A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Học sinh biết :
· Phân loại đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý của dẫn xuất halogen
· Ứng dụng của dẫn xuất halogen
Học sinh hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen
2. Kĩ năng:
* Gọi tên theo công thức cấu tạo và ngược lại
* Vận dụng qui luật thế nguyên tử halogen bằng nhóm - OH , vận dụng được qui luật tác HX theo quy tắc Zaixep
B. CHUẨN BỊ
HS : Ôn lại kiến thức về bậc C, đồng phân cấu tạo, quy tắc gọi tên gốc chức, tên thay thế
GV: Bảng 9.1
Thí nghiệm CH3CH2Br tác dụng với KOH
- Hóa chất: Benzen, H2SO4đặc, HNO3 đặc, nước lạnh, dd Br2 trong CCl4.
- Dụng cụ: đũa thủy tinh, cặp ống nghiệm, ống nghiệm; Mô hình phân tử benzen
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu một số sản phẩm lấy từ dầu mỏ và cho biết chúng được tách ra bằng phương pháp nào ?
28 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 8: Dẫn xuất Halogen. Ancol. Phenol - Phạm Công Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 55 Chương 8. DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL – PHENOL
Bài 39. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Học sinh biết :
Phân loại đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý của dẫn xuất halogen
Ứng dụng của dẫn xuất halogen
Học sinh hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen
2. Kĩ năng:
* Gọi tên theo công thức cấu tạo và ngược lại
* Vận dụng qui luật thế nguyên tử halogen bằng nhóm - OH , vận dụng được qui luật tác HX theo quy tắc Zaixep
B. CHUẨN BỊ
HS : Ôn lại kiến thức về bậc C, đồng phân cấu tạo, quy tắc gọi tên gốc chức, tên thay thế
GV: Bảng 9.1
Thí nghiệm CH3CH2Br tác dụng với KOH
- Hóa chất: Benzen, H2SO4đặc, HNO3 đặc, nước lạnh, dd Br2 trong CCl4.
- Dụng cụ: đũa thủy tinh, cặp ống nghiệm, ống nghiệm; Mô hình phân tử benzen
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu một số sản phẩm lấy từ dầu mỏ và cho biết chúng được tách ra bằng phương pháp nào ?
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài giảng
HĐ 1
GV cho ví dụ
HS nêu khái niệm về dẫn xuất halogen
HĐ 2
HS tự phân loại
HĐ 3
HS viết công thức cấu tạo các đồng phân và gọi tên các đồng phân theo quy tắc đã học
I- ĐỊNH NGHĨA-PHÂN LOẠI-ĐỒNG PHÂN DANH PHÁP
1- Định nghĩa
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử hidrocacbon bằng các nguyên tử halogen đuợc dẫn xuất halogen của hidrocacbon
2- Phân loại
* Theo halogen: dẫn xuất flo, dẫn xuất clo, dẫn xuất brom, dẫn xuất iot, dẫn xuất chứa đồng thời vài halogen khác nhau
* Theo mạch C: dẫn xuất halogen no, dẫn xuất halogen không no, dẫn xuất halogen thơm
* Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử C liên kết với nguyên tử halogen
3- Đồng phân và danh pháp
a) Đồng phân
Dẫn xuất halogen có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức
b) Tên thông thường
CH3Cl (clorofom) CHBr3 (bromofom)
c) Tên gốc chức
Tên gốc hidrocacbon + halogenua
CH2Cl2 metylen clorua
CH2 = CHF vinyl florua
CH2 = CH-CH2Cl anlyl clorua
C6H5CH2Br benzyl bromua
d) Tên thay thế
Nguyên tử halogen là nhóm thế gắn vào mạch chính là hidrocacbon
Cl2CHCH3 1,1-dicloetan
ClCH2CH2Cl 1,2-dicloetan
HĐ 4
Làm bài tập 3 và rút ra nhận xét về tính chất vật lý của dẫn xuất halogen
HĐ 5
Làm bài tập 1 trang 177 SGK
II- TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Ở điều kiện thường các dẫn xuất halogen có phân tử nhỏ là chất khí (CH3F, CH3Cl, CH3Br); các dẫn xuất halogen có phân tử khối lớn hơn thường ở thê lỏng (CH3I, CH2Cl2, CHCl3, CCl4); dẫn xuất halogen có phân tử khối lớn hơn ở thể rắn (CHI3, C6H6Cl6)
- Các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi không phân cực như hidrocacbon, ete
- Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học cao : CHCl3 (có tác dụng gây mê, C6H6Cl6 có tác dụng diệt sâu bọ)
HĐ 6
GV nêu đặc điểm cấu tạo của dẫn xuất halogen
HS suy ra tính chất và viết các phương trình phản ứng
HĐ 7
GV cho biết cơ chế phản ứng
HĐ 8
GV làm thí nghiệm
HS quan sát và viết các phương trình phản ứng minh họa
GV nêu quy tắc
Gọi hai HS lên bảng viết phản ứng với hai chất khác nhau
Cả lớp nhận xét
HĐ 9
GV làm thí nghiệm
HS viết phương trình phản ứng
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm –OH
* Đun nóng dẫn xuất halogen với dung dịch kiềm tạo ancol
CH3CH2CH2Cl + OH- ® CH3CH2CH2OH + Cl-
Dẫn xuất loại anlyl tác dụng với nước
RCH=CHCH2X + H2O ® RCH=CHCH2OH + HX
* Dẫn xuất loại phenyl halogenua không phản ứng với dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường, kể cả khi đun sôi, chỉ phản ứng ở nhiệt độ và áp suất cao
Cơ chế phản ứng
Tuỳ thuộc vào bản chất của dẫn xuất halogen và điều kiện tiến hành phản ứng, sự thế halogen có thể xảy ra theo những cơ chế khác nhau
Cacbocation sinh ra kết hợp với ion OH- tạo ancol
Giai đoạn (2) xảy ra nhanh và hoàn toàn
Phản ứng tách halogenua
CH3CH2Br + KOH CH2 = CH2 + KBr + H2O
Hướng của phản ứng tách hidro halogenua tuân theo quy tắc Zaixep
Quy tắc Zaixép
Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen tách ra cùng với H ở nguyên tử bên cạnh có bậc cao hơn
H
C
H
2
C
H
C
H
C
H
3
B
r
H
I
I
I
C
H
3
C
H
=
C
H
C
H
3
C
H
2
=
C
H
C
H
2
C
H
3
K
O
H
a
n
c
o
l
(
c
h
í
n
h
)
(
p
h
u
ï
)
Phản ứng với magie
CH3CH2Br + Mg CH3CH2MgBr
(etyl magie bromua)
Hợp chất cơ magie tác dụng nhanh với hợp chất có H linh động như nước, ancol và tác dụng với khí cacbonic
2RMgX + 2H2O ® 2RH + MgX2 + Mg(OH)2
HĐ 10
HS sưu tầm và trình bày các mẫu vật, tranh ảnh có liên quan đến ứng dụng của dẫn xuất halogen
Lưu ý việc dùng dẫn xuất halogen và tác hại đến môi trường
IV- ỨNG DỤNG
Làm dung môi
CH2Cl2; CHCl3; CCl4 làm dung môi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ
Dẫn xuất halogen của etilen, butadien là monome tổng hợp các polime quan trọng
CH2=CHCl ® PVC
CF2=CF2 ® teflon
Hợp chất cơ magiê dùng rộng rãi trong tổng hợp hữu cơ để tạo ra các chất với gốc hidrocacbon khác nhau
Các ứng dụng khác
Gây mê : CHCl3; ClBrCHCF3; Cl2CHCF2OCH3
Chất phòng trừ sâu bọ, kích thích thực vật sinh trưởng có chứa halogen (thường là clo)
4. Củng cố:
Làm bài tập 2 và 4 trang 177 SGK
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
5. Chuẩn bị bài mới:
Làm bài tập 3, 5, 6 trang 177SGK
- Soạn bài: Ancol
Ngày soạn: 12/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 56 Bài 40. ANCOL
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Về kiến thức
Học sinh biết tính chất vật lý, ứng dụng của ancol
Học sinh hiểu định nghĩa, phân loại, danh pháp, liên kết hidro, tính chất hóa học, điều chế ancol
Về kỹ năng
Rèn luyện để đọc tên viết được công thức và ngược lại
Viết công thức cấu tạo các đồng phân
