Chủ điểm tháng 09
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tuần 3: BẦU CÁN SỰ LỚP
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức: Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của việc bầu cán bộ lớp nhằm phát huy truyền thống nhà trường
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớpvề cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều hành hoạt động HS tháo luận, tranh luận, hỏi chuyên gia
52 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lớp 9 - GV: Bùi Thị Hồng Hạnh - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 09
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Ngày soạn 20/8/2011
Tuần 3: BẦU CÁN SỰ LỚP
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức: Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học hiểu được ý nghĩa và trách nhiệm của việc bầu cán bộ lớp nhằm phát huy truyền thống nhà trường
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng xác định tìm kiếm các lựa chọn hợp lí nhất để giới thiệu hoặc bình bầu đội ngũ cán bộ lớp.
Kĩ năng trình bày suy nghĩ về đội ngũ cán bộ lớpvề cách thức lựa chọn cán bộ lớp.
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc lựa chọn cán bộ lớp.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều hành hoạt động HS tháo luận, tranh luận, hỏi chuyên gia
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động.
+ Báo cáo tổng kết hoạt động của lớp trong năm học lớp 8E và phương hướng hoạt động của lớp trong năm học cuối cấp.
+Thùng phiếu và phiếu bầu.
+ Một số tiết mục văn nghệ.
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Thanh Thủy
Bản dẫn chương trình
2
Thư ký
Khánh Nhi
Bút, máy tính
3
Mời đại biểu
Thanh Văn
Giấy mời
4
Trang trí lớp
Tổ 1
Phấn , hoa tươi
5
Kê bàn ghế
Tổ 2
6
Văn nghệ
Mỗi tổ 1 tiết mục
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể : Bài hát lớp chúng mình đoàn kết.
2. Kết nối: .
HĐ1: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình
HĐ2: Đọc báo cáo về hoạt động của lớp, của cán bộ trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học cuối cấp
HĐ3: Thảo luận vấn đề đã nêu.
3.Thực hành: Bầu cán bộ lớp mới:
HĐ4: + Người điều khiển chương trình nhắc lại những tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ lớp trong năm học cuối cấp. Sau đó đề nghị mọi người ứng cử, đề cử danh sách.
+ Bầu ban kiểm phiếu.
HĐ5: + Đại diện ban kiểm phiếu lên nêu rõ thể lệ bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả bầu cử.
+ Tiến hành bầu cử, công bố kết quả.
HĐ 6 + Cán bộ mới nhận nhiệm vụ. GVCN phát biểu ý kiến
Văn nghệ:
Giới thiệu một số tiết mục văn nghệ cá nhân, tập thể.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ, chuẩn bị 4 câu hỏi. Chuẩn bị nội dung cho tuần sau.
tt
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Kiều Trinh
Bản dẫn chương trình
2
Thư ký
Khánh Nhi
Bút, máy tính
3
Chuẩn bị
Thanh Văn
ảnh Bác, câu hỏi, đáp án
4
Văn nghệ
Mỗi tổ 1 tiết mục
Hát đơn ca, song ca
5
Trang trí
Tổ 3
Phấn , hoa tươi
6
Phần thưởng
Kim Thùy
Hộp quà
7
Mời đại biểu
Kim Thùy
Giấy mời
3
Chuẩn bị
Thanh Văn
ảnh Bác, câu hỏi, đáp án
VI. Tư Liệu
PHIẾU BẦU CÁN BỘ LỚP
STT
HỌ VÀ TÊN
CHỨC VỤ
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 09
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Ngày soạn 1/9/2011
Tuần 5: THẢO LUẬN VỀ NHIỆM VỤ CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức: Hiểu nhiệm vụ và quyền của học sinh cuối cấp THCS. Tự thấy được trách nhiệm của bản thân mình phải hoàn thành tốt nhiệm vụ đó
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống : Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của NHS cuối cấp năng động, sáng tạo. Thực hành kĩ năng sống đó. Kĩ năng sử dụng các biện pháp hợp lý, có hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ năm học cuối cấp THCS.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nhận thức về các giá t5rị của bản thân, điểm mạnh điẻm yếu khi thực hiện nhiệm vụ của người HS cuối cấpTHCS.
Kĩ năng xác định giá trị trong nhiệm vụ của NHS cuối cấp.
Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực các các ý kiến tranh thảo luận.
Kĩ năng trình bày suy nghĩý tưởng về nhiệm vụ người học sinh cuối cấp.
Kĩ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhàm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Giáo viên hướng dẫn, cố vấn cho học sinh . Học sinh là người chủ động tổ chức và điều hành hoạt động. Suy nghĩ thảo luận cặp đôi, chia sẻ , kĩ thuật bông tuyết, bài tập tình huống.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Câu hỏi:
Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ?
