Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 2: Axit. Bazơ. Muối

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A – rê – ni –ut .

- Axit một nấc , axit nhiều nấc , muối trung hoà , muối axít .

2 . Kĩ năng

- Phân tích một số ví dụ về axit , bazơ, muối cụ thể , rút ra định nghĩa .

- Nhận biết được một chất cụ thể axit, bazơ , muối , hiroxit lưỡng tính , muối trung hoà , muối axit theo định nghĩa .

- Viết được phương trình điện li của các axit , bazơ , muối , hidroxit lưỡng tính cụ thể .

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh .

B. PHƯƠNG PHÁP :

- Dạy học nêu vấn đề

- Đàm thoại

- Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nguyên cứu .

C . CHUẨN BỊ :

Dụng cụ : ống nghiệm , cốc thuỷ tinh

Hoá chất :Dung dịch NaOH , muối Zn2+ ddHCl

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 2: Axit. Bazơ. Muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 4 Ngày soạn : 05/09/ 2007 Ngày dạy : 11/ 09 / 2007 BÀI 2 : AXIT – BAZƠ – MUỐI A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A – rê – ni –ut . - Axit một nấc , axit nhiều nấc , muối trung hoà , muối axít . 2 . Kĩ năng - Phân tích một số ví dụ về axit , bazơ, muối cụ thể , rút ra định nghĩa . - Nhận biết được một chất cụ thể axit, bazơ , muối , hiroxit lưỡng tính , muối trung hoà , muối axit theo định nghĩa . - Viết được phương trình điện li của các axit , bazơ , muối , hidroxit lưỡng tính cụ thể . - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh . B. PHƯƠNG PHÁP : - Dạy học nêu vấn đề - Đàm thoại - Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nguyên cứu . C . CHUẨN BỊ : Dụng cụ : ống nghiệm , cốc thuỷ tinh Hoá chất :Dung dịch NaOH , muối Zn2+ ddHCl D . TỔ CHỨC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC 1 . Ổn định lớp : kiểm sĩ số , tác phong . (5 phút) 2 . Kiểm tra bài cũ : a) Trong các chất sau chất nào là chất điện li mạnh , chất điện li yếu : H2SO4 , HNO3 , H2S , H2CO3 , Fe(OH)3 , KOH , Ba(OH)2 , CH3COOH , HCl . Viết phương trình điện li của chúng . b) Natri florua (NaF) trong trường hợp nào dưới đây không dẫn được điện ? A . Dung dịch NaF trong nước . B . NaF nóng chảy . C . NaF rắn , khan . D . Dung dịch được tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF trong nước . 3 . Bài mới : Đặt vấn đề : Các axit ,bazơ , muối khi hoà tan trong nước phân li ra các ion , nên dd của chúng dẫn điện . Như vậy các ion đó là những ion nào ? Ta tìm hiểu bài Axit – Bazơ – Muối TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10p 7p 8p 5p 5p 5p Hoạt động 1 - GV : yêu cầu HS lên bảng viết phương trình điện li của axit HCl , CH3COOH , HNO3 - Nhận xét để rút dd các axit đều có mặt ion gì ? - [ Tính chất chung . - Yêu cầu HS đọc ĐN - GV : Dựa vào pt điện li HS viết trên bảng . Cho HS nhận xét về số ion H+ được phân li ra từ mỗi axit . - GV nhấn mạnh : Axit mà pt chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc . Axit mà một pt phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc . - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đó viết pt điện li của các axit : H2SO4 , H3PO4 , H2S ,,,,, - GV yêu cầu HS kết luận H2SO4 , H3PO4 là axit ? Hoạt động 2 - GV yêu cầu HS lên bảng viết pt điện li NaOH , KOH , LiOH - Nhận xét về các ion do bazơ phân li ra . - Tính chất chung của dd bazơ . - GV yêu cầu HS đọc định nghĩa theo A-rê-ni-ut Hoạt động 3 -GV : làm thí nhgiệm , HS quan sát và nhận xét . - Cho dd HCl vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2 . - Cho dd NaOH vào ống nghiệm đựng Zn(OH)2 . - GV kết luận : Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính . - GV đặt vấn đề : Tại sao Zn(OH)2 làhidroxit lưỡng tính ? - GV giải thích theo A –rê-ni-ut thì Zn(OH)2 có hai kiểu phân li tuỳ điều kiện - phân li theo kiểu bazơ : Zn(OH)2 Zn2+ + 2 OH - - phân li theo kiểu axit Zn(OH)2 ZnO22 - + 2 H+ hay : H2ZnO2 ZnO22 - + 2 H+ GV yêu cầu HS đọc ĐN GV bổâ sung : Các hidroxit lưỡng thường gặp là Zn(OH)2 , Al(OH)3 , Sn(OH)2 , Pb(OH)2 Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit , lực bazơ đều yếu Hoạt động 4 - GV yêu cầu viết pt điện li của một số muối: NaCl , K2SO4 , (NH4)2SO4 , NaHCO3 . Và nhận xét , rút ra định nghĩa muối . - GV yêu cầu HS cho biết muối được chia thành mấy loại ? - GV bổ sung : muối trung hoà và muối axit . . Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng li ra ion H+ ( hidro có tính axít ) được gọi là muối trung hoà Ví dụ : NaCl , (NH4)2SO4 Na2CO3 . . Muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng li ra ion H+ thì muối đó được gọi là muối axit Ví dụ : NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4 .. Hoạt động 5 - GV đặt câu hỏi : những muối nào trong nước phân li hoàn toàn thành ion ? GV bổ sung : - Nếu anion gốc axít còn hidro có tính axít , thì gốc này tiếp tục hân li yếu ra ion H + NaHSO3 ¦ Na+ + HSO3 – HSO3 - H+ + SO32 – - Có một số muối trong gốc axit vẫn chứa hidro , nhưng mà là muối trung hoà vì hidro đó không có tính axit . Ví dụ : Na2HPO3 là muối trung hoà Củng cố bài :sử dụng bài tập 2 trang 10 sgk để củng cố bài - HS : viết phương trình điện li HCl " H+  + Cl- CH3COOH H+ + CH3COO- HNO3 " H+ + NO3- Dụng dịch các axit đều có mặt cation H+ [ dd axit có một số tính chất chung , đó là tính chất của cation H + trong dung dịch . - HS :đọc Định nghĩa : (SGK) - HS : Từ mỗi axit trên pt điện li trong dd nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ HS : viết pt điện li H2SO4 ¦ H+ + HSO4 – HSO4 - H+ + SO42 - H3PO4 H+ + H2PO4- H2PO4- H+ + HPO42 – HPO42 - H+ + PO43 -. HS : H2SO4 là axit 2 nấc , H3PO4 là axit 3 nấc . Gọi chung là axit nhiều nấc . HS : viết pt điện li NaOH ¦ Na+ + OH – KOH ¦ K+ + OH – LiOH ¦ Li+ + OH – HS : Dung dịch các bazơ đều có mặt anion OH – , chính anion này làm cho dd bazơ có một số tính chất chung . HS : Định nghĩa (SGK) . HS : Cả 2 ống nghiệm đều tan . Vậy Zn(OH)2 vừa phản ứng với axit vừa phản với bazơ Định nghĩa : Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ . HS : Viết pt điện li muối NaCl ¦ Na+ + Cl- K2SO4 ¦ 2K+ + SO42 – (NH4)2SO4 ¦ 2NH4+ + SO42 – NaHCO3 ¦ Na+ + HCO3 – HCO3 - H + CO32- _ Dung dịch các muối đều có cation kim loại (NH4+) và anion gốc axít . HS : Định nghĩa muối Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit . HS : muối trung hoà và muối axít HS : Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axít I . AXIT 1 . Đinh nghĩa :Theo thuyết A-rê – ni –út , axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H + 2) Axít nhiều nấc Axit mà pt chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc . Axit mà pt phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc . H2SO4 ¦ H+ + HSO4 – HSO4 - H+ + SO42 - H3PO4 H+ + H2PO4- H2PO4- H+ + HPO42 – HPO42 - H+ + PO43 -. II . BAZƠ Theo A-rê-ni-ut , bazơ là khi tan trong nước phân li ra anion OH – Ví dụ : NaOH ¦ Na+ + OH – KOH ¦ K+ + OH – III . HIDROXIT LƯỠNG TÍNH Định nghĩa: Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ . Ví dụ : Sự phân li theo kiểu bazơ : Zn(OH)2 Zn2+ + 2 OH – Sự phân li theo kiểu axit Zn(OH)2 ZnO22 - + 2 H+ IV MUỐI : 1) Định nghĩa : Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit . Ví dụ : NaCl ¦ Na+ + Cl- K2SO4 ¦ 2K+ + SO42 – (NH4)2SO4 ¦ 2NH4+ + SO42 – NaHCO3 ¦ Na+ + HCO3 – HCO3 - H + CO32- 2) SỰ ĐIỆN LI CỦA MUỐI TRONG NUỚC - Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit . - Trừ một số muối như HgCl2 , Hg(CN)2 là chất điện li yếu Ví dụ : K2SO4 ¦ 2K+ + SO42 – NaHSO3 ¦ Na+ + HSO3 – - Nếu anion gốc axít còn hidro có tính axít , thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H + HSO3 - H+ + SO32 - Dặn dò : Về nhà làm bài tập 1,3,4,5 trang 10 Sgk Bài tập : 1) Theo A-rê-ni-ut , chất nào dưới đây là axit ? A . Cr(NO3)3 B. HBrO3 C . CdSO4 D . CsOH . 2) Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch : a) H2SeO4 b) Na2HPO4 c) HMnO4 d) RbOH e) Pb(OH)2 b) NaH2PO4

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_2_axit_bazo_muoi.doc