I. Yêu cầu:
- Trẻ nắm được cánh trèo lên, xuống 5 gióng thang phối hợp chân nọ tay kia.
- Trẻ biết cách trèo lên, xuống thang đúng kỹ thuật, phát triển sự dẻo dai, khéo léo.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, thang, nhạc.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Cô tập trung trẻ. Để có cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
- Hôm nay cô sẽ kiểm tra xem lớp mình bạn nào khỏe mạnh, dẻo dai nhé!
2. Hoạt động 2:
a. Khởi động: Cô mở nhạc cho trẻ đi chạy các kiểu chân, xoay tay. Chuyển đội hình 3 hàng ngang.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 39388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động: Trèo lên xuống 5 gióng thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Hoạt động: Trèo lên xuống 5 gióng thang
TC: Con lăng quăng
I. Yêu cầu:
- Trẻ nắm được cánh trèo lên, xuống 5 gióng thang phối hợp chân nọ tay kia.
- Trẻ biết cách trèo lên, xuống thang đúng kỹ thuật, phát triển sự dẻo dai, khéo léo.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú, tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, thang, nhạc.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Cô tập trung trẻ. Để có cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì?
- Hôm nay cô sẽ kiểm tra xem lớp mình bạn nào khỏe mạnh, dẻo dai nhé!
2. Hoạt động 2:
a. Khởi động: Cô mở nhạc cho trẻ đi chạy các kiểu chân, xoay tay. Chuyển đội hình 3 hàng ngang.
b. Trọng động:
* BTPTC:
- Tay – vai 1 : Đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang. (3 lần 4 nhịp).
- Bụng - lườn 2: Quay người sang bên. (2 lần 4 nhịp).
- Chân 1: Đứng, một chân đưa lên trước, khuỵu gối. (3 lần 4 nhịp).
- Bật 3: Bật tại chỗ. (3 lần 4 nhịp).
* VĐCB:
- Cô làm mẫu lần 1 và phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị: Đứng trước thang, khi có hiệu lệnh hai tay nắm vào gióng thang thứ 3, đặt chân phải lên gióng thang đầu tiên và trèo lên, tiếp tục đặt chân trái lên gióng thang tiếp theo, cứ như vậy trèo phối hợp tay nọ chân kia cho đến gióng thang thứ 5. Sau đó trèo xuống, chân phải bước xuống thì tay trái cũng dịch xuống, chân trái bước xuống thì dịch tay phải xuống, cứ như thế kết hợp tay nọ chân kia trèo xuống gióng thang cuối cùng.
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích lại.
- Cô mời trẻ lên làm đẹp lại cho cả lớp xem.
- Lần lược trẻ lên thực hiện( Cô sửa sai)
- Gọi cháu yếu lên thực hiện lại, cô hướng dẫn trẻ thực hiện.
* Trò chơi: Con lăng quăng
- Cô phổ biến luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
c. Hồi tĩnh: Đi lại hít thở nhẹ nhàng.
3. Hoạt động 3: Kết thúc- nhận xét- tuyên dương.
Hoạt đông: Trò chuyện về 1 số nhu cầu của gia đình.
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết những nhu cầu cần thiết của gia đình: Gia đình cần được ăn mặc đầy đủ, gia đình là nơi vui vẻ hạnh phúc, có các hoạt động khác
- Trò chuỵện, giao tiếp, giơ tay phát biểu.
- Cảm nhận niềm vui, hạnh phúc của gia đình, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: Tranh bữa ăn gia đình xum hợp, tranh phương tiện đi lại của gia đình, tranh về các hoạt động của gia đình. Tranh về các nhu cầu gia đình..
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Hát và vận động bài hát: Nhà của tôi.
- Bài hát nói về ngôi nhà như thế nào? (Rất gần gũi, thân thương).
- Hôm nay lớp mình cùng tìm hiểu về 1 số nhu cầu của gia đình nhé!
2. Hoạt động 2:
* Quan sát-đàm thoại:
- Cô cho trẻ quan sát tranh: Bữa ăn xum hợp gia đình.
+ Các con nhìn xem Cô có bức tranh vẽ gì?
+ Trong tranh có những ai và họ đang làm gì?
+ Đây là bức tranh xum hợp bên bàn ăn. Ăn uống là nhu cầu cần thiết nhất của mọi ngươi, của mọi gia đình.
- Cho trẻ kể về bữa ăn gia đình mình: Gồm những ai? Thường ăn những món gì? Ai là người nấu ăn cho gia đình?
- Giáo dục trẻ vệ sinh trong ăn uống: ăn đủ lượng, đủ chất, ăn chín uông sôi, khi ăn không để rơi vãi.
- Đọc bài thơ: Giờ ăn.
- Cô cho trẻ quan sát tránh: Phương tiện đi lại của gia đình.
+ Cô có bức tranh vẽ gì? Trong tranh có những ai? Gia đình đang làm gì?
+ Ở nhà các con sử dụng phương tiện đi lại gì? Ai là người hay chở các con đi học?
+ Khi đi xe ta phải làm gì để bảo đảm an toàn? Khi gặp đèn đỏ ta phải thế nào? Đèn xanh? Đèn vàng?
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn phương tiện đi lại của gia đình, đồ dùng trong gia đình. Giáo dục trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Cho trẻ xem tranh về các hoạt động cùng nhau của gia đình.
+ Cô có bức tranh vẽ gì, những người trong tranh đang làm gì?
+ Cho trẻ kể về các hoạt động cùng nhau ở gia đình mình.
+ Cho trẻ kể về những ngày kỷ niện của gia đình mình: Ngày sinh nhật, Kỷ niệm nagỳ cưới của bố, mẹ, ngày lễ tết,…
- Ngoài những nhu cầu trên thì gia đình còn cần những nhu cầu nào nữa?
* Trò chơi: Nối hoạt động của gia đình với nhu cầu gia đình.
VD: Trẻ đội mũ bảo hiểm-Nối với gia đình đang tham gia giao thông.
- Cô nói cách thực hiện, cho trẻ thực hiện.
3. Hoạt động 3: Kết thúc-nhận xét-tuyên dương.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
********************************
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
*******************************************************
Thứ ba, ngày 13 tháng 11 năm 2012
Hoạt động: Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật
I. Yêu cầu:
- Cháu biết nhận biết hình tròn với hình chữ nhật .
- Luyện cho cháu nhận biết được hình tròn - hình chữ nhật.
- Giáo dục cháu trật tự, chú ý trong giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Mỗi cháu 2 hình tròn – 2 hình chữ nhật (đỏ, xanh)
- Đồ dùng của cô cũng giống như cháu nhưng kích thước lớn hơn.
- Màu tô, mô hình.
- Tranh ghép hình ngôi nhà.
- Vở cho “trẻ làm quen với toán”.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Trò chơi: “Về đúng nhà”.
=> Cách chơi: Cô đã có sắn những ngôi nhà treo trên tường, mỗi bạn cầm một trẻ tranh lôtô khi nghe hiệu lệnh thì chạy vào đúng ngôi nhà của mình.
- Cô mở nhạc không lời – dẫn cháu đến thăm ngôi nhà của bạn Hoa.
- Hôm nay, chúng ta xem nhà bạn Hoa có điều gì kỳ lạ nhé!
2. Hoạt động 2:
* Phần 1: Nhận biết hình tròn, hình chữ nhật.
- Cô cho cháu quan sát ngôi nhà của bạn Hoa.
- Cô giới thiệu : Trong nhà của bạn ấy có rất nhiều hình đấy! Nhìn xem trong rổ của chúng ta có gì?
- Cô cho cháu nhìn vào hình tròn – Cả lớp đọc nhiều lần: Hình tròn ( màu đỏ, xanh )
+ Cô cho cháu nhận xét về hình tròn, có lăn được không? Cô cho cháu lăn thử. => Cô nhận xét lại.
+ Hình tròn : không có góc cạnh, lăn được.
+ Mời 1 vài cháu đọc lại.
- Cô cho cháu chỉ vào hình chữ nhật và đọc : Hình chữ nhật – Cả lớp đọc lại nhiều lần
- Cá nhân đọc lại.
+ Cô cho cháu nhận xét về hình chữ nhật – Cô nhận xét lại.
+ Hình chữ nhật : Có 4 cạnh, 4 góc, nhưng 2 cạnh dài hơn, 2 cạnh ngắn hơn.
- Mời 1 vài cháu đọc lại.
- Cháu thử tìm xem trong lớp mình hình nào là hình tròn? Hình nào là hình chữ nhật?
* Phần 2: Ôn nhận biết hình tròn- hình chữ nhật.
- Trò chơi : “Đôi bàn tay khéo léo”.
=> Cả lớp sờ bằng tay và lấy hình theo yêu cầu của cô .
- Trò chơi: “Thi ai nhanh hơn”.
=> Cô gọi tên hình – cháu đưa hình và ngược lại.
+ Hình chữ nhật: Cháu nói : Có 4 cạnh: 2 cạnh dài hơn, 2 cạnh ngắn hơn.
+ Hình tròn : Cháu nói : không có góc cạnh, lăn được.
- Trò chơi: “ Kết bạn”.
Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một loại hình. Khi nghe hiệu lệnh “ kết bạn” thì tìm bạn nào giống hình như mình tạo thành một nhóm.
- Giáo dục cháu.
- Cho trẻ thực hiện vở.
3. Hoạt động 3: Nhận xét - tuyên dương - kết thúc.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
***********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
********************************
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
Thứ tư, ngày 14 tháng 11 năm 2012
Hoạt động: Truyện: Gấu con chia quà
I. Yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nắm được trình tự câu truyên, nhớ được các nhân vật trong truyện.
- Biết trả lời các câu hỏi, hiểu được tính cách của các nhân vật trong truyện.
- Giáo dục cháu yêu thương và quan tâm đến người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa nội dung truyện, tivi, đĩa truyện.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Hát: Tập đếm
- Các con vừa đếm đến mấy?
- Có một bạn gấu cũng đang học đếm đấy, các con cùng làm quen với bạn ấy nhé!
2. Hoạt động 2:
- Cô kể lần 1: Diễn cảm, cô nói tên truyện.
- Cô kể lần 2: Kết hợp tranh, cô hỏi trẻ tên truyện, cô và trẻ cùng trò chuyện về nội dung truyện.
- Cô kể lần 3: Giảng giải nội dung, từ khó.
+ Đoạn 1: Từ đầu “ Cây táo nhà gấu……bấy nhiêu quả táo”
- Từ khó: Thật nhiều: Số lượng nhiều, chúng ta không thể đếm được.
- ND: Nhà gấu có Gấu và mẹ, gấu chưa biết đếm nhưng muốn mẹ hái cho nhiều quả táo.
+ Đoạn 2: “ Gấu con vâng lời…….càng chăm học hơn”
- Từ khó: Lẵng lặng: Im lặng không nói; Khoái chí: là thích thú.
- ND: Gấu vâng lời mẹ đến nhà Hươu học đếm, đếm đến mấy thì mẹ hái cho gấu con bấy nhiêu quả táo, gấu khoái chí nên siêng năng học và học rất giỏi.
+ Đoạn 3: “ Năm mới đã đến…..cả nhà cùng ăn”
- Từ khó: Khệ nệ: rất nặng, Lúng túng: Không dứt khoát, lanh chanh: Nói mất phần người khác.
- ND: Bạn gấu đi chợ mua quà, xách 1 giỏ khệ nệ, nhưng khi chia quà lại thiệt phần mình.
* Dàm thoại:
- Cô vừa kể cho các con câu chuyện gì?
- Nhà gấu có cây gì?
- Gấu con đò mẹ hái cho bao nhiêu quả táo?
- Muốn có nhiều quả táo, gấu con phải tới nhà ai học đếm?
- Gấu con đã biết đếm đến mấy?
- Năm mới gấu con đòi mẹ làm gì?
- Mẹ gấu đưa tiền cho gấu và dặn những gì?
- Khi chia quà thiếu phần mình, bố mẹ gấu nói gì với gấu?
- Nói xong cả nhà làm gì?
- Bạn gấu của chúng ta có giỏi không nào các con?
* Cô mở tivi cho trẻ xem lại 1 lần nữa.
* Trò chơi: Sắp xếp tranh theo nội dung truyện.
3. Hoạt động 3: Kết thúc- nhận xét- tuyên dương.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
***********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
********************************
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
****************************************************
Thứ năm, ngày 15 tháng 11 năm 2012
Hoạt động: Nặn chén ăn cơm
I. Yêu cầu:
- Cháu biết cách làm lõm, miết để tạo thành hình cái chén.
- Luyện cho cháu kỹ năng xoay tròn, dàn mỏng, lăn dọc.
- Giáo dục cháu biết giữ gìn các đồ dùng trong gia đình cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Đất nặn, bảng con, khