Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 15: Axit Nitric và muối Nitrrat (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức : HS biết:

 - Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit.

 - Cách nhận biết ion NO3- bằng phương pháp hóa học

 - Chu trình nito trong tự nhiên

 2. Kĩ năng :

 - Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.

 - Viết các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học.

 - Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 3. Tình cảm thái độ:

 - Thận trọng khi sử dụng hóa chất .

 - Có ý thưc giữ gìn an toàn khi làm thí nghiệm với hóa chất và bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: NH4NO3 ,KNO3 , NaNO3 ,tinh thể Cu(NO3)2 tinh thể Cu, dd H2SO4 l ống nghiệm, đèn còn, giá ống nghiệm.

 2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại phương pháp cân bằng PT của PƯ ô xi hoá - khử

III. Tiến trình bài giảng:

 1. Kiểm tra bài cũ

 - Nêu tính chất hoá học của axit nitric, viết phương trình PƯ minh hoạ

 - Phương pháp điều chế axit trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

 viết các phương trình phản ứng làm cơ sở cho quá trình sản xuất

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 15: Axit Nitric và muối Nitrrat (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 11A 19/9/2010 11B 11D Tiết 15: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRRAT (tiếp) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức : HS biết: - Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit. - Cách nhận biết ion NO3- bằng phương pháp hóa học - Chu trình nito trong tự nhiên 2. Kĩ năng : - Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat. - Viết các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học. - Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp, nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Tình cảm thái độ: - Thận trọng khi sử dụng hóa chất . - Có ý thưc giữ gìn an toàn khi làm thí nghiệm với hóa chất và bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: NH4NO3 ,KNO3 , NaNO3 ,tinh thể Cu(NO3)2 tinh thể Cu, dd H2SO4 l ống nghiệm, đèn còn, giá ống nghiệm. 2. Chuẩn bị của HS : Ôn lại phương pháp cân bằng PT của PƯ ô xi hoá - khử III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ - Nêu tính chất hoá học của axit nitric, viết phương trình PƯ minh hoạ - Phương pháp điều chế axit trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp viết các phương trình phản ứng làm cơ sở cho quá trình sản xuất 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tính chất vật lí GV: Muối của axít nitric gọi là muối nitrat HS : HS nghiên cứu SGK, bảng tính tan và tinh thể muối nitrat cho biết đặc điểm tính tan của muối nitrat. Viết phương trình điện li một số muối nitrat GV: Bổ xung: ion NO3- một số muối nitrat dễ bị chảy rữa trong không khí Hoạt động 2: Tính chất hóa học GV: Mô tả thí nghiệm nung ống nghiệm 1 chứa NaNO3, ống nghiệm 2 chứa Cu (NO3)2 ống 1: Sản phẩm có khí ô xi và muối nitrit, ống 2: Sản phẩm là khí NO2 , ô xi và ô xít kim loại. HS : Viết phương trình phản ứng nhận xét sự thay đổi số ô xi hóa của nitơ rút ra kết luận. Hoạt động 3: Nhận biết ion nitrat GV: Làm thí nghiệm: Cho một mảnh đồng kim loại vào dd NaNO3 thêm vào giọt H2SO4 . HS : Quan sát hiện tượng, giải thích nhận xét dd đang từ không màu chuyển thành màu xanh có khí không màu thoát ra, sau đó hóa nâu trong không khí. Hoạt động 4: Ứng dụng HS : Nghiên cứu SGK và tìm hiểu trong thực tế cho biết muối nitrat có ứng dụng gì. Hoạt động 5: Chu trình nito trong tự nhiên GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận về sự tuần hoàn của Nitơ trong tự nhiên: 1. Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ vô cơ và hữu cơ? 2. Sự chuyển hóa qua lại giữa nitơ tự do và nitơ hợp chất 3. sự can thiệp của con ngưòi đến đến sự chuyển hóa nitơ. HS : Sử dụng hình 2.10 SGK kết hợp SGK trả lời câu hỏi. B. Muối nitrat. I. Tính chất của muối nitrat 1. Tính chất vật lí - Tất cả các muối nitrat đều tan - Đó là chất điện li mạnh Ca(NO3)2 Ca2+ + 2NO3- NH4NO3 NH4+ + NO3- KNO3 K+ + NO3- 2. Tính chất hóa học: Muối nitrat dễ bị nhiệt phân hủy, sản phẩm của phản ứng tùy thuộc vào bản chất của cation tạo muối. a. Muối nitrat của kim loại hoạt động mạnh ( K, Na ...) phân hủy thành muối nitrit và ô xi. 2KNO3 2KNO2 + O2 b. Muối nitrat của kim loại hoạt động (Mg , Zn ... Cu ) phân hủy thành ôxít kim loại, nitơđiôxit và ô xi. 2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2+ O2 c. Muối của kim loại kém hoạt động (Ag, Hg ... ) phân hủy thành kim loại nitơđiôxit và ôxi 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2 Kết luận: Khi nung nóng muối nitrat là chất ô xí hóa mạnh 3. Nhận biết ion nitrat - Trong môi trường trung tính ion NO3- không có tính ô xi hóa. - Trong môi trường a xít ion NO3- thể hiện tính ô xi hóa giống như axít nitơric. - Dùng kim loại đồng trong môi trường a xít để nhận ra ion NO3- . Tạo ra dd có màu xanh, có khí nâu đỏ thoát ra. 3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO+4H2O 2NO + O2 2NO2 (nâu đỏ) III. ứng dụng của muối nitrat. - Chủ yếu làm phân bón hóa học - Dùng để chế thuốc nổ đen C. Chu trình nitơ trong tự nhiên SGK Hoạt động 6: 3. Củng cố - luyện tập : HS nhắc lại tính chất của muối Nitrat 1. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là kim loại, khí nitơđiôxit và ôxi: A. Zn(NO3)2 , KNO3 , Pb(NO3)2 B. Ca(NO3)2 , LiNO3 , KNO3 C. Cu(NO3)2 , LiNO3 , KNO3 D. Hg(NO3)2 , AgNO3 Đáp án D 2. Có 6 lọ không nhãn đựng riêng biệt từng dd của các muối có cùng nồng độ sau:Mg(NO3)2 , MgCl2 , MgSO4 , CuSO4 , CuCl2 , Cu(NO3)2 . Hãy nêu cách nhận biết mỗi lọ đựng chất nào .Viết phương trình phản ứng xảy ra. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : Làm bài tập 2,3,4,5 SGk Chuẩn bị bài phốt pho Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_15_axit_nitric_va_muoi_nitrrat_t.doc