Vận dụng liên kết hidro để giải thích tính chất vật lý của ancol
Vận dụng tính chất hóa học và điều chế để giải bài tập
B. CHUẨN BỊ
Mô hình lắp ghép phân tử ancol, nước; Thí nghiệm ancol etylic với nước, glixerol với Cu(OH)2; Mẫu vật minh họa ứng dụng của ancol
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
HĐ 1
HS nêu công thức chung của ankanol
HS nêu định nghĩa ankanol
GV mở rộng thành định nghĩa của ancol
GV yêu cầu học sinh xác định bậc của nguyên tử C trong phân tử
HĐ 2
Làm bài tập 4 trang 224 SGK
HS phân loại đồng phân theo các công thức cấu tạo đã viết
HĐ 3
GV nhắc lại cách gọi tên
Gọi 2 nhóm HS
1 nhóm đọc tên gốc –chức
1 nhóm đọc tên thay thế
GV bổ sung tên thông thường nếu có
Sau đó chiếu bảng 9.2 để so sánh đối chiếu
I- ĐỊNH NGHĨA-PHÂN LOẠI- ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP
1- Định nghĩa
Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm hidroxyl (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử C no
Công thức của ancol no đơn chức :
CnH2n+1OH (n ³ 1)
2- Phân loại
* Phân loại theo gốc hidrocacbon
Ancol no bậc I, bậc II, bậc III
Ancol không no bậc I, bậc II, bậc III
Ancol thơm
* Phân loại theo số lượng nhóm hidroxyl trong phân tử
Ancol đơn chức (monoancol)
Ancol đa chức (poliancol)
3- Đồng phân và danh pháp
a) Đồng phân
* Đồng phân nhóm chức
CH3CH2OH và CH3OCH3
* Đồng phân mạch C
CH3CH(CH3)CH2OH và CH3(CH2)2CH2OH
* Đồng phân vị trí nhóm chức
CH3CH(OH)CH3 và CH3CH2CH2OH
b) Danh pháp
* Tên gốc- chức
Ancol + tên gốc hidrocacbon + ic
Ancol etylic CH3CH2OH
Ancol isopropylic (CH3)2CHOH
Ancol anlylic CH2=CHCH2OH
Ancol benzylic C6H5CH2OH
* Tên thay thế
Tên hidrocacbon tương ứng +số chỉ vị trí +ol
Butan-1-ol CH3(CH2)2CH2OH
Butan-2-ol CH3CH(OH)CH2CH3
Propan-1,2,3-triol CH2(OH)CH(OH)CH2OH
Etan-1,2-diol HOCH2CH2OH
* Tên thông thường
Etylen glicol HOCH2CH2OH
Glixerol CH2(OH)CH(OH)CH2OH
Xitronelol CH3C(CH3)CH(CH2)2CH(CH3)CH2CH2OH
HĐ 4
HS nghiên cứu bảng 9.3
Nhận xét và kết luận
HĐ 5
GV giới thiệu liên kết hidro
HS viết liên kết hidro
GV thuyết trình về ảnh hưởng của liên kết hidro đến tính chất vật lý của chất
Giải thích tại sao các ancol no từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước nhưng từ C4 trở lên tính tan giảm
HĐ 6
Làm bài tập 5 trong SGK
II- TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ LIÊN KẾT HIDRO CỦA ANCOL
Tính chất vật lý
- Ở điều kiện thường các ancol no đơn chức từ C1 đến C12 là chất lỏng; C13 trở lên là chất rắn
Các ancol từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước, khi số nguyên tử C tăng lên thì độ tan giảm dần
- Chúng đều là những chất không màu
- Các poliol thường sánh nặng hơn nước và có vị ngọt
Liên kết hidro
Khái niệm về liên kết hidro
Liên kết hidro là liên kết yếu được tạo nên giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương của nhóm –OH với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm –OH khác
Liên kết hidro được biểu diễn bằng dấu
Aûnh hưởng của liên kết hidro liên phân tử đến tính chất vật lý
Nhiệt độ sôi cao hơn những phân tử có cùng khối lượng phân tử do các phân tử ancol hút nhau mạnh hơn
Hòa tan tốt trong nước do tạo được liên kết hidro với nước
4. Củng cố:
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
- Dùng bài tập 1 tr. 186 SGK.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài: Ancol (tt) .
