Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 27 - Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau; Biết vận dụng các tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập tính toán hoặc chứng minh.

2. Kĩ năng: Rèn tính chính xác trong phát biểu, chứng minh, vẽ hình và tính toán.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, ý thức làm bài tập.

B. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu.

 Học sinh: Thước thẳng, com pa.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 27 - Bài 7: Vị trí tương đối của hai đường tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2012 Ngày dạy: 01/12/2012 Tiết 27: Đ7. Vị trí tương đối của hai đường tròn. A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Nắm được ba vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau ; Biết vận dụng các tính chất của hai đường tròn cắt nhau, tiếp xúc nhau vào các bài tập tính toán hoặc chứng minh. 2. Kĩ năng: Rèn tính chính xác trong phát biểu, chứng minh, vẽ hình và tính toán. 3. Thái độ: yêu thích môn học, ý thức làm bài tập. B. Chuẩn bị Giáo viên: Thước thẳng, com pa, bảng phụ, phấn màu. Học sinh: Thước thẳng, com pa. C. hoạt động dạy học trên lớp I. ổn định lớp: (1 phút) II. Kiểm tra bài cũ (7 phút) Chữa bài 56 tr 135 sbt. III. Dạy học bài mới: (30 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Cho hs nghiên cứu đề bài ?1. - Gọi hs trả lời. - Nhận xét? GV nhận xét. - Dùng mô hình cho hs phát hiện các vị trí tương đối của hai đường tròn. - Nhận xét? - GV nhận xét, bổ sung nếu cần. - Gọi 3 hs lên bảng vẽ hình mô tả 3 vị trí, dưới lớp vẽ vào vở. - Kiểm tra độ chính xác của các hình vẽ. - Nhận xét? - GV nhận xét, nêu 1 số khái niệm. - Cho hs thảo luận theo nhóm ?2. - Theo dõi sự thảo luận của các nhóm. - Đưa 3 bài của 3 nhóm lên bảng - Nhận xét? - GV nội dung định lí. - Chiếu nd định lí lên mc. - Cho hs đọc nd định lí. - Cho hs làm ?3. - Xác định vị trí của (O) và (O’)? - (O) và (O’) cắt nhau mối quan hệ giữa OO’ và AB? - Mối quan hệ giữa AB và CB? ? Nhận xét? - Gọi 1 hs c/m C, B, D thẳng hàng. - Nhận xét? - GV nhận xét. - Nghiên cứu ?1. - Nếu hai đường tròn có 3 điểm chung trở lên thì chúng trùng nhau. Vậy hai đường tròn phân biệt thì có không quá hai điểm chung. - Quan sát mô hình để phát hiện ra các vị trí. - Nhận xét. - 3 hs lên bảng vẽ hình cho từng vị trí. - Dưới lớp vẽ hình vào vở. - Nhận xét; Bổ sung. - Nắm các khái niệm. - Thảo luận theo nhóm ?2 - Quan sát các bài làm trên bảng. - Nhận xét, bổ sung. - Nắm nội dung định lí. - 1 hs đọc đl. - Làm ?3. - (O) và (O’) cắt nhau. - OO’ AB. CB AB. OO’ //CB. - c/m OO’ // BD kl. - Nhận xét - Bổ sung. 1. Ba vị trí tương đối của hai đường tròn. ?1. sgk tr 117. Hai đường tròn có hai điểm chung được gọi là hai đường tròn cắt nhau, hai điểm chung gọi là 2 giao điểm, đoạn thẳng nối 2 giao điểm gọi là dây cung chung Hai đường tròn chỉ có 1 điểm chung được gọi là hai đường tròn tiếp xúc nhau, điểm chung được gọi là tiếp điểm. Hai đường tròn không có điểm chung nào được gọi là hai đường tròn không giao nhau.. 2. Tính chất đường nối tâm Cho (O) và (O’). thì đường thẳng OO’ gọi là đường nối tâm, đoạn thẳng OO’ gọi là đoạn nối tâm. ?2. sgk tr 118. ĐịNH Lí a) Nếu hai đường tròn cắt nhau thì hai giao điểm đối xứng nhau qua đường nối tâm, tức là đường nối tâm là đường trung trực của dây chung. b) Nếu hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm. ?3. sgk tr 119. a) (O) và (O’) cắt nhau. b) Nối AB ta có OO’AB theo tính chất hai dường tròn cắt nhau. Mà CB AB do đó OO’ //CB. Tương tự ta có BD // OO’ C, B, D thẳng hàng. IV. Luyện tập củng cố: (5 phút) ? Nêu các vị trí tương đối của hai đường trònvà số điểm chung tương ứng? ?Phát biểu định lí về tính chất đường nối tâm? V. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Nắm vững 3 vị trí tương đối của hai đường tròn, tính chất của đường nối tâm. - Xem lại các vd đã chữa. - Làm bài 34 tr 119 sgk, 64 – 67 tr 137 + 138 sbt. - Ôn BĐT trong tam giác. D. Rút kinh nghiệm: .

File đính kèm:

  • docHinh 9-27-&7-Vi tri tuong doi cua 2 dtron.doc
Giáo án liên quan