Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 28: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ - Nguyễn Duy Hồ

I. Mục tiêu bài học:

 1. Về kiến thức :

 Hs biết:

 - Khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.

 - Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

 2. Về kĩ năng :

 Hs nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

II. Chuẩn bị:

 Gv: Dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu.

 Tranh vẽ bộ dụng cụ chưng cất.

 Hóa chất, nước, dầu ăn.

III. Tổ chức hoạt động dạy học:

1) ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ: không

3) Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Bài 28: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ - Nguyễn Duy Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29/11/2005 Tiết pp : 38 Bài 28: hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ. I. Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức : Hs biết: - Khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ. - Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. 2. Về kĩ năng : Hs nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. II. Chuẩn bị : Gv : Dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu. Tranh vẽ bộ dụng cụ chưng cất. Hóa chất, nước, dầu ăn. III. Tổ chức hoạt động dạy học: ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: không Bài mới: Nội dung Hoạt động thầy và trò I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ: 1) Khái niệm hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...) - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hchc. 2) Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ: a) Thành phần cấu tạo : - Phải có cacbon, ngoài ra còn có H, O, Cl, S... - LKHH ở các hchc thường là LKCHT. b) Tính chất vật lí : - Thường ts, tnc thấp (dể bay hơi) - Thường không tan hay ít tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ. c) Tính chất hóa học : - Đa số hchc khi đốt cháy, chúng kém bền với nhiệt nên bị phân hủy bởi nhiệt. - Phản ứng trong hchc thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định và phải đun nóng hay cần xúc tác. II. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: Phương pháp chưng cất : + Cơ sở của pp: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hh. + Nội dung :Là quá trình làm hóa hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hh. ví dụ: chưng cất : rượu, tinh dầu... 2) Phương pháp chiết : + Cơ sở của pp : Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong các dung môi khác của các chất lỏng, rắn. + Nội dung pp : Dùng dụng cụ chiết tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau ra khỏi ngau. 3) Phương pháp kết tinh: + Cơ sở của pp : Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ. + Nội dung : Hòa tan chất rắn vào dung môi đến bão hòa, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn trong dd sẽ kết tinh ra khỏi dd theo nhiệt độ. Vd : kết tinh muối, đường... Hoạt động 1 - Gv yêu cầu Hs nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, so sánh tỉ lệ về số lượng hợp chất hữu cơ so với hợp chất của cacbon. - Gv kết luận. Hoạt động 2 - Gv yêu cầu Hs + Nhắc lại một số hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9. + Nhận xét thành phần phân tử, loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ đó. - Gv thông báo thêm vêh tính chất vật lí và hóa học chung của hchc rồi lấy ví dụ để chứng minh. Hoạt động 3 - Gv đặt vấn đề: trong tự nhiên hchc thường tồn tại ở dạng hh phức tạp. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra theo nhiều hướng nên sp thu được là hh nhiều chất. Vậy muốn có hchc tinh khiết phải sử dụng các phương pháp thích hợp để tách chúng ra khỏi hh. - Gv nêu một số ví dụ về chưng cất : rượu, tinh dầu...dưới sự dẫn dắt của Gv, Hs rút ra : + Cơ sở của pp: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hh. + Nội dung :Là quá trình làm hóa hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hh. - Gv cho Hs quan sát bộ dụng cụ chưng cất. Hoạt động 4 - Gv nêu một số ví dụ về phương pháp chiết và làm thí nghiệm cho dầu ăn vào nước, chiết lấy dầu ăn. Hs rút ra nhận xét : + Cơ sở của pp : Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong các dung môi khác của các chất lỏng, rắn. + Nội dung pp : Dùng dụng cụ chiết tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau ra khỏi ngau. Hoạt động 5 - Gv lấy một số ví dụ về sự kết tinh : kết tinh muối ăn, đường rồi gợi ý hs so sánh rút ra kết luận : + Cơ sở của pp : Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ. + Nội dung : Hòa tan chất rắn vào dung môi đến bão hòa, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn trong dd sẽ kết tinh ra khỏi dd theo nhiệt độ. Củng cố bài: Cơ sơ và nội dung của pp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ. Dặn dò : Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5 Sgk. Xem lại CTPT, CTCT, tên của một số hchc đã học ở lớp 9. Rút kinh nghiệm : Cho Hs tìm hiểu trước ở nhà cơ sở và phương pháp chưng cất rượu, tinh dầu, kết tinh đường ở địa phương.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_bai_28_hoa_hoc_huu_co_va_hop_chat_huu.doc