Ngày soạn: 14/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 57 Bài 40. ANCOL (tt)
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Như tiết 56
B. CHUẨN BỊ
Mô hình lắp ghép phân tử ancol, nước; Thí nghiệm ancol etylic với nước, glixerol với Cu(OH)2; Mẫu vật minh họa ứng dụng của ancol
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Viết các ctct gọi tên các đồng phân ứng ctpt C4H9OH
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Nội dung bài giảng
HĐ 1
GV nhắc lại độ phân cực của liên kết C-O và O-H
HS suy ra tính chất của ancol
HĐ 2
GV làm thí nghiệm
HS viết phương trình phản ứng
GV hướng dẫn cách đọc tên sản phẩm
GV làm thí nghiệm
GV viết phương trình phản ứng
HĐ 3
GV mô tả thí nghiệm viết phương trình phản ứng giải thích
HĐ 4
HS viết phương trình phản ứng theo hướng dẫn của GV
HĐ 5
GV làm thí nghiệm điều chế andehit
HS viết phương trình phản ứng với CH3OH và C2H5OH
HS viết phương trình phản ứng với CH3CH(OH)CH3
HS viết phương trình phản ứng với một ancol bất kỳ
III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng thế H của nhóm –OH
Phản ứng chung của ancol
CH3CH2OH + Na ® CH3CH2ONa + ½ H2
Natri etylat
ROH + Na ® RONa + ½ H2
Natri ancolat
Ancolat bị thuỷ phân
Ancol không tác dụng được với NaOH mà ngược lại natri ancolat bị thuỷ phân hoàn toàn
CH3CH2ONa + H2O ® CH3CH2OH + NaOH
RONa + H2O ® ROH + NaOH
Phản ứng riêng của glixerol
Tạo dung dịch màu xanh da trời
F Dùng đễ nhận biết glixerol và các poliancol mà nhóm OH gắn vào những nguyên tử C cạnh nhau
(đồng (II) glixerat)
Phản ứng thế nhóm –OH
ROH + HA ® RA + H2O
CH3CH2OH + HBr ® CH3CH2Br + H2O
C3H5(OH)3 + 3 HNO3 ® C3H5(ONO2)3 + 3 H2O
(Glixerol trinitrat)
Phản ứng tách nước
Tách nước liên phân tử
2C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O
(dietyl ete)
Tách nước nội phân tử
C2H5OH CH2=CH2 + H2O
(etilen)
Hướng của phản ứng theo quy tắc Zaixép
CH3CH(OH)CH2CH3
CH2=CHCH2CH3 (sản phẩm phụ)
CH3CH=CHCH3 (sản phẩm chính)
Phản ứng oxi hóa
Ancol bậc I oxi hóa nhẹ thành andehit
RCH2OH + CuO RCHO +Cu + H2O
Ancol bậc II oxi hóa nhẹ thành xeton
R1CH(OH)R2 + CuO R1COR2 +Cu + H2O
Ancol bậc III oxi hóa mạnh thì gãy mạch C
Ancol cháy tạo CO2; H2O và tỏa nhiều nhiệt
CnH2n+1OH + O2 ® nCO2 + (n+1) H2O
HĐ 6
GV thuyết trình và chiếu phim về nấu rượu
HS viết các phương trình phản ứng minh họa
HĐ 7
HS trình bày ứng dụng của rượu
GV nhấn mạnh tác hại của rượu
IV- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
Điều chế
Phương pháp chung
Anken + H2O ancol
Dẫn xuất halogen + kiềm ancol + muối
Sản xuất etanol
CH2=CH2 + H2O CH3CH2OH
CH3CH2Cl + NaOH CH3CH2OH + NaCl
(C6H10O5)n + nH2O n C6H12O6
tinh bột glucozơ
C6H12O6 2 CO2 + 2 C2H5OH
Sản xuất metanol
CH3Cl + NaOH CH3OH + NaCl
2 CH4 + O2 2CH3OH
CO + 2 H2 CH3OH
Ứng dụng
Etanol
Nguyên liệu sản xuất chất khác (dietylete, axit axetic, etyl axetat)
Dung môi
Nhiên liệu
Chế rượu uống
Metanol
Sản xuất andehit fomic, axit axetic, metylamin, metyl clorua
4. Củng cố:
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
- GV tóm lại các tính chất chính.
5. Chuẩn bị bài mới:
Làm bài tập 1 - 9 trang 187 SGK
- Soạn bài: Phenol
Ngày soạn: 16/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 58 Bài 41 PHENOL
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu định nghĩa, phân loại, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử, tính chất hóa học, điều chế phenol
- Học sinh biết tính chất vật lý và ứng dụng của phenol
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt phenol và ancol thơm
- Vận dụng kiến thức để giải bài tập
B. CHUẨN BỊ
- Mô hình lắp ghép minh học phenol, ancol thơm
- Thí nghiệm phenol tác dụng dung dịch NaOH
- Thí nghiệm phenol tác dụng với dung dịch Brom
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Kiểm tra bài cũ
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
HĐ 1
GV viết công thức phenol và ancol benzylic cho học sinh nhận xét từ đó đưa ra định nghĩa
HĐ 2
Làm bài tập 1 trang 195 SGK
HĐ 3
HS phân biệt monophenol và poliphenol
HĐ 4
Chiếu bảng về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ tan của phenol, o-crezol, m-crezol, p-crezol và hidroquinon
HS nhận xét
HS vẽ liên kết hidro liên phân tử của phenol
I- ĐỊNH NGHĨA- PHÂN LOẠI-TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1- Định nghĩa
* Phenol là loại hợp chất mà phân tử có nhóm hidroxyl (–OH) liên kết trực tiếp với vòng benzen
* Phenol cũng là tên riêng của hợp chất có công thức C6H5OH
* Ancol thơm là những ancol có nhóm hidroxyl liên kết vào mạch nhánh của vòng thơm
2- Phân loại
* monophenol : phenol có 1 nhóm –OH
* poliphenol : phenol có nhiều nhóm –OH
3- Tính chất vật lý
- Chất rắn không màu, tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66oC, tan tốt trong etanol, ete và axeton
- Thường bị chảy rữa và thẫm màu do hút ẩm và bị oxi hóa bởi oxi không khí
- Phenol độc, tiêp xúc với da gây bỏng
- Phenol cũng có liên kết hidro liên phân tử
HĐ 5
GV trình bày phần ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử
HS theo gợi ý sẽ hình dung phenol có những tính chất hóa học nào
HS viết phương trình phản ứng
HĐ 6
GV làm thí nghiệm
HS quan sát hiện tượng phenol tan trong dung dịch NaOH nhưng không tan trong nước ® phenol có tính axit
HĐ 7
GV làm thí nghiệm
HS viết phương trình phản ứng
II- TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1- Tính axit
Phenol có tính axit yếu không làm đổi màu quỳ tím
C6H5OH + NaOH ® C6H5ONa + H2O
(natri phenolat)
C6H5ONa + H2O + CO2 ® C6H5OH + NaHCO3
2- Phản ứng thế ở vòng thơm
Phenol tác dụng với dung dịch brom, dung dịch brom mất màu, tạo kết tủa màu trắng
F Dùng để nhận biết phenol
Aûnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol
Cặp electron của oxi liên hợp với các electron p của vòng benzen làm cho :
Liên kết O-H phân cực hơn, H linh động hơn
Mật độ electron ở vòng benzen tăng lên nhất là ở vị trí o- và p- làm phản ứng thế dễ dàng hơn
Liên kết C-O bền vững hơn so với ancol nên nhóm –OH không bị thế bởi gốc axit như ancol
HĐ 8
GV thuyết trình sơ đồ
HĐ 9
HS trình bày ứng dụng
III- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1- Điều chế
* Tách từ nhựa than đá
* Sản xuất từ benzen theo sơ đồ sau:
C6H6 C6H5CH(CH3)2 C6H5C(CH3)2OOH
C6H5OH + CH3COCH3
(phenol) (axeton)
2- Ứng dụng
* Sản xuất poli(phenolfomandehit) dùng làm chất dẻo, chất kết dính
* Điều chế dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ (2,4,6-trinitrophenol), chất kích thích sinh trưởng thực vật, chất diệt cỏ (axit 2,4-diclophenoxiaxetic) chất diệt nấm mốc (nitrophenol), chất trừ sâu bọ
Củng cố
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
Làm bài tập 4 trang 195 (SGK)
Bài tập về nhà
Làm bài tập 3, 5 và 6 trang 195 (SGK)
Soạn bài Luyện tập
Ngày soạn: 18/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 59 Bài 36 LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL VÀ PHENOL
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Củng cố và hệ thống tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogenvà một số phương pháp điều chế.
- Mối quan hệ chuyển hóa giữa hiđrocacbon và ancol – phenol qua hợp chất trung gian là dẫn xuất halogen.
2. Kĩ năng:
- Viết pthh biểu diễn các phản ứng của ancol và phenol, chuyển hóa HC thành các dẫn xuất.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ; HS: kiến thức của chương.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Lồng ghép trong quá trình luyện tập.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức
- GV yêu cầu HS điền vào bảng còn thiếu.
Hoạt động 2: Luyện tập về đồng phân, tên gọi
- GV dùng bài tập 1 trang 195 Sgk
Hoạt động 3: Luyện tập về tính chất của ancol và phenol
- Các bài 2, 3, 4, 5 tr. 195 Sgk
- Chú ý qui tắc Zai-xép
- HS thực hiện.
- HS thực hiện cụ thể từng ptpu và gọi tên
- Các nhóm hS thảo luận và trình bày.
- HS sửa bài vào vở bài tập.
A. Kiến thức
Bảng trang 194 Sgk
B. Bài tập.
Bài 1:
C4H9Cl viết được 3 công thức cấu tạo
C4H10O viết được 4 công thức cấu tạo
C4H8O viết được 4 công thức cấu tạo
Bài 2.
Viết 2 ptpu
Bài 3:
Viết 1 phản ứng ancol etylic tác dụng Na
Viết 4 phản ứng phenol tác dụng với Na, NaOH, Br2, HNO3.
Bài 4: Đ, Đ, Đ, Đ, Đ, S, S
Bài 5: Thực hiện chuỗi phản ứng
4. Củng cố:
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
- Nhắc lại các đề mục lớn mấu chốt trong chương.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài Chuẩn bị Bài thực hành 5.
Ngày soạn: 20/02/2008 Tên bài giảng
Tiết: 60 Bài 43. Bài thực hành 5 TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Biết cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của etanol, glixerol và phenol; etanol tác dụng với Na, glixerol tác dụng với Cu(OH)2; phenol tác dụng với dung dịch NaOH và nước Br2; Phân biệt etanol, glixerol và phenol.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành và quan sát thí nghiệm hóa hữu cơ..
3. Tư tưởng:
- Tạo cho học sinh lòng say mê môn học, hiểu cụ thể kiến thức để sau này vận dụng thực tế.
B. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.
2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại các phản ứng đặc trưng của etanol, glixerol và phenol.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1.
- GV giới thiệu mục đích thực hành, các dụng cụ và hoá chất.
- GV lưu ý các hóa chất độc và phải mang khẩu trang khi thí nghiệm.
Hoạt động 2. Thí nghiệm 1
- GV yêu cầu HS đọc kĩ hướng dẫn của Sgk và thực hiện.
Hoạt động 3. Thí nghiệm 2
- GV yêu cầu HS đọc kĩ hướng dẫn của Sgk và thực hiện.
Hoạt động 4. Thí nghiệm 3
- GV giới thiệu các dụng cụ và hoá chất lưu ý brom rất độc.
- GV nhắc nhở HS thực hiện động tác cẩn thận.
Hoạt động 5. Thí nghiệm 4
- GV giới thiệu các dụng cụ và hoá chất
- GV yêu cầu HS thảo luận chọn thuốc thử và tiến hành.
- HS tiến hành
- HS chú ý quan sát hiện tượng.
- HS thực hiện và viết phương trình phản ứng.
- HS tiến hành
- HS chú ý quan sát hiện tượng.
HS trả lời và viết các phương trình phản ứng.
