I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
3. Trọng tâm:
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.
4. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm gồm
- Các dd : NH4Cl, AgNO3, Ca(OH)2 .
- Ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Nêu tính chất hóa học của NH3 và cho ví dụ minh họa ? Đọc tên sản phẩm tạo ra khi cho NH3 tác dụng với H2SO3 (tỷ lệ 1:1 và 2:1).
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 7 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2012
Ngày dạy: 01/10/2012
Tuần: 7
Tiết: 13
AMONIAC VÀ MUỐI AMONI (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.
3. Trọng tâm:
- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.
4. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
II. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm gồm
- Các dd : NH4Cl, AgNO3, Ca(OH)2 .
- Ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ :
Nêu tính chất hóa học của NH3 và cho ví dụ minh họa ? Đọc tên sản phẩm tạo ra khi cho NH3 tác dụng với H2SO3 (tỷ lệ 1:1 và 2:1).
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Muối amoni
GV: Nêu tên và công thức của một vài muối amoni ?
GV: Viết phương trình điện li của chúng khi tan trong nước , và nêu định nghĩa về muối amoni?
GV: Tham khảo sách giáo khoa và thực tế, nêu các tính chất vật lí của chúng ?
Hoạt động 2: Tính chất hoá học
1. Tham gia phản ứng trao đổi ion:
GV: Nêu các tính chất hóa học chung của muối ?
GV: Thí nghiệm 1 : Cho dd Ca(OH)2 vào dd NH4Cl , đun nóng (có quỳ tím ẩm) giải thích hiện tượng bằng phản ứng ?
GV: Thí nghiệm 2 : Cho dd AgNO3 vào dd NH4Cl để tạo kết tủa. Giải thích hiện tượng?
Hoạt động 3: Phản ứng nhiệt phân
GV: Thí nghiệm 3 : Nung nóng NH4Cl trong ống nghiệm có đậy tấm kính. Giải thích hiện tượng ?
HS: NH4Cl, NH4NO2, NH4NO3, NH4HSO4, (NH4)2CO3...
HS: NH4Cl --> NH4+ + Cl-.
Muối amoni là chất tinh thể ion, gồm cation NH4+ và anion gốc axit.
HS: Tất cả đều tan tốt trong nước, điện li hoàn toàn ra các ion .
- dd dẫn điện tốt.
- Ion NH4+ không màu (giống ion kim loại kiềm).
HS: Muối tham gia được các phản ứng trao đổi ion.
HS: Có khí bay lên làm xanh giấy quỳ ẩm.
- Các ion NH4+ và OH- kết hợp với nhau tạo thành NH3 bay lên.
HS: Có kết tủa trắng tạo thành
- Do sự kết hợp của Ag+ và Cl- có trong dd.
Ag+ + Cl- = AgCl.
HS: NH4Cl phân hủy tạo NH3 và HCl bay hơi, gặp nhau trên tấm kính tạo NH4Cl trở lại, làm trắng tấm kính.
- Ptpư:
NH4Cl --t0-> NH3 + HCl.
B. MUỐI AMONI:
I. Định nghĩa và tính chất vật lí:
1. Ví dụ và định nghĩa:
* Ví dụ: NH4Cl, NH4NO3, NH4HSO4, (NH4)2CO3...
* Định nghĩa : Muối amoni là chất tinh thể ion, gồm cation NH4+ và anion gốc axit.
2. Tính chất vật lí:
- Tất cả đều tan tốt trong nước, điện li hoàn toàn ra các ion .
- Ion NH4+ không màu (giống ion kim loại kiềm).
II. Tính chất hoá học:
1. Tham gia phản ứng trao đổi ion:
* Tác dụng với dd kiềm:
VD: Ca(OH)2 + 2NH4Cl -t0-> CaCl2 +
NH3 + H2O.
Pt ion thu gọn :
OH- + NH4+ --> NH3 + H2O.
* Tác dụng với dd muối:
VD:
NH4Cl + AgNO3 = AgCl + NH4NO3.
Pt ion thu gọn : Cl- + Ag+ = AgCl.
* Tác dụng với dd axit:
VD:
(NH4)2CO3 + 2HCl = 2NH4Cl +CO2 +
H2O.
Pt ion thu gọn :
CO32- + 2H+ = CO2 + H2O.
2. Phản ứng nhiệt phân:
Tất cả các muối amoni đều bị nhiệt phân.
* Muối chứa gốc của axit không có tính oxi hóa --t0-> NH3 + axit tương ứng.
VD: NH4Cl --t0-> NH3 + HCl.
(NH4)2CO3 -t0--> 2NH3 + CO2 + H2O.
* Muối chứa gốc của axit oxi hóa như NO2-, NO3-, SO42- -t0--> hh sản phẩm.
VD: NH4NO2 -t0--> N2 + 2H2O.
NH4NO3 -t0--> N2O + 2H2O.
3(NH4)2SO4 -t0--> 4NH3 + N2 + 3SO2 + 6H2O.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
- Làm bài tập 6/38 SGK.
- Làm bài tập SGK 4, 7, 8/ 38 , học bài cũ và đọc bài mới chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 28/9/2012
Ngày dạy: 02/10/2012
Tuần: 7
Tiết: 14
AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT: (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
Axit nitric
1.Kiến thức
Biết được:
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
Hiểu được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
2.Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh..., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3.
- Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.
3. Trọng tâm:
4. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Dụng cụ và hóa chất để làm thí nghiệm gồm
- Các hóa chất : quỳ tím, dd HNO3, CuO, dd NaOH, CaCO3, Fe, Cu.
- Ống nghiệm, kẹp gỗ.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu ví dụ về muối amoni và định nghĩa ?
Viết các phản ứng trao đổi ion của muối đó dạng phân tử và ion thu gọn.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử
GV: Vẽ CTCT của HNO3 và xác định hóa trị, số oxi hóa của N trong axit ?
Hoạt động 2. Tính chất vật lí
GV: Nêu các tính chất vật lí của HNO3 ?
Hoạt động 3. Tính chất hóa học
GV: Nêu tính chất hóa học chung của một axit ?Cho ví dụ với HNO3 ?
GV: Thí nghiệm 1 : HNO3 với các chất : dd NaOH, CuO, CaCO3.
Nêu hiện tượng và giải thích bằng phản ứng.
GV: Thí nghiệm 2: Cho mẫu Fe vào dd HNO3 đặc và đun nóng . Học sinh viết phản ứng minh họa.
GV: Thí nghiệm 3: Cho mẫu Cu vào dd HNO3 loãng . Học sinh viết phản ứng minh họa.
GV: Viết và cân bằng phản ứng của C, S với dd HNO3 đặc ?
Hoạt động 4: Ứng dụng
GV: Tham khảo SGK nêu ứng dụng của HNO3 ?
Hoạt động 5 : Điều chế
GV: Viết và cân bằng các phản ứng để điều chế HNO3 trong PTN và trong CN ?
Hoạt động 6: Tích hợp giáo dục môi trường
Tác dụng của HNO3 với các chất và sự ô nhiễm môi trường . Nhắc nhở HS cẩn thận khi tiếp xúc với HNO3
O
HS: ↑
H - O - N = O
N : hóa trị 4, số oxi hóa +5.
HS: Lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong k/khí ẩm .
- D HNO3n/c = 1,53g/ml.
- Tan tốt trong nước.
- Kém bền, khi có ánh sáng phân hủy cho NO2 → dd có màu vàng .
HS: Làm quỳ hóa đỏ.
- Tác dụng được với bazơ, oxit bazơ, muối của các axit yếu hơn.
H+ + OH- = H2O.
2H+ + CuO = Cu2+ + H2O.
2H+ + CaCO3 = Ca2+ + CO2
+ H2O.
HS: Có khí màu nâu bay ra
PTPƯ:
Fe + 6HNO3đặc -t0->
Fe(NO3)2 + 3NO2 + 3H2O.
HS: Có khí hóa nâu trong k/khí.
PTPƯ:
3Cu + 8HNO3loãng =
3Cu(NO3)2+ 2NO + H2O.
HS:
C + 4HNO3đặc -t0-> CO2 +
4NO2 + 2H2O.
S + 6HNO3đặc -t0-> H2SO4
+ 6NO2 + 2H2O.
HS: Học sinh trả lời và giáo viên bổ sung .
HS: Học sinh viết và giáo viên kiểm tra lại.
A. AXIT NITRIC:
I. Cấu tạo phân tử: O
- CTPT: HNO3. ↑
- CTCT: H - O - N = O
- N có hóa trị 4 và số oxi hóa +5.
II. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm (dd đặc).
- D HNO3n/c = 1,53g/ml.
- Tan tốt trong nước.
- Kém bền, ở đk thường, khi có ánh sáng phân hủy cho NO2 → dd có màu vàng và C% ≤ 68% , Ddd = 1,4g/ml.
III. Tính chất hóa học:
1. Tính axit:
* Trong nước cho H+, làm quỳ hóa đỏ.
* Tác dụng được với bazơ, oxit bazơ, muối của các axit yếu hơn.
VD:
2. Tính oxi hóa:
a. Với kim loại: Tác dụng với hầu hết kim loại, trừ Au và Pt, đưa kim loại lên số oxi hóa cao nhất.
* Với dd đậm đặc, thường giải phóng khí NO2. VD:
Fe + 6HNO3đặc -t0-> Fe(NO3)2 + 3NO2
+ 3H2O.
* Với dd loãng thường giải phóng khí NO. VD:
3Cu + 8HNO3loãng = 3Cu(NO3)2 +
2NO + H2O.
* Với các kim loại có tính khử mạnh có thể tạo ra khí N2, N20...
* Với dd đậm đặc, nguội thì một số kim loại như Al, Fe bị thụ động, nên có thể đựng HNO3 đặc trong thùng nhôm hoặc thùng sắt.
b. Với phi kim: Ở nhiệt độ cao, dd HNO3 phản ứng được với C, S, P...
VD: C + 4HNO3đặc -t0-> CO2 + 4NO2
+ 2H2O.
c. Với hợp chất: HNO3 đặc oxi hóa được một số hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy... bốc cháy hay bị phá hủy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
V. Ứng dụng:
Được dùng để sản xuất phân bón, thuốc nổ, phẩm nhuộm, dược phẩm...
VI. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
NaNO3(r)+H2SO4đ-t0->NaHSO4+HNO3
2. Trong công nghiệp:
a. 4NH3 + 5O2 -t0, Pt-> 4NO + 6H2O.
b. 2NO + O2 = 2NO2.
c. 4NO2 + O2 + 2H2O = 4HNO3.
Dung dịch thu được có C% =(52% → 68%) . Để có nồng độ cao hơn, người ta chưng cất axit này với H2SO4 đặc.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Viết và cân bằng phản ứng xảy ra khi cho Ag, Al vào dd HNO3 loãng ? (tạo NO)
Làm bài tập SGK 2, 3/ 45 , học bài cũ và đọc bài mới chuẩn bị cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 30/9/2012
Ngày dạy: 04/10/2012
Tuần: 7
Tiết: 7 (TC)
BÀI TẬP AXIT NITRIC
I. MỤC TIÊU
1. Học sinh biết
HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập
2. Học sinh hiểu
Bài tập axit nitric.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Ôn tập lí thuyết các bài trước
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp
2. Bài cũ:
Trình bày tính chất hóa học của Axit nitric
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1:
Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tá dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước ( không có sản phẩm khác ). Hỏi đó là oxit kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu
GV: Hướng dẫn HS cách viết pt, gợi ý cách giải, yêu cầu HS làm
GV: Yêu cầu HS cho biết kết quả
GV: Yêu cầu HS viết pt và tính khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng
Hoạt động 2:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2:
Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al làm 2 phần bằng nhau.
+ Phần thứ nhất: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít khí NO2 ( đktc)
+ Phần thứ hai: Cho tác dụng với hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí ( đktc)
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
Hoạt động 3:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3:
Cho 12,8 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, sinh ra khí NO2. Tính thể tích NO2 ( đktc).
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
HS: Chép đề
HS: Thảo luận làm bài
HS: Viết pt và tính khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng
HS: Chép đề
HS:Lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
HS: Chép đề
HS:Lên bảng trình bày
Bài 1:
Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tá dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước ( không có sản phẩm khác ). Hỏi đó là oxit kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu
Giải:
PTHH.
M2On + 2nHNO3 2M(NO3)n + nH2O (1)
Theo phản ứng (1), khi tạo thành 1 mol ( tức (A + 62n) g ) muối nitrat thì đồng thời tạo thành n/2 mol ( 9n gam ) nước
(A + 62n) g muối nitrat 9n g nước
34,0 g muối nitrat 3,6 g nước
Ta có:
Giải pt: A = 23n.
Chỉ có nghiệm n = 1, A = 23
Vậy kim loại M trong oxit là natri
Na2O + 2HNO3 2NaNO3 + H2O (2)
Theo phản ứng (2)
Cứ tạo ra 18 g nước thì có 62 g Na2O đã phản ứng
Vậy tạo ra 3,6g nước thì có x g Na2O đã phản ứng
x = (3,6.62) : 18 = 12,4 (g)
Bài 2:
Chia hỗn hợp hai kim loại Cu và Al làm 2 phần bằng nhau.
+ Phần thứ nhất: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 8,96 lít khí NO2 ( đktc)
+ Phần thứ hai: Cho tác dụng với hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được 6,72 lít khí ( đktc)
Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Giải
Phần thứ nhất, chỉ có Cu phản ứng với HNO3 đặc.
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2 H2O (1)
Phần thứ 2, chỉ có Al phản ứng với
2Al + 3HCl AlCl3 + 3H2 (2)
Dựa vào (1) ta tính được khối lượng Cu có trong hỗn hợp là 12,8 g.
Dựa vào (2) ta tính được khối lượng Al có trong hỗn hợp là 5,4 g.
% khối lượng của Cu = 70, 33%
% khối lượng của Al = 29,67%
Bài 3:
Cho 12,8 g Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, sinh ra khí NO2. Tính thể tích NO2 ( đktc).
Giải
Cu + 4HNO3 đặc Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2 H2O
0,2 0,4 (mol)
nCu =
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Hòa tan 12,8 g kim loại hóa trị II trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 60% ( d = 1,365g/ml), thu được 8,96 lít ( đktc) một khí duy nhất màu nâu đỏ. Tên của kim loại và thể tích dung dịch HNO3 đã phản ứng là
A. Cu; 61,5 ml B. Cu; 61,1 ml C. Cu; 61,2 ml D. Cu; 61,0 ml
Chuẩn bị tiếp phần còn lại bài Axit và muối nitrat
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_7_le_hong_phuoc.doc