Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 1-3 - Lê Hồng Phước

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:Hệ thống hoá tính chất vật lý, tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm Halogen, oxi – lưu huỳnh.

2.Kĩ năng:

- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí

- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng

3.Thái độ: Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập

 4. Phương pháp: Phát vấn- Kết nhóm

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập để ôn tập

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về halogen, oxi – lưu huỳnh

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2.Kiểm tra bài cũ: Không

3.Bài mới:

 

doc28 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 1-3 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy: 20/8/2012 Tuần: 1 Tiết: 1 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng oxy hoá – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng HH. 2.Kĩ năng: - Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học - Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron. 3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh 4. Phương pháp: Phát vấn, kết nhóm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BTH các nguyên tố 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững GV: Hệ thống lại các kiến thức cơ bản trọng tâm của chương trình hoá lớp 10 về: Cơ sở lý thuyết hoá học, giúp hs thuận lợi khi tiếp thu kiến thức HH lớp 11. HS: Tự ôn tập để nhớ lại kiến thức và vận dụng tổng hợp kiến thức thông qua việc giải bài tập. A. Các kiến thức cần ôn tập: - Về cơ sở lý thuyết hoá học. - Cấu tạo nguyên tử. - BTH các ngtố hoá học và ĐLTH. - Liên kết hoá học - Phản ứng oxi hóa- khử - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học Hoạt động 2: Bài tập áp dụng GV: Cho hs vận dụng lý thuyết để giải bài tập về ngtử, BTH, ĐLTH. Bài 1: Cho các ngtố A,B,C có số hiệu ngtử lần lượt là 11,12,13. a. Viết cấu hình e của ngtử. b. Xác định vị trí của các ngtố đó trong BTH. c. Cho biết tên ngtố và kí hiệu hoá học của các ngtố. d. Viết CT oxít cao nhất của các ngtố đó. e. Sắp xếp các ngtố đó theo chiều tính kim loại # dần và các oxít theo chiều tính bazơ giảm dần. GV: Nhận xét và sửa sai nếu có. GV: Cho hs vận dụng liên kết hoá học để giải bài tập 2. Bài 2: a. So sánh liên kết ion và lk CHT b. Trong các chất sau đây, chất nào có lk ion, chất nào có lk CHT: NaCl, HCl, H2O, Cl2. c. CTE, CTCT. GV: Nhận xét và sửa sai nếu có. GV: Cho hs vận dụng lý thuyết pứ hoá học để hoàn thành pthh bằng pp thăng bằng e. Bài 3: Cân bằng PTHH: xác định chất oxi hoá, chất khử. a. KMnO4+HClKCl+MnCl2+H2O+Cl2 b. Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO2+H2O c. Na2SO3 + K2Cr2O7 + H2SO4 H2O+Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 d.Cr2O3 + KNO3 + KOH KNO2+ K2CrO4 + H2O GV: Cho hs vận dụng tốc độ Pứ & CB hoá học để giải. Bài 4: Cho pứ xảy ra trong bình khí: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2(k) rH = +178 KJ a. Toả nhiệt hay thu nhiệt. b. Cân bằng chuyển dịch về phía nào ? -Giảm to của pứ -Thêm khí CO2 vào bình -Tăng dung tích của bình. GV: Nhận xét và kết luận. HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện lên trình bày. HS: Thảo luận theo nhóm và đưa ra lời giải. HS: Suy nghĩ trong 5’, rồi trình bày., B. Bài tập áp dụng: 1.Vận dụng lý thuyết về ngtử ĐLTH, BTH. Bài 1: a. Viết cấu hình e - (Z = 11): 1s2 2s2 2p6 3s1 - (Z = 12): 1s2 2s2 2p6 3s2 - (Z = 13): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 b. Xác định ví trí : - Stt 11: Chu kì 3: Nhóm IA - Stt 12: Chu kì 3. Nhóm IIA - Stt 13: Chu kì 3 Nhóm IIIA c. Na, Mg, Al d. Na2O, MgO, Al2O3 e. Sắp xếp các ngtố theo chiều -Tính kim loại & : Al < Mg < Na -Các oxít: Na2O > MgO > Al2O3 2. Vận dụng liên kết hoá học: Bài 2: a. So sánh –Giống nhau: Các ngtử liên kết với nhau tạo ptử để có cấu hình e bền của khí hiếm. -Khác:Liên kết CHT: là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung. + Liên kết Ion: là liên kết được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu. b. LK ion: NaCl LK CHT: HCl, H2O, Cl2 c. CTe: CTCT H: Cl H – Cl Cl : Cl: Cl – Cl H: O: H H – O – H 3/ Vận dụng phản ứng hoá học: Bài 3: +7 -1 +2 0 a. 2KMnO4+16HCl 2 MnCl2+ 5Cl2 + 2KCl + 8H2O Chất khử: HCl Chất oxy hoá: KMnO4 0 +5 +2 +4 b.2Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO2+4H2O Chất khử: CuO Chất oxi hoá: HNO3 +4 +6 +6 c.3Na2SO3 + K2Cr2O7 + 4H2SO4 +6 +6 +3 3Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 +4H2O Chất oxy hoá: K2Cr2O7 Chất khử: Na2SO3 d.O3 + 3KO3 + 4KOH 2K2O4+3KO2 + 2H2O. Chất khử: Cr2O3 Chất oxy hoá: KNO3 MT: KOH 4/ Vận dụng tốc độ pứ & CBHH: Bài 4: a. Thu nhiệt vì rH>O b. Theo nglý chuyển dịch CB thì - Chiều khi to giảm - Chiều khi nén thêm khí CO2 vào bình. - Chiều khi tăng dt của bình. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Bảng tuần hoàn - Bản chất liên kết CHT, liên kết ion - Cân bằng phản ứng oxi hóa khử - Các yếu tố ảnh hưởng đến CBHH - Ôn tập kiến thức về halogen, oxi – lưu huỳnh - Làm các bài tập về axit sunfuric Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Ngày soạn: 18/8/2012 Ngày dạy: 21/8/2012 Tuần: 1 Tiết: 2 ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức:Hệ thống hoá tính chất vật lý, tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm Halogen, oxi – lưu huỳnh. 2.Kĩ năng: - Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí - Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng 3.Thái độ: Học sinh chủ động tư duy, sáng tạo để giải bài tập 4. Phương pháp: Phát vấn- Kết nhóm II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập để ôn tập 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về halogen, oxi – lưu huỳnh III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Kiến thức cần ôn tập GV: Hệ thống hoá các kiến thức, làm rõ quy luật phụ thuộc giữa t/c hoá học của các nhóm halogen. Oxi – lưu huỳnh với các đặc điểm cấu tạo ngtử, liên kết hoá học. HS: Tự ôn tập các kiến thức mà gv vừa nêu, sau đó vận dụng giải bài tập. A. Các kiến thức cần ôn tập. -Tính chất hoá học của nhóm halogen oxi, lưu huỳnh. -Đặc điểm cấu tạo ngtử, liên kết hoá học của chúng. Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng GV: Vận dụng để ôn tập nhóm halogen oxi – lưu huỳnh. Bài 1: So sánh các halogen, oxi, lưu huỳnh về đặc điểm cấu tạo ngtử, lk hoá học, tính oxi hoá – khử. GV: Nhận xét và bổ sung GV: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, điện tích. Bài 2: Cho 20g hỗn hợp Mg và Fe tác dụng với d2 HCl dư, ta thấy có 11,2 lít khí H2 (đktc) thoát ra, khối lượng muối tạo thành sau pứ là bao nhiêu g? a. 50g b. 6 c. 55,5g d. 60g Gv: Nhận xét và sửa sai nếu có. -Các PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 -Theo (1) và (2) N = 1/2 N = 11,2 = 0,5mol H2 Cl- 22,4 m = m + m Muối hh Clorua = 20 + 2 x 0,5 x 35,5 = 55,5g GV: Áp dụng cho chất khí Bài 3: Một hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với H2 là 24 thành phần % của mỗi khí theo thể tích lần lượt là: a. 75% và 25% c. 50% và 50% b. 25% và 75% d. 35% và 65% -Đặt V1 và V2 lần lượt là thể tích của O2 và SO2 và trong hỗn hợp. -Theo bài: M hh khí = = 24x2=48 (g/mol) => 32V2 + 64V2 = 48(V1 + V2) => 16V2 = 16V1 => % V1 = %V2 = 50% GV: Nhận xét và đưa ra kết luận. Bài 4: Cho 31,84g hỗn hợp 2 muối NaX, NaY với X,Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp vào dd AgNO3 dư thu được 57,34g kết tủa. a. Xác định tên X,Y b. Tính số mol mỗi muối trong hỗn hợp. GV: Hướng dẫn cho hs tự giải và sửa chỗ sai cho hs. HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện lên trình bày. HS: Thảo luận nhóm, rồi trình bày. HS: Thảo luận theo nhóm, rồi trình bày. HS: Thảo luận theo nhóm, rồi nêu pp giải. B. Vận dụng giải bài tập: 1/ Nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh. Bài 1: ND so sánh Nhóm halogen Oxi-S Đặc điểm cấu tạo nguyên tử Liên kết hoá học Tính oxi hoá khử Đặc điểm của các đơn chất hợp chất quan trọng. 