- HS thảo luận
- HS tiến hành
I. Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.
- Hoá chất: 2ml ancol etilic
2. Tiến hành:
- Theo Sgk
3. Kết quả:
CH3CH2OH + Na ® CH3CH2ONa + ½ H2
II. Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.
2. Tiến hành:
- Theo Sgk
3. Kết quả:
III. Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd phenol, nước brom.
2. Tiến hành:
- Theo Sgk
3. Kết quả:
IV. Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol
1. Dụng cụ và hoá chất:
- Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
- Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.
2. Tiến hành:
- Theo thảo luận của HS
3. Kết quả:
Dùng Br2 biết phenol, dùng Cu(OH)2 biết glixerol.
4. Củng cố:
Ngày tháng 02 năm 2008
Tổ trưởng
- Tóm lượt lại tính chất của etanol, glixerol và phenol.
- GV yêu cầu HS rửa sạch, sắp xếp dụng cụ hoàn chỉnh nộp báo cáo.
5. Chuẩn bị bài mới:
- Học lí thuyết và xem lại các bài tập chuẩn bị Kiểm tra viết.
Ngày soạn: 01/03/2008 Tên bài giảng
Chương 9. ANDEHIT- XETON- AXIT CACBOXYLIC
Tiết: 62 Bài 44. ANDEHIT VÀ XETON
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu: Định nghĩa, cấu trúc, phân loại đồng phân, danh pháp, tính chất hóa học của andehit, xeton và axit cacboxylic
Học sinh biết :tính chất vật lý, phương pháp sản xuất mới trong công nghiệp và ứng dụng của andehit, xeton và axit cacboxylic
2. Kỹ năng
Dựa trên đặc điểm cấu trúc để định nghĩa, phân loại andehit và xeton
Đọc đúng tên theo danh pháp IUPAC và danh pháp thông thường
Dựa trên đặc điểm cấu trúc, quan sát thí nghiệm để hiểu tính chất của chất
B. CHUẨN BỊ
Mô hình nhóm cacbonyl, phân tử andehit fomic, phân tử axeton
Mẫu chất : andehit, dung dịch andehit, axeton
Thí nghiệm so sánh
Andehit tác dụng với dung dịch brom, làm mất màu dung dịch KMnO4, phản ứng tráng bạc
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: Chào, kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
CaC2 ®C2H2 ® C6H6 ® C6H5CH(CH3)2 ® C6H5OH ® 2,4,6-tribromphenol
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học
HĐ 1
GV gợi ý để HS đưa ra định nghĩa
HĐ 2
HS phân loại hợp chất cacbonyl
HĐ 3
Làm bài tập 1 và 2 trang 203 SGK
HĐ 4
HS quan sát mẫu vật kết hợp với SGK để nêu tính chất vật lý của các chất
I- ĐỊNH NGHĨA- CẤU TRÚC-PHÂN LOẠI- DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
1- Định nghĩa và cấu trúc
a) Định nghĩa
* Nhóm cacbonyl là nhóm >C=O
* Andehit là hợp chất cacbonyl mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết với gốc hidrocacbon hoặc nguyên tử H
* Nhóm –CH=O gọi là nhóm cacbandehit
* Xeton là hợp chất cacbonyl mà phân tử có nhóm >C=O liên kết với hai gốc hidrocacbon
b) Cấu trúc của nhóm cacbonyl
Nguyên tử C mang liên kết đôi ở trạng thái lai hóa sp2, liên kết phân cực mạnh
2- Phân loại
Dựa theo cấu tạo gốc hidrocacbon chia thành 3 loại: Hợp chất cacbonyl no; Hợp chất cacbonyl không no; Hợp chất cacbonyl thơm
3- Danh pháp
a) Andehit
Tên thay thế theo IUPAC: Tên hidrocacbon +al
HCH=O metanal; CH3CH=O etanal; CH3CH=CHCH=O but-2-en-1-al
b) Xeton
* Tên thay thế theo IUPAC : Tên hidrocacbon + on
CH3COCH3 propan-2-on; CH3COC6H5 axetophenon; CH3COCH2CH3 butan-2-on
* Tên gốc-chức: Tên hai
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_8_dan_xuat_halogen_ancol_pheno.doc