Câu 3: Bạn thấy tàm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như thế nào?
Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?.
Một số tiết mục văn nghệ.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
DCT: Theo chúng ta được biết mỗi cấp học thì học sinh cuối cấp rất quan trọng vì phải trải qua các kỳ thi để được chuyển vào cấp cao hơn. Vì thế hôm nay lớp chúng là lớp học sinh cuối cấp nên phải biết nhiệm vụ của mình phải làm gì? Và phải có biện pháp như thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ đó. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay
2. Kết nối: .
HĐ1: Thảo luận:
- Nêu các câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm hoặc tổ
- Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Người dẫn chương trình chốt lại nhiệm vụ của học sinh cuối cấp, cụ thể là:
+ Phải hoàn thành chương trình các môn học đạt kết quả tốt.
+ Phải đạt kết quả cao trong học tập và xét tốt nghiệp
+ Phải rrèn luyện đạo đức tốt.
HĐ2: Văn nghệ, trò chơi
Có thể xen kẽ trong lúc hội thảo.
3.Thực hành:
HS viết bản thu hoạch theo chủ đề: nhận thức về nhiệm vụ của hs cuối cấp, đã đang và sẽ làm như thế nào để thực hiện nhiệm vụ trên.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Thảo luận về lễ đăng kí tuần học tốt.
Phân công tổ 2 trang trí và chuẩn bị nội dung.
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Kiều Trinh
Bản chương trình
2
Thư kí
Khánh Nhi
Giấy bút
3
Văn nghệ
Ngọc Trinh
Mỗi tổ 1 tiết mục
4
Quà tặng
Kim Thùy
Hộp quà
5
Mời đại biểu
Thanh Thủy
Giấy mời
VI Tư Liệu ;
Điều 13, 28, 29, 31 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Điều 13
1. Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến; quyền này phải bao gồm sự tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn.
2. Việc thực hiện quyền này có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này chỉ có thể là các điều được luật pháp quy định và là cần thiết.
(a) Để tôn trọng các quyền và thanh danh của người khác.
(b) Để bảo vệ an ninh quốc gia hay trật tự công cộng hoặc y tế và đạo đức.
Điều 28
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được học hành và để đạt được việc thực hiện dần dần việc này trên cơ sở có cơ hội bình đẳng, đặc biệt phải:
(a) Thi hành giáo dục tiểu học bắt buộc, sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người.
(b) Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục trung học khác nhau, kể cả giáo dục phổ thông và dạy nghề, làm cho những hình thức giáo dục này có sẵn và đến được với mọi trẻ em, thi hành các biện pháp thích hợp như thực hiện giáo dục không mất tiền và tài trợ trong trường hợp cần thiết.
(c) Làm giáo dục đại học đến được với tất cả mọi người trên cơ sở khả năng của họ bằng mọi phương tiện thích hợp.
(d) Làm cho sự hướng dẫn và thông tin về giáo dục và dạy nghề sẵn có và đến được với tất cả trẻ em .
(e) Tiến hành các biện pháp khuyến khích việc đi học đều đặn ở trường và giảm tỷ lệ bỏ học.
2. Các quốc gia thành viên phải thi hành tất cả biện pháp thích hợp để đảm bảo kỉ luật nhà trường được thực hiện phù hợp với nhân phẩm của trẻ em và theo đúng với công ước này.
3. Các quốc gia thành viên phải thúc đẩy và khuyến khích hợp tác quốc tế trong những vấn đề liên quan đến giáo dục, đặc biệt nhằm đóng góp vào việc xoá bỏ nạn dốt nát và mù chữ khắp thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận các kiến thức khoa học, kĩ thuật và các phương pháp giảng dạy hiện đại. Về mặt này, nhu cầu của các nước đang phát triển phải được xem xét.
Điều 29
1. Các quốc gia thành viên thoả thuận rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới :
(a) Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em.
(b) Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
(c) Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hoá, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ em đó.
(d) Chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hoà bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa.
(e) Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên
2. Không có phần nào trong điều này hay trong điều 28 được hiểu theo hướng can thiệp ảnh hưởng đến quyền tự do của các cá nhân và tập thể được thành lập và lãnh đạo những tổ chức giáo dục, trước sau vẫn tôn trọng các nguyên tắc được nêu trong đoạn 1 của điều này, đáp ứng yêu cầu của sự giáo dục trong những tổ chức như thế phải phù hợp với các
tiêu chuẩn mà Nhà nước có thể đặt ra.
Điều 31
1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật.
2. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật, phải khuyến khích việc dành những cơ hội bình đẳng, thích hợp cho các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển.
Câu hỏi:
Câu 1: Theo công ước LHQ về quyền trẻ em, bạn thấy mình có những quyền gì?
Câu 2: Là học sinh lớp 9, bạn thấy mình phải thực hiện tốt những nghĩa vụ gì ?
Câu 3: Bạn thấy tầm quan trọng của việc thực hiện tốt những nhiệm vụ đó như thế nào?
Câu 4: Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó cần những biện pháp gì?.
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Ngày soạn 02/10/2011
Tuần 7: LỄ ĐĂNG KÍ THI ĐUA HỌC TỐT
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:.
- Giúp học sinh nắm vững các chỉ tiêu thi đua học tâp tốt của lớp và xác định chỉ tiêu phấn đấu của cá nhân trong năm học để đạt kết quả cao.
- Ủng hộ các biện pháp thi đua học tập tốt của lớp, có động cơ học tập đúng đắn để vươn lên.
- Rèn luyện phương pháp học tập tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống :Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước. thi đua của tổ,.kĩ năng rình bày ỷ tửơng về chỉ tiêu thi đua. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Tự tin giao ước thi đua học tập tốt. Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các bản giao ước. thi đua của tổ,.kĩ năng rình bày ỷ tửơng về chỉ tiêu thi đua. Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mục tiêu thi đua học tập tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận ; Biểu đạt sáng tạo ; Hỏi và trả lời ; Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Bản đăng kí, thư kí thi đua của các tổ. ; Bản dự thảo đăng kí thi đua của lớp phó học tập.
- Các bài hát, ô chữ cái.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá Hát tập thể bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết. Trò chơi khởi động.
2. Kết nối: HĐ1: Đăng kí thi đua
4 Tổ trưởng lên đăng kí thi đua cho tổ và Bạn lớp phó học tập đọc dự thảo đăng kí thi đua học tập tốt
HĐ2: Lớp thảo luận , xây dựng chỉ tiêu.
HĐ3: Trò chơi: giải ô chữ và giải câu đố.
HĐ4: Văn nghệ xen kẽ.
3.Thực hành: HS viết bản thu hoạch theo chủ đề: đăng kí thi đua cá nhân và phương hướng thực hiện để đạt mục tiêu đã đặt ra:
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Thi tìm hiểu thư Bác Hồ Phân công tổ 3 trang trí và chuẩn bị
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Kiều Trinh
Bản chương trình
2
Ban giám khảo
Văn , Khánh Nhi
Đáp án
3
Thư kí
Loan
Giấy bút
4
Trang trí
Tổ 3
Phấn màu
5
Mời đại biểu
Thanh Thủy
Giấy mời
6
Văn nghệ
Ngọc Trinh
Mỗi tổ một tiết mục
7
Phần thưởng
Trang
Hộp quà
VI. Tư Liệu ;
- Bản đăng kí, thư kí thi đua của các tổ. ; Bản dự thảo đăng kí thi đua của lớp phó học tập.
- Các bài hát, ô chữ cái.
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 10
CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Ngày soạn 02/10/2011
Tuần 9: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC HỒ
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững các thông tin trong thư Bác
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin trong thư Bác, kĩ năng trình bày suy nghì về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trong thư Bác.
-Kĩ năng trình bày suy nghì về các lời Bác Hồ dạy trong thư.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, thảo luận, biểu đạt sáng tạo.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường.
Câu hỏi đáp án biểu điểm
Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm về Bác
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
2. Kết nối: .
HĐ1 Thi tìm hiểu thư Bác :
Phần 1: Thi đọc thư Bác Hồ: mỗi tổ cử đại diện đọc thư Bác Hồ giám khảo chấm và cho điểm
Phần 1:Thi trả lời câu hỏi từng tổ chọn số trên bảng, bạn dẫn chương trình đưa ra câu hỏi tương ứng, tổ thảo luận cử đại diện trình bày sau khoảng thời gian quy định
HĐ2 : Thi sưu tầm thư Bác Mỗi tổ đọc một thư Bác đã sưu tầm được hoặc một câu chuyện ,bài thơ ...về Bác
HĐ3: Văn nghệ xen kẽ.
3.Thực hành:
HS viết bản thu hoạch theo chủ đề về Bác: cảm nhận, về tấm gương, tình cảm về Bác
4. Vận dụng .a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau. Phân công tổ 4 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Thanh Thủy
Chương trình
2
Thư ký
Loan
Giấy bút
3
Văn nghệ
Ngọc Trinh
Bài hát
4
Trang trí
Tổ 2
VI Tư Liệu :
Thư Bác Hồ gửi các em HS(9/1945)
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại. Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu
Hồ Chí Minh
Thư Bác Hồ gửi các thầy cô giáo ngành giáo dục(16/10/1968)
Các cô, các chú và các cháu thân mến
Nhân dịp đầu năm học thứ tư chống mĩ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thăm hỏi các cô, các chú và các cháu.
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết.
Bác vui lòng biết rằng mặc dầu hoàn cảnh khó khăn, hiện nay miền bắc chúng ta đã có một vạn hai nghàn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp 1, nhiều xã đã có trường cấp 2, các huyện đều có ít nhát một trường cấp 3. Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn một triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc văn hóa. Số người vào học đại học và trung học chuyên nghiệp tăng gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống mĩ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức.
Các trường đã cố gắng thi đua dạy tootsd và học tốt, đảm bảo an toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
Mặc dầu mĩ điên cuồng đánh phá miền bắc ác liệt, chúng không những đã thất bại thảm hại tren mặt trận chính trị , quân sự, mà ta đã thắng chúng trên cả mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ.
Làm được như vậy là nhờ Đảng ta có đường lối đúng đắn, quân đội và nhân dân ta rất anh hùng: và cũng do các cô, các chú, các cháu trong trường họcđã cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
Nhân dịp này, Bác khen ngợi những cố gắng và thành tích mà các cô, chú cà các cháu đã đạt được.
Nhưng đế quốc mĩ vẫn còn ngoan cố.Cách mạng nước ta còn phải khắc phục nhiều khó khăn gian khổ để đạt thắng lợi hoàn toàn,Hiện nay, Đảng và nhân dân giao cho các cô, các chú và các cháu mầy điều sau đây:
Thầy và trò phải luôn nêu cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà đảng và nhân dân giao cho, luôn cố gắng cho xứng đáng với đồngbào miền nam anh hùng.
Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt. trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kĩ thuật.
- Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lí đời sống vật chất tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường đảm bảo sức khỏe và an toàn.
Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.
Giáo dục là sự nghiệp quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt.,đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấphoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích của các cô, các chú và các cháu.
Chào thân ái và quyết thắng
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 1968
BÁC HỒ
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Ngày soạn 02/11/2011
Tuần 11: LỄ ĐĂNG KÝ “TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt để lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ đăng kí thi đua.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng nêu vấn đề về thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện tuần học tốt, tháng học tốt; kĩ năng đặt mục tiêu lập kế hoạch thực hiện tuần học tốt tháng học tốt.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận; biểu đạt sáng tạo.hỏi và trả lời; trình bày một phút
1V. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Các tổ thảo luận xây dựng kế hoạch thi đua của lớp.
Chương trình hoạt động của tổ, lớp, cá nhân.
Cá nhân xây dựng kế hoạch của bản thân
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ..
IV. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
Hát tập thể bài hát về thầy cô, trường lớp
2. Kết nối: .
HĐ1 Người điều khiển tuyên bố lý do, ý nghĩa của tuần học tốt, tháng học tốt lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Viẹt Nam 20/11.
HĐ2 : Thảo luận cá nhân, tổ.
Bạn sẽ làm gì để lập thành tích chào mừng ngày 20/11.
HĐ3: Các tổ trình bày ý kiến
Cả lớp bổ xung kế hoạch thi đua phù hợp với tình hình lớp
HĐ4 : Biểu quyết thông qua biên bản.
HĐ5 :Văn nghệ xen kẽ.
HĐ6: Cá nhân trình bày bản xây dựng kế hoạch của bản thân.
3. Thực hành:
HS viết bản thu hoạch cá nhân về việc thực hiện tuần học tốt tháng học tốt của mình, cán bộ lớp viết bản tổng kết sau tuần học tốt ,tháng học tốt.của lớp
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN lớp nhận xét giờ học
b. Giao việc tuần sau.
Hoạt động sau: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt nam.
Phân công tổ 1 trang trí và chuẩn bị nội dung
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Thanh Thủy
Chương trình
2
Thư ký
Loan
Giấy bút
3
Văn nghệ
Ngọc Trinh
Bài hát
4
Mời đại biểu
Thanh Văn
Giấy mời
5
Trang trí
Tổ trực
VI Tư Liệu :
Các chỉ tiêu thi đua đầu năm; các bản đăng kí thi đua
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 11
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Ngày soạn 06/11/2011
Tuần 13: TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY
NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nâng cao nhận thức về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
- Biết ứng xử có văn hoá đối với các thầy cô giáo.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp một cách chủ động sáng tạo. Có ý thức rèn luyện các KNS trong họat động cũng như thực tế cuộc sống. Đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập. Tích cực hưởng ứng lễ kỉ niệm ngày nhà giỏo Việt Nam.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
Kĩ năng tự tin tham gia lễ kỉ niệm ngày hội của các thầy cô giáo.
Kĩ năng giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo.
Kĩ nă
File đính kèm:
- giao an HDNGLL9 co KNS.doc