2/ Giải bài tập hoá học bằng phương pháp: Áp dụng ĐLBT khối lượng, điện tích. Bài 2: Đáp án c Áp dụng ĐLBT điện tích: Mg Mg2+ + 2e Fe Fe2+ + 2e x x 2x y y 2y 2H+ + 2e H2 11,2:22,4=0,5mol 2x + 2y = 1 hay x + y = 0,5 (1) Lại có: 24x + 56y = 20 (2) Từ (1) và (2) giải hệ ta có x=0,25, y=0,25 m = 55,5 gam 3/ Giải bằng cách lập hệ pt đại số. Bài 3: Chọn đáp án b 4/ Giải bài toán về nhóm halogen. Bài 4: a/ Gọi CT chung của 2 muối: NaX NaX + AgNO3 NaNO3 + AgX -Theo ptpứ X = 83,13 -Do X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp: X < 83,13 < Y -Nên x là brom (80) ; Y là iot (127) b/ Gọi x,y lần lượt NaBr, NaI IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Giải bài toán bằng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích - Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình đại số - Soạn bài “Sự điện li” Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... .. Ngày soạn: 19/8/2012 Ngày dạy: 24/8/2012 Tuần: 1 Tiết: 1 (TC) ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU 1. Học sinh biết: Kĩ năng giải bài tập về nguyên tử, cân bằng phản ứng oxi hoá khử, tính phần trăm khối lượng. 2. Học sinh hiểu: Nguyên tử, cân bằng phản ứng, % khối lượng. II. CHUẨN BỊ: Giáo án, học sinh ôn lại kiến thức đã học lớp 10 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS thảo luận theo bàn, GV gọi 1 HS lên trình bày. Hoạt động 2: GV: Chép đề lên bảng GV: yêu cầu 2 HS lên trình bày, các em còn lại làm vào vở nháp và quan sát GV: Nhắc lại 4 bước lập phương trình phản ứng oxi hoá khử cùng HS kiểm ta lại bài làm của các bạn trên bảng Hoạt động 3: GV: Chép đề lên bảng GV: Yêu cầu HS lên trình bày GV: Gọi HS nhận xét HS: Lên bảng trình bày HS: Lên bảng trình bày HS: Học sinh quan sát đề và suy nghỉ cách làm bài. Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n và e bằng 40, tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12. Xác định Z, A và viết cấu hình e của nguyên tố X, cho biết vị trí nguyên tố X trong BTH Giải: Ta có: p + n + e = 40 Mà p = e = Z 2p + n = 40 (1) Theo bài rat ta có 2p – n = 12 (2) Từ (1) và (2) ta có: p = Z =13, n = 14 A = Z + n = 13 + 14 = 27 Cấu hình electron của nguyên tố X là: 1s22s22p63s23p1 Ô thứ 13 Chu kì 3 Nhóm chính nhóm IIIA Bài 2: Cân bằng các phương trình sau đây bằng phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O Fe + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Giải: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O 1x Al Al + 3e 1x N + 3e N Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2H2O Fe + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 3 Fe Fe + 3e 2 S + 2e S 2Fe + 6H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 +3SO2 + 6H2O Bài 3: Cho 1,5 gam hỗn hợp gồm Nhôm và Magiê vào dd HCl có nồng độ 1 mol/l người ta thu được 1,68 lít khí ở ( đktc) a/ Tính % khối lượng mỗi kim loại. b/ Thể tích axit đã dung. Giải: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 x 3x 3/2x Mg + 2HCl MgCl2 + H2 y 2y y Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Mg Ta có: 27x + 24y = 1,5 x = 1/30 3/2x + y = 0,075 y = 0,025 % Mg = % Al = 60 % IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ - Cân bằng phương trình sau đây bằng phương pháp cân bằng phản ứng oxi hoá khử. Al + HNO3 Al(NO3)3 + N2 + H2O FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O - Bài tập về nhà: Hoà tan hoàn toàn 1,12 g kim loại hoá trị II vào dd HCl thu được 0,448 lít khí ở đktc. Kim loại đã cho là: A. Mg B. Zn C.Cu D. Fe - Chuẩn bị bài điện li sgk 11 Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23 /8/2012 Ngày dạy: 27/8/2012 Tuần : 2 Tiết : 3 CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI Bài 1: SỰ ĐIỆN LI I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. 2.Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 3.Thái độ: - Xây dựng thái độ học tập tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch - Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh 4. Học sinh vận dụng - Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) - Viết phương trình điện li của một số chất. 5. Phương pháp: Diễn giảng – phát vấn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình 11(sgk) để mô tả thí nghiệm hoặc chuẩn bị dụng cụ và hoá chất để biểu diễn TN sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 2. Học sinh: Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học ở chương trình vật lí lớp 7 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: Không 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Vì sao nước tự nhiên có thể dẫn điện được, nước cất thì không? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn điện của các chất Vào bài Triển khai bài: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung Hoạt động 1: Hiện tượng điện li. GV: Lắp hệ thống thí nhgiệm như sgk và làm thí nghiệm biểu diễn. GV: Đặt vấn đề: Tại sao dd này dẫn điện được mà dd khác lại không dẫn điện được? GV: Giới thiệu khái niệm: sự điện li, chất điện li, biểu diễn phương trình điện li Giải thích vì sao nước tự nhiên dẫn được điện GV: Hướng dẫn hs cách viết phương trình điện li của NaCl, HCl, NaOH. HS: Quan sát, nhận xét và rút ra kết luận. HS: Vận dụng kiến thức dòng điện đã học lớp 9 và nguyên cứu trong sgk về nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axít, bazơ, muối trong nước để trả lời. HS: Viết pt điện li của axit, bazơ, muối. I/ Hiện tượng điện li: 1/ Thí nghiệm: sgk *Kết luận: -Dung dịch muối, axít, bazơ: dẫn điện. -Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và 1 số dung dịch rượu, đường: không dẫn điện. 2/ Nguyên nhân tính dẫn điện của các dd axít, bazơ, muối trong nước: -Các muối, axít, bazơ khi tan trong nước phân li ra các ion làm cho dd của chúng dẫn điện. -Quá trình phân li các chất trong H2O ra ion là sự điện li. -Những chất tan trong H2O phân li thành các ion gọi là chất điện li. -Sự điện li được biểu diễn bằng pt điện li: NaCl Na+ + Cl- HCl H+ + Cl- NaOH Na+ + OH- Hoạt động 2: Phân loại các chất điện li. GV: Biểu diễn TN 2 của 2 dd HCl và CH3COOH ở sgk và cho hs nhận xét và rút ra kết luận. GV: Đặt vấn đề: Tại sao dd HCl 0,1M dẫn điện mạnh hơn dd CH3COOH 0,1M? Gợi ý để hs rút ra các khái niệm chất điện li mạnh. GV: Yêu cầu HS viết phương trình điện li. GV: Kết luận về chất điện li mạnh gồm các chất nào GV: Lấy ví dụ CH3COOH để phân tích, rồi cho hs rút ra định nghĩa về chất điện li yếu. GV: Cung cấp cho hs cách viết pt điện li của chất điện li yếu. GV: Yêu cầu hs nêu đặc điểm của quá trình thuận nghịch và từ đó cho hs liên hệ với quá trình điện li. HS:Nghiên cứu sgk để trả lời: Nồng độ các ion trong dd HCl lớn hơn nồng độ các ion trong dd CH3COOH, nghĩa là số phân tử HCl phân li ra ion nhiều hơn số phân tử CH3COOH phân li ra ion. HS: Viết pt biểu diễn sự điện li. HS: Nêu đặc điểm của quá trình thuận nghịch. II/ Phân loại các chất điện li: 1/ Thí nghiệm: sgk *Nhận xét: ở cùng nồng độ thì HCl phân li ra ion nhiều hơn CH3COOH . 2/ Chất điện li mạnh và chất điện li yếu: a/ Chất điện li mạnh: -Khái niệm: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. -Phương trình điện li NaCl: NaCl Na+ + Cl- 100 ptử 100 ion Na+ và 100 ion Cl- -Gồm: + Các axít mạnh HCl, HNO3, H2SO4 + Các bazơ mạnh:NaOH, KOH, Ba(OH)2 + Hầu hết các muối. b/ Chất điện li yếu: - Khái niệm: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Pt điện li: CH3COOH CH3COO- + H+ -Gồm: + Các axít yếu: H2S , HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, ... + Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3... *Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Satơliê. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ Viết phương trình điện li của một số chất - Làm bài tập SGK - Chuẩn bị trước bài “Axit, bazơ và muối” Rút kinh nghiệm: ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Ngày soạn: 24 /8/2012 Ngày dạy: 28/8/2012 Tuần : 2 Tiết : 4 AXIT - BAZƠ - MUỐI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : Axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc. - Định nghĩa : Axit, bazơ theo thuyết Bron-stêt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ 2. Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể. - Giải được bài tập : Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện li yếu ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan. 3. Học sinh vận dụng - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut - Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li 4. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải. II . CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Thí nghiệm Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)2 là một hidroxit lưỡng tính. Hóa chất : ddZnCl2 , dd NaOH, dd HCl. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY : 1. Kiểm tra bài cũ: Sự điện li là gì , chất điện li là gì ? cho ví dụ ? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? cho ví dụ? Hãy viết phương trình điện li của một axit, bazơ và một muối ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1. GV: Hãy viết phương trình điện li của HCl, HBr, HNO3, từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các axit? GV: Các dung dịch axit có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ? Hoạt động 2: GV: Các axit HCl, HNO3, HBr trong các phương trình điện li trên phân li mấy nấc cho ra H+ ? GV: Các axit H3PO4, H2S sẽ phân li như thế nào? Viết phương trình điện li? Hoạt động 3 GV: Hãy viết phương trình điện li của NaOH, KOH, Ca(OH)2 từ đó nêu nhận xét chung về phương trình điện li của các bazơ? GV: Các dung dịch bazơ có tính chất hóa học chung gì? cho ví dụ? Hoạt động 4 *Thí nghiệm: Điều chế Zn(OH)2 từ ZnCl2 và NaOH trong 2 ống nghiệm. Gạn lấy phần kết tủa thêm dd HCl đến dư và dd NaOH đến dư vào trong mối ống nghiệm . Quan sát và nêu nhận xét. GV: Từ thí nghiệm hãy kết luận thế nào là hidroxit lưỡng tính? GV: Hãy viết phương trình điện li của Sn(OH)2 và Al(OH)3? HCl H+ + Cl-. HBr H+ + Br-. HNO3 H+ + NO3-. HS: Các axit trong nước phân li cho ra cation H+ và anion gốc axit. HS: Tính chất hóa học chung của axit là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối. Ví dụ: HCl + NaOH = NaCl + H2O. 2HCl + CaO = CaCl2 + H2O. 2HCl + Na2CO3 = ... HS: Phân li một nấc cho ra ion H+. HS: Phân li nhiều nấc cho ra H+. H3PO4 H+ + H2PO4-. H2PO4- H+ + HPO42-. HPO42-H+ + PO43-. NaOH Na+ + OH-. KOH K+ + OH-. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-. HS: Các bazơ trong nước phân li cho ra cation kim loại và anion OH-. HS: Tính chất hóa học chung của bazơ là : làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit, oxit axit, muối. Ví dụ: HCl + NaOH = NaCl + H2O. CO2 + NaOH = NaHCO3 CuCl2 + 2NaOH = ... Zn(OH)2 tan được trong cả dd HCl và dd NaOH. HS: Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. HS: Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại. I. Axit : (Theo A-re-ni-ut) 1. Định nghĩa: * Axit là chất khi tan trong nước phân li cho ra cation H+. Ví dụ: HCl H+ + Cl-. CH3COOH H+ + CH3COO-. * Vậy các dung dịch axit đều có một số tính chất chung, đó là tính chất của cation H+ trong dd. 2. Axit nhiều nấc: * Các axit HCl, HNO3, HBr, CH3COOH... trong nước chỉ phân li một nấc ra ion H+ đó là các axit một nấc. * Các axit H2SO4, H2SO3, H3PO4,... khi tan trong nước phân li theo nhiều nấc ra ion H+ đó là các axit nhiều nấc. Ví dụ: H3PO4 H+ + H2PO4-. H2PO4- H+ + HPO42-. HPO42-H+ + PO43-. H3PO4 trong nước phân li ba nấc ra ion H+ , đây là axit 3 nấc. II.Bazơ: (theo A-rê-ni-ut) * Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. Ví dụ: NaOH Na+ + OH-. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-. * Vậy các dung dịch bazơ đều có một số tính chất chung , đó là tính chất của các anion OH- trong dd. III. Hidroxit lưỡng tính: * Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. Phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-. Phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 2H+ + ZnO22-. (H2ZnO2) * Các hidroxit lưỡng tính thường gặp là: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Al(OH)3. * Các hidroxit lưỡng tính đều ít tan trong nước và lực axit, lực bazơ đều yếu. IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ Hãy viết phương trình điện li của H2SO3, H2S, H2CO3, Pb(OH)2, và Cu(OH)2. Làm bài tập 3, 4, 5 trang 10 SGK và đọc phần muối chuẩn bị cho tiết sau. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 20 /8/2012 Ngày dạy: 31/8/2012 Tuần : 2 Tiết : 2 (TC) LUYỆN TẬP: SỰ ĐIỆN LI – AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI I. MỤC TIÊU 1. Học sinh biết: - Viết phương trình điện li, phân biệt được chất điện li mạnh, yếu; giải thích được tính axit, bazơ, theo thuyết Arêniut, hiđroxit lưỡng tính. 2. Học sinh hiểu: - Sự điện li, axit, bazơ và hiđroxit lưỡng tính. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Giáo án 2. Học sinh: Ôn tập lí thuyết các bài trước III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Trình bày định nghĩa Axit, bazơ theo thuyết Arêniut . Cho ví dụ Trình bày định nghĩa hiđroxit lưỡng tính. Viết phương trình chứng minh Sn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính. 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 1: Viết phương trình điện li của các chất trong dd sau: HBrO4, CuSO4, Ba(NO3)2, HClO, HCN. Cho biết chất nào là chất điện li mạnh, chất nào là chất điện li yếu. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, các HS còn lại làm nháp và theo dõi bài bạn làm. GV: Yêu cầu 1 HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Hoạt động 2: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 2: Viết phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính Al(OH)3. GV: Yêu cầu HS suy nghỉ, sau đó gọi 1 HS lên bảng giải. GV quan sát các HS làm bài. GV: Nhận xét, hướng dẫn lại Hoạt động 3: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 3: Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho Al2(SO4)3 tác dụng với NaOH dư. GV: Yêu cầu HS suy nghỉ , sau đó gọi 1 HS lên bảng giải. Các HS còn lại lấy nháp ra làm bài và theo dõi bài bạn làm. GV: Nhận xét, hướng dẫn lại, lưu ý cho HS phần hiđroxit lưỡng tính. Hoạt động 4: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 4: Dựa vào thuyết Arêniut. Giải thích NH3 là một bazơ. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng giải, các HS còn lại làm nháp và theo dõi bài bạn làm. GV: Nhận xét, hướng dẫn lại Hoạt động 5: GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở. Bài 5: Trong một dd có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol NO. a/ Lập biểu thức liên hệ a, b, c, d. b/ Nếu a = 0,01; c = 0,01; d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu. GV: Hướng dẫn HS cách giải. HS: Chép đề HS: Chép đề HS: Chép đề HS: Lên bảng trình bày HS: Chép đề HS: Lên bảng trình bày HS: Chép đề HS: Chú ý nghe giảng Bài 1: Viết phương trình điện li của các chất trong dd sau: HBrO4

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_1_3_le_hong_phuoc.doc