Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 14: Photpho - Lưu Ngọc Hân

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 1. Kiến thức:

 - Biết cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho.

 - Biết tính chất vật lí của photpho

 - Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho.

 - HS hiểu : tính chất hoá học của photpho

 2. kĩ năng

 Học sinh vận dụng được những hiểu biết về tính chất vật lí và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các bài tập.

 II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề

 - Phương tiện: Tranh ảnh có liên quan, photpho đỏ, photpho trắng.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Dạy bài mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 07/07/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 nâng cao - Bài 14: Photpho - Lưu Ngọc Hân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Tiết: 21 Bài 14: PHOTPHO I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: - Biết cấu tạo phân tử và các dạng thù hình của photpho. - Biết tính chất vật lí của photpho - Biết được phương pháp điều chế và ứng dụng của photpho. - HS hiểu : tính chất hoá học của photpho 2. kĩ năng Học sinh vận dụng được những hiểu biết về tính chất vật lí và tính chất hóa học của photpho để giải quyết các bài tập. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN - Phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề - Phương tiện: Tranh ảnh có liên quan, photpho đỏ, photpho trắng. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS I/ Tính chất vật lý: Có 2 dạng thù hình chính 1. Photpho trắng: - Tinh thể màu trắng, gồm các phân tử P4 liên kết với nhau bằng lực hút yếu à Tinh thể P trắng mềm, nhiệt nóng chảy thấp. - Rất độc, không tan trong nước, dễ tan trong dung môi hữu cơ. - Phát quang trong bóng tối (lân quang) 2. Photpho đỏ: - Chất bột màu đỏ có cấu trúc polime Pn bền à Khó nóng chảy, khó tan, khó bay hơi - Không độc. - Không phát quang P đỏ P trắng II/ Tính chất hóa học: - Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ. - Photpho thể hiện tính khử và tính oxi hoá 1. Tính oxi hóa: Khi tác dụng với kim loại mạnh 2P + 3Ca Ca3P2 Canxi photphua 2. Tính khử: Khi tác dụng với phi kim họat động và những chất oxi hóa mạnh. a. Với oxi: 4P + 3O2 2P2O3 (thiếu oxi) 4P + 5O2 2P2O5 (dư oxi) b. Với Clo: VD: 2P + 3Cl2 2PCl3 ( thiếu clo) 2P + 5Cl2 2PCl5 (dư clo ) c. Với hợp chất oxi hóa mạnh: HNO3, KClO3 6P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl Kết luận: - P họat động mạnh hơn N - P trắng họat động hơn P đỏ - P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử III/ Ứng dụng: Sản xuất H3PO4, sản xuất diêm Sản xuất bom, đạn. IV/ Trạng thái tự nhiên – điều chế: 1. Trạng thái tự nhiên: - Không tồn tại dạng tự do đơn chất - Tồn tại ở dạng muối: chủ yếu là khoáng apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2 2. Điều chế: Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 2P + 5CO Hoạt động 1 (10 phút) GV cho HS xem mẫu photpho và tìm hiểu SGK cho biết - Photpho có mấy dạng thù hình chính? - Sự khác nhau về tính chất vật lý giữa các dạng thù hình là gì? HS trình bày dựa theo SGK về trạng thái, màu, cấu trúc phân tử, tính tan... GV giải thích thêm về sự chuyển hóa qua lại giữa các dạng thù hình GV cung cấp : trong PTN ta sử dụng photpho đỏ và được ngâm trong nước. Hoạt động 2 ( 20 phút) GV: Hãy dựa vào số oxi hoá có thể có của P dự đóan tính chất hóa học của P HS: P có tính khử và tính oxi hoá GV: Tại sao ở điều kiện thường photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ trong khi nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho. HS: Liên kết trong photpho là liên kết kem bền P chuyển lên số oxi hoá +5 dễ dàng hơn nitơ GV: Tính oxi hoá của photpho thể hiện như thế nào? Hãy viết PTHH minh hoạ? GV giới thiệu ứng dụng của Zn3P2 (thuốc diệt chuột) GV: Photpho thể hiện tính khử như thế nào? viết phương trình phản ứng minh họa HS: Tác dụng với phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh... GV bổ sung : photpho trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ.Và kết luận về tính chất hoá học của photpho Hoạt động 3 ( 2 phút) GV: hãy dựa vào SGK và thực tế, cho biết ứng dụng của photpho? GV thông báo vai trò của photpho đối với con người (nguyên tố của sự sống và sự tư duy) Hoạt động 4 (10 phút) GV: Trong tự nhiên, photpho tồn tại ở các dạng nào? GV: Tại sao trong tự nhiên photpho tồn tại dạng hợp chất còn nitơ tồn tại dạng đơn chất? HS: do photpho hoạt động hơn nitơ ở điều kiện thường. GV: Trong công nghiệp photpho được điều chế như thế nào? 4. Củng cố: GV dùng bài tập 2 SGK 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập 3,4,56 SGK. - Chuẩn bị bài H3PO4 và muối photphat IV. RÚT KINH NGHIỆM ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_nang_cao_bai_14_photpho_luu_ngoc_han.doc