A/ Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình bạn khác giới ở lứa tuổi vị thành niên, về tình yêu và hạnh phúc gia đình.
- Có thái độ đúng đắn về tình bạn, tình bạn khác giới, tình cảm gia đình, cùng với sự tôn trọng và quý trọng trong các hành vi ứng sử giữa tình bạn, tình yêu và tình cảm gia đình.
B/ Nội dung hoạt động.
Giáo viên gợi ý giúp học sinh tự nghiên cứu các nội dung để tham gia hoạt động: (Thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình) xoay quanh vấn đề sau:
- Tình bạn và tình bạn khác giới.
- Tình bạn trong sáng và vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
- Tình yêu và tình yêu lành mạnh.
- Tránh có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Luật hôn nhân và gia đình, gia đình và hạnh phúc gia đình.
- Vai trò của gia đình với con cái.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 15889 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề tháng 10: tình bạn - Tình yêu - gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ đề tháng 10.
tình bạn - tình yêu - gia đình
A/ Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
- Nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình bạn khác giới ở lứa tuổi vị thành niên, về tình yêu và hạnh phúc gia đình.
- Có thái độ đúng đắn về tình bạn, tình bạn khác giới, tình cảm gia đình, cùng với sự tôn trọng và quý trọng trong các hành vi ứng sử giữa tình bạn, tình yêu và tình cảm gia đình.
B/ Nội dung hoạt động.
Giáo viên gợi ý giúp học sinh tự nghiên cứu các nội dung để tham gia hoạt động: (Thi hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình) xoay quanh vấn đề sau:
- Tình bạn và tình bạn khác giới.
- Tình bạn trong sáng và vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
- Tình yêu và tình yêu lành mạnh.
- Tránh có thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Luật hôn nhân và gia đình, gia đình và hạnh phúc gia đình.
- Vai trò của gia đình với con cái.
C/ Công tác chuẩn bị.
* Giáo viên:
- Nêu kế hoạch tổ chức hoạt động, giúp học sinh định hướng và có tâm thế sẵn sàng, cần nhấn mạnh mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của hoạt động.
- Gợi ý công việc cho học sinh chuẩn bị:
+ Tìm đọc và sưu tầm các tài liệu luiên quan.
+ Soạn các câu hỏi và đáp án trả lời.
+ Các hình thức thi hỏi đáp.
+ Thể lệ chấm điểm.
+ Chuẩn bị quà tặng.
- Kiểm tra kết quả chuẩn bị của học sinh.
+ Học sinh hỏi ý kiến hoặc báo cáo kết quả công việc chuẩn bị cho giáo viên.
+ Giáo viên góp ý hoặc bổ sung thêm giúp học sinh hoàn tất công việc chuẩn bị.
* Học sinh:
Soạn thảo các câu hỏi, tình huống cho cuộc thi.
a. Câu hỏi:
- Tình bạn là gì?
- Tình yêu là gì?
- Thế nào là tình bạn đồng giới và tình bạn khác giới?
- Tình bạn khác giới và tình yêu khác nhau như thế nào?
- Tình bạn có ýnghĩa gì trong học tập và trong cuộc sống?
- Hôn nhân là gì? Gia đình là gì?
- Thế nào là hạnh phúc gia đình?
- Hãy đọc 1 bài thơ hoặc 3 bài ca dao về tình bạn hoặc tình yêu?
b. Tình huống:
+ TH1: Có người bạn khác giới thường xuyên đến nhà bạn để trao đổi học tập nhưng bố mẹ bạn lại hiểu lầm rằng giữa 2 bạn có mối quan hệ yêu đương và cấm bạn đó đến nhà bạn. Trước tình huống đó bạn xử lý như thế nào?
+ TH2: Đang đi trên đường, tình cờ bạn nghe thấy 2 bạn đi trước đang nói xấu 1 người bạn mà bạn cũng quen, bạn sẽ xử lý như thế nào?
+ TH3: Có 1 tốp bạn gái đứng nói chuyện ở sân trường, thò mấy bạn nam đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào các bạn gái đó. Nếu bạn là 1 trong các bạn gái đó bạn sẽ nói gì với các bạn nam đó? Nếu là bạn trai khi nhìn thấy các bạn mình làm như vậy với các bạn gái, bạn sẽ nói gì với các bạn của mình?
* Soạn thảo các đáp án.
* Thành lập BGK và xây dựng thể lệ chấm điểm.
BGK gồm 3 người (cử 1 người làm thư ký).
Thang điểm từ 1 đến 10 (trả lời đúng ý nào cho điểm ý đó0
* Thành lập các đội thi (có thể chọn 3 đội thi, các đội tự đặt tên cho đội mình).
- Các đội thi sẽ trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình, hoặc bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Các đội thi ra tình huống cho các đội bạn trả lời.
* Cử người dẫn chương trình.
* Mời cố vấn chương trình là giáo viên GDCD.
* Phân công người chuẩn bị các phương tiện, công cụ cần cho hoạt động.
D/ Tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động mở đầu.
- Nêu lý do tổ chức hoạt động (có gắn với điều kiện thực tế, với lứa tuổi h/s).
- Giới thiệu đại biểu, cố vấn chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm.
- Giới thiệu thành phần BGK và thư ký.
- Giới thiệu các đội thi, nêu thể lệ và các phần thi, phhần thưởng.
2. Hoạt động 1: Thi hiểu biết giữa các đội thi.
a. Nội dung.
- Trả lời nhanh các câu hỏi của người dẫn chương trình.
- Người dẫn chương trình nêu nội dung các câu hỏi
- Các đội được chuẩn bị 30// sau đó đưa đáp án trả lời.
- DCT nêu đáp án đúng của từng câu hỏi.
- BGK đưa ra nhận xét và cho điểm trực tiếp sau mỗi câu hỏi cho cả 3 đội.
- DCT đọc điểm của BGK cho các đội.
- Xen kẽ 1-2 tiết mục văn nghệ (theo chủ đề cuộc thi) sau mỗi phần thi.
3. Hoạt động 2: Thi sử lý tình huống nhanh.
Nội dung.
- Các đội thi ra tình huống cho các đội bạn (nếu cần thiết đội ra tình huống có thể đưa ra câu hỏi phụ).
- BGK chấm điểm gián tiếp.
4. Hoạt động 3: Hoạt động cuối cùng.
- Thư ký thông báo kết quả.
- GVCN trao phần thưởng cho các đội.
- DCT tổng kết cuộc thi.
- Văn nghệ: tất cả các đội chơi cùng hát bài "Nối vòng tay lớn".
E/ Kết thúc hoạt động.
- GVCN tổng kết hoạt động, nhận xét các điểm mạnh và yếu của từng đội cũng như của cả lớp.
- Dùng kết quả thi làm điểm đánh giá học sinh.
File đính kèm:
- Hoat dong ngoai gio 10.doc