằm giữa A và B ta suy ra đẳng thức nào. ? Tính MB ta làm như thế nào. - Yêu cầu HS làm bài 46 - Yêu cầu HS đọc đề bài ? Bài tập cho biết gì và yêu cầu gì. ? Tính IK ta làm thế nào. - Gọi 1 HS lên bảng làm. ? Cho ba điểm thẳng hàng thì ta chỉ cần đo mấy đoạn thẳng thì biết độ dài của 3 đoạn thẳng - HS đọc ?1 Đo độ dài Am; MB; AB và so sánh AM + MB và AB. - HS tiến hành đo: + AM = 2cm + MB = 3cm + AB = 5cm => AM + MB = AB + Nếu M nằm giữa A và B thì AM + MB = AB + Nếu K nằm giữa M và N thì: MK + KN = MN - Bài tập cho biết M bằm giữa A và B. AM = 4cm; AB = 10cm Tính MB + Khi AM + MB = AB + MB = AB - AM - HS làm bài 46 + N IK; IN = 3cm; NK = 6cm. Tính AK + Vì N nằm giữa I và K nên IN + NK = IK. + Chỉ cần đo hai đoạn thẳng. 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?1 H.48a AM = 2 MB = 3 AB = 5 => AM + MB = 2 + 3 = 5 = AB H.48b AM = 1.5 MB = 3.5 AB = 5 => AM + MB = 1.5 + 3.5 = 5 = AB Bài tập: Cho M nằm giữa A và B biết AM= 4cm; AB =10cm. Tính MB = ? Giải Vì M nằm giữa A và B nên ta có: AM + MB = AB 4 + MB = 10 MB = 10 - 4 = 6 cm Bài 46/21 Vì N nằm giữa I và K nên IN + NK = IK IK = 3 + 6 = 9cm Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất - Mục tiêu: Nhận dạng và biết cách sử dụng được một số dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. - Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, thước gấp, thước cuộn, thước chữ A. - Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Gọi 1 HS đọc phần 2 ? Muốn đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất ta làm thế nào ? Khi khoảng cách giữa hai điểm nhỏ hơn độ dài của thước ta đo khoảng cách giữa hai điểm đó như thế nào. ? Nếu khoảng cách giữa hai điểm lớn hơn độ dài của thước ta làm như thế nào. - HS đọc phần 2 + Gióng thước đi qua hai điểm và dùng thước cuộn để đo. + Giữa cố định một đầu của thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ 2. + Ta gióng một đường thẳng đi qua hai điểm và dùng thước đo nhiều lần. 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (SGK) Hoạt động 3: (10 phút) Củng cố - Mục tiêu: Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. - Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ. - Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - Yêu cầu HS làm bài 50 - Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời - Yêu cầu HS làm bài 51 - Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình - HS làm bài 50 - 1HS đứng tại chỗ trả lời - HS làm bài 51 - 1 HS lên bảng vẽ hình 3. Luyện tập Bài 50/121 Điểm V nằm giữa hai điểm T và A Bà 51/121 Điểm A nằm giữa T và V VI. Tổng kết: (1 phút) - Học bài và trả lời câu hỏi: Khi nào thì AM + MB = AB V. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) - Làm bài tập: 48; 49; 52 (SGK - 121) HD: AN bằng tổng hai đoạn thẳng nào BM bẳng tổng hai đoạn thẳng nào So sánh AN và BM - Chuẩn bị giờ sau Luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc
Giáo án liên quan