I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Biết được :
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm ; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh).
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng).
2. Về kỹ năng:
Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học.
Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.
3. Về thái độ:
-Yêu thích hóa học, bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Băng phiến
Bảng phụ, có câu hỏi ôn tập cuối bài
2.Học sinh:
Học bài benzen và các đồng đẳng, xêm trước bài mới ở sgk
III. Trọng tâm bài giảng:
Cấu trúc phân tử của stiren và naphtalen.
Tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 51: Benzen và đồng đẳng một số Hiđrocacbon thơm khác (Tiết 2) - Đỗ Trần Uyển Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 51 Ngày soạn: ./../.
Tên bài giảng: Ngày dạy:../.../ ..
BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG
MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Biết được :
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm ; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh).
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng).
2. Về kỹ năng:
- Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
- Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp.
3. Về thái độ:
-Yêu thích hóa học, bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
Băng phiến
Bảng phụ, có câu hỏi ôn tập cuối bài
2.Học sinh:
Học bài benzen và các đồng đẳng, xêm trước bài mới ở sgk
III. Trọng tâm bài giảng:
- Cấu trúc phân tử của stiren và naphtalen.
- Tính chất hoá học của stiren và naphtalen.
IV. Phương pháp:
Phát vấn, đàm thoại nêu vấn đề
V. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ(5)
Câu 1. Viết CTCT, gọi tên các aren C8H10
Câu 2. Viết pư của benzen với brom (xt Fe), Clo ( as), HNO3 ( H2SO4đ)
Câu 3. Nêu quy tắc thế trên vòng benzen. Viết pư của toluen với brom (xt Fe), Clo ( as)
3. Giảng bài mới:
tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
5
Hoạt động 1
-Yc hs viết CTCt ứng với CTPT H8H8 (có vòng benzen)
-Đọc tên chất vừa viết được theo 2 cách
-Yc hs nhận xét đặc điểm cấu tạo của stiren?
-Từ cấu tạo, yc hs dự đoán tchh của stiren
-Yc hs nêu tcvl của stiren
-Có vòng benzen
-Có 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen
-Có tính chất giống benzen
-Có tính chất giống anken
-Chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước và ko tan trong nước
B. Một vài hiđrocacbon thơm khác
I. Stiren
1. Cấu tạo, tính chất vật lí của stiren
Vinyl benzen hay stiren
-Có vòng benzen
-Có 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen
-Chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước và ko tan trong nước
15
Hoạt động 2
-Yc hs dự đoán hiện tượng TN khi cho stiren vào dung dịch nước brom. Giải thích, viết ptpư
-Yc hs viết pư cộng HX của stiren.
-Lưu ý pư công HX tuân theo quy tắc Maccopnhicop
-Stiren cũng có pư trùng hợp như anken, yc hs viết pư trùng hợp của stiren
-Yc hs nc pư cộng H2 của stiren
-Pư công H2 qua 2 giai đọa, gđ 1 cộng vào nối đôi anken, gđ 2 cộng vào vòng benzen
-Tương tự aren, stiren cũng có pư thế trên vòng benzen
-Stiren làm mất màu dd brom do có pư công vào nối đôi ngoài vòng benzen
-Viết pt
-Viết pt
-Nc sgk, viết pt
2. Tính chất hóa học
Stiren có khả năng tham gia pư thế vào vòng benzen và pư cộng vào nối đôi
a. Giống anken
-Pư cộng
C6H5 - CH = CH2 + Br2 →
C6H5 - CHBr - CH2Br
(làm mất màu dd brom)
C6H5 - CH = CH2 + HCl →
C6H5 - CHCl - CH3
-Pư trùng hợp
nC6H5-CH=CH2
- Pư đồng trùng hợp (viết thêm nếu tg cho phép)
- Pư oxh
C6H5-CH=CH2 + KMnO4 + H2O →
C6H5-CH(OH) - CH2(OH) + KOH + MnO2
b. Giống benzen
-Tác dụng với H2
-Tham gia pư thế giống benzen
15
Hoạt động 3
-Cho hs quan sát naphtalen (viên băng phiến). Nhận xét về trạng thái, nêu 1 số tcvl
-Bổ sung 1 số tcvl khác
-Nêu CTCT và các vị trí trên CTCT
-Nêu vị trí ưu tiên khi tham gia pư thế
-Yc hs viết pư thế halogen, pư nitro hóa naphtalen
-Gợi ý hs viết pư công H2 vào naphatalen theo 2 giai đoạn
-Yc hs quan sát sgk, nêu ứng dụng của 1 số HC thơm
-Chất rắn, không tan trong nước, có tính thăng hoa
-Viết pư
-Đọc sgk, nêu ứng dụng
II. Naphtalen
1. Tính chất vật lí và cấu tạo
-Chất rắn, không tan trong nước, có tính thăng hoa
-CTCT:
2. Tính chất hóa học
a. Pư thế
b. Phản ứng cộng
c. Oxh
-Không làm mất màu dd KMnO4 ở điều kiện thường
- Pư với oxi ko khí
Anhidrit phtalic
C. Ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm: sgk
4. Củng cố(5)
Câu 1. Tính thơm là
A. Tương đối dễ tham gia pư thế, tương đối khó tham gia pư cộng
B. Dễ tham gia pư cộng và thế
C. Có mùi thơm đặc trưng
D. Tương đối dễ tham gia pư cộng, tương đối khó tham gia pư thế
Câu 2. Cho các chất: stiren, buta -1,3- đien, benzen, propin. Xét về khă năng làm mất màu dd nước brom, nhận xét nào sau đây là đúng
A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
C. Có 2 chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
D. Có 1 chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom
5. Dặn dò
Làm bài tập 1-13/159,160,161 sgk
6. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_51_benzen_va_dong_dang_mot_so_hi.doc