Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 23: Luyện tập

A. MỤC TIÊU:

- Ôn tập củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi , hình vuông (chủ yếu về hình thoi và hình vuông)

- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích bài toán, cách lập luận trong chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán.

- HS nắm được mối liên hệ giữa các hình, vận dụng được chúng khi giải bài tập

B. CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi nội dung bài 83/SGK-T109, phấn màu.

 HS: Thước thẳng, ôn lại các các kiến thức về hình vuông

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ

 - Dạy học trực quan

 - Phương pháp vấn đáp, gợi mở

 - Phương pháp nghiên cứu tình huống

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 8 (chuẩn) - Tiết 23: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 11/ 2007 Ngày giảng: / 11/ 2007 Tiết 23: Luyện tập A. Mục tiêu: - Ôn tập củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi , hình vuông (chủ yếu về hình thoi và hình vuông) - Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích bài toán, cách lập luận trong chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán. - HS nắm được mối liên hệ giữa các hình, vận dụng được chúng khi giải bài tập B. Chuẩn bị: GV: Thước thẳng, bảng phụ ghi nội dung bài 83/SGK-T109, phấn màu. HS: Thước thẳng, ôn lại các các kiến thức về hình vuông C. Phương pháp giảng dạy - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ - Dạy học trực quan - Phương pháp vấn đáp, gợi mở - Phương pháp nghiên cứu tình huống D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 8A 8B 8C II. Kiểm tra bài cũ: HS: Phát biểu định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình vuông. III. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng - Đưa đề bài lên bảng phụ - Gọi HS trả lời các câu hỏi - Yêu cầu HS vẽ hình mô tả trong các trường hợp sai - Yêu cầu HS đọc đề bài tập 84/SGK - Bài toán yêu cầu gì? - Tứ giác AEDF là hình gì? Vì sao? - Cho HS lên bảng trình bày lời giải phần a. - Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình thoi? - Nếu ABC vuông tại A thì AEDF là hình gì? - Khi đó điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì AEDF là hình vuông? - Đưa ra bài tập 85/SGK. - Yêu cầu một HS lên bảng vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận. - Gọi HS nhận xét về hình vẽ và cách ghi GT, KL của bạn. - Theo em tứ giác AEFD là hình gì? Vì sao? - Em nào có cách chứng minh khác? - Hãy chứng minh DEBF là hình bình hành? - Từ đó ta suy ra được điều gì? - Tương tự hãy chứng minh AF//EC? - Theo phần a ta có gì? - Tứ giác EMFN là hình gì? vì sao? - Đọc đề và nghiên cứu giải bài tập - Thảo luận nhóm, giải bài tập - Lên bảng vẽ hình trong các trường hợp sai - Đọc đề bài, vẽ hình. - Ghi giả thiết, kết luận của bài toán - AEDF là hình bình hành vì có hai cặp cạnh đối song song. - Trình bày lời giải và nhận xét bài làm của bạn. - Khi mà AD là tia phân giác của góc A thì AEDF là hình thoi - AEDF là hình chữ nhật vì là hình bình hành có một góc vuông - Khi D là giao điểm của tia phân giác của góc A và BC - Đọc đề, vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận: GT ABCD là HCN có: AB=2AD, AE=EB DF=FC, AFBF=M CEBF=N KL a) AEFD là hình gì? Vì sao? b) EMFN là hình gì? Vì sao? - Tứ giác AEFD là hình vuông - Nêu cách chứng minh khác - Có EB//DF, EB=DF DEBF là hình bình hành - Ta có DE//BF - Chứng minh được AF//EC - AEFD là hình vuông nên ME=MF, MEMF - Hình bình hành EMFN có =900 nên là hình chữ nhật, lại có ME = MF nên là hình vuông. Bài 83/SGK-T109 Sai Đúng Đúng Sai Đúng Bài 84/SGK-T109 a) Xét tứ giác AEDF có: AE // DF (gt) AF // DE (gt) AEDF là hình bình hành b) Khi D thuộc tia phân giác của góc A thì AEDF là hình thoi c) Hình bình hành AEDF có AEDF là hình chữ nhật - Khi D là giao điểm của tia phân giác của góc A và BC thì AEDF là hình vuông. Bài 85/SGK-T109 a) Tứ giác AEFD là hình vuông Giải thích: AE//DF, AE=DF nên AEFD là hình bình hành. Có =900 nên AEFD là hình chữ nhật. Hình chữ nhật AEFD có AE=AD nên là hình vuông. b) ENFM là hình vuông Giả thích: Có EB//DF, EB=DF DEBF là hình bình hànhDE//BF Tương tự ta có: AF//EC EMFN là hình bình hành mà AEFD là hình vuông (theo phần a) nên ME=MF, MEMF Vậy hình bình hành EMFN có =900 nên là hình chữ nhật, lại có ME = MF nên là hình vuông. IV. Củng cố: - Hệ thống lại các dấu hiệu nhận biết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông - Nêu lại các kiến thức đã vận dụng vào các bài tập trong tiết học. V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài tập đã chữa - Làm bài tập 86/SGK-T109 và 87, 88, 89/SGK-T111 - Ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương I. - Trả lời các câu hỏi phần ôn tập chương I/SGK-T110 E. Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGAH807-23.doc