Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 6, Tiết 11: Tính chất hóa học của Bazơ - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được:

- Tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, với axit); tính chất hóa học riêng của bazơ tan ( kiềm) ( tác dụng với oxit axit và dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước bị nhiệt phân hủy).

2. Kĩ năng:

- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể hoặc thuộc loại kiềm hay bazơ không tan.

- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.

- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu ( giấy quì tím hoặc dung dịch phenolphtalein ).

- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ.

3. Thái độ:

- Tạo hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách.

4. Trọng tâm :

- Tính chất hoá học của bazơ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

a. Giáo viên:

- Hóa chất: dd Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, dd H2SO4, HCl, quì tím, phenolphtalein.

- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa và ống hút hóa chất, cốc thuỷ tinh, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc. Thiết bị điều chế CO2 từ CaCO3.

b. Học sinh:

- Chuẩn bị bài trước ở nhà.

2. Phương pháp:

- Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, làm việc với sgk.

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tuần 6, Tiết 11: Tính chất hóa học của Bazơ - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 06 Ngày soạn: /9/2 013 Tiết 11 Ngày dạy: /9/2013 Bài 7 : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học HS biết được: - Tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, với axit); tính chất hóa học riêng của bazơ tan ( kiềm) ( tác dụng với oxit axit và dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước bị nhiệt phân hủy). 2. Kĩ năng: - Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể hoặc thuộc loại kiềm hay bazơ không tan. - Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất hóa học của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan. - Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu ( giấy quì tím hoặc dung dịch phenolphtalein ). - Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của bazơ. 3. Thái độ: - Tạo hứng thú say mê môn học, ham thích đọc sách. 4. Trọng tâm : - Tính chất hoá học của bazơ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Hóa chất: dd Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH, dd H2SO4, HCl, quì tím, phenolphtalein. - Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, thìa và ống hút hóa chất, cốc thuỷ tinh, đũa thủy tinh, phễu, giấy lọc. Thiết bị điều chế CO2 từ CaCO3. b. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. 2. Phương pháp: - Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, làm việc với sgk. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định lớp học 9A1/.. 9A4/.. 2. Kiểm tra bài cũ : 3 . Vào bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu. - GV lưu ý HS rằng có sự khác và giống nhau giữa bazơ tan và bazơ không tan. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin để chuẩn bị dụng cụ hóa chất. - Yêu cầu đại diện nhóm HS lên lấy dụng cụ hóa chất. - Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm với chất chỉ thị màu. Thông báo quì tím, phenolphtalein là 2 chất chỉ thị màu. - Yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm và chú ý ghi chép khi quan sát hiện tượng. - HS lắng nghe và thu nhận thông tin. - HS nghiên cứu thông tin để biết được những dụng cụ, hóa chất cần thiết cho bài học. - HS lên lấy dụng cụ hóa chất. - HS tiến hành thí nghiệm và chú ý ghi chép quan sát hiện tượng: + Với quì tím hóa xanh. + Dung dịch phenolphtalein hóa đỏ. 1. Tác dụng của bazơ với chất chỉ thị màu - Làm đổi màu quì tím thành xanh. - Làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển đỏ. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của bazơ với oxit axit. - Điều chế CO2 sau đó tiến hành thí nghiệm với dung dịch Ca(OH)2. - Yêu cầu HS nhận xét và giải thích hiện tượng thu được. - HS chú ý thao tác điều chế CO2 và quan sát hiện tượng thu được : có xuất hiện kết tủa trắng và giải thích bằng PTHH. 2. Tác dụng với bazơ với oxit axit Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O. Kiềm + oxit axit ® muối + H2O Hoạt động 3:Tìm hiểu tác dụng của bazơ với axit. - Yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm với kiềm và bazơ Cu(OH)2 tác dụng với HCl. - Hướng dẫn HS thực hiện và quan sát thí nghiệm. - HS thực hiện và quan sát thí nghiệm nhỏ HCl vào ống nghiệm đựng NaOH và Cu(OH)2. - Quan sát và giải thích hiện tượng. 3. Tác dụng của bazơ với axit Cu(OH)2 + HCl ® CuCl2 + H2O. Bazơ + dd muối ® muối và H2O Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy. - GV lưu ý HS : đây là tính chất hóa học chỉ có ở bazơ không tan mà không có ở bazơ tan. - Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm và quan sát nhận xét, giải thích hiện tượng. - GV giới thiệu tính chất tác dụng với muối - HS lắng nghe tiếp thu thông tin. - Tiến hành nung nóng bazơ không tan trên đèn cồn, nhận xét hiện tượng. 4.Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy Cu(OH)2 ® CuO + H2O Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit bazơ và hơi nước. 5. Tác dụng của bazơ với muối - Học ở bài 9. 4.Củng cố: - Yêu cầu HS tìm điểm giống và khác nhau về tính chất hóa học của bazơ tan với bazơ không tan ? Cho ví dụ minh họa. 5. Nhận xét và dặn dò: a. Nhận xét: - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS b.Dặn dò: - Học bài làm các bài tập trong sgk/25 và chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tuan_6_tiet_11_tinh_chat_hoa_hoc_cua_b.doc
Giáo án liên quan