Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li

 Tiết 3: Bài 1 .SỰ ĐIỆN LI

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

 2. Kĩ năng:

 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

3.Tư tưởng:

- Rèn luyện tư tưởng làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo.

- Xây dựng tư tưởng học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch

II. CHUẨN BỊ

1. THẦY:

- Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện.

- Tranh vẽ ( Hình 1.1 SGK)

2. TRÒ:

- Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học trong chương trình vật lý lớp 7.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 3, Bài 1: Sự điện li, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp Tiết ( tkb) Ngày dạy Sĩ số Vắng 11A 11B 11C Chương I. SỰ ĐIỆN LI Tiết 3: Bài 1 .SỰ ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 3.Tư tưởng: - Rèn luyện tư tưởng làm việc khoa học, nghiêm túc, sáng tạo. - Xây dựng tư tưởng học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch II. CHUẨN BỊ THẦY: Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện. Tranh vẽ ( Hình 1.1 SGK) TRÒ: Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học trong chương trình vật lý lớp 7. IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 2.Bài mới: Hoạt động của GV - HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hiện tượng điện li. GV: lắp hệ thống thí nghiệm như hình vẽ SGK và làm thí nghiệm biểu diễn. HS: Kết luận: - Dung dịch axit, bazơ muối dẫn điện. Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch rượu đường không dẫn điện. GV:Nguyên nhân dẫn điện của dung dịch axit, bazơ, muối. Tại sao các dung dịch muối axit, bazơ muối dẫn được điện ? Biểu diễn sự phân li của axit bazơ muối theo phương trình điện li. Hướng dẫn cách gọi tên một số ion. GV đưa ra một số axit bazơ, muối quen thuộc để học sinh biểu diễn sự phân li và gọi tên các ion tạo thành. HS: Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn điện. Vận dụng kiến thức về dòng điện để giải thích Do trong dung dịch có các tiểu phân mang điện tích gọi là các ion. Các ion này do các phân tử axit bazơ muối khi tan trong nước phân li ra. I. Hiện tượng điện li 1. Thí nghiệm SGK 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ, muối trong nước - Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li. - Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li. - Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li. Thí dụ NaCl → Na+ + Cl- HCl → H+ + Cl- NaOH → Na+ + OH- Hoạt động 2: Phân loại chất điện li GV : mô tả thí nghiệm 2 của dung dịch HCl và CH3COOH ở SGK và cho HS nhận xét và rút ra kết luận. HS: Dung dịch HCl dẫn điện tốt hơn dung dịch dung dịch CH3COOH cùng nồng độ. GV : gợi ý để HS rút ra các khái niệm chất điện li mạnh. HS: Dựa vào mức độ dẫn điện của dung dịch chất điện li người ta chia thành chất điện li mạnh chất điện li yếu. - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. GV: nhắc lại đặc điểm cấu tạo của tinh thể NaCl là tinh thể ion, các ion âm và dương phân bố đều đặn tại các nút mạng. GV khi cho tinh thể NaCl vào nước thì có hiện tượng gì xảy ra? HS: Quá trình điện li của NaCl được biểu diễn bằng phương trình: NaCl → Na+ + Cl- GV: kết luận dưới tác dụng của các phân tử nước phân cực. Các ion Na+ và ion Cl- tách ra khỏi tinh thể đi vào dung dịch. GV: lấy thí dụ CH3COOH để phân tích rồi giúp HS rút ra định nghĩa, đồng thời giáo viên cũng cung cấp cho HS cách biểu diễn trong phương trình điện li của chất điện li yếu Đặc điểm của quá trình điện li yếu ? Chúng cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng. HS: - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch. quá trình thuận nghịch trong chất điện li yếu cũng tương tự như một cân bằng hoá học. II. Phân loại chất điện li 1. Thí nghiệm SGK - Nhận xét ở cùng nồng độ thì HCl dẫn điện nhiều hơn CH3COOH. 2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu a. Chất điện li mạnh - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. NaCl → Na+ + Cl- Chất điện li mạnh bao gồm Các axit mạnh như HNO3, H2SO4, HClO4, HClO3, HCl, HBr, HI, HMnO4... Các bazơ mạnh như NaOH, Ba(OH)2... Hầu hết các muối. b. Chất điện li yếu - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần phân li ra ion, phần còn lại tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch. Thí dụ CH3COOH D CH3COO- + H+ - Chất điện li yếu gồm axit có độ mạnh trung bình và yếu: CH3COOH, HCN, H2S, HClO, HNO2, H3PO4... bazơ yếu Mg(OH)2, Bi(OH)3... Một số muối của thuỷ ngân như Hg(CN)2, HgCl2... Hoạt động 3: Củng cố Sự điện li, chất điện li là gì ? Thế nào là chất điện li mạnh, điện li yếu ? Cho thí dụ và viết phản ứng minh hoạ. 3.Dặn dò Làm bài tập SGK và SBT . Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_3_bai_1_su_dien_li.doc
Giáo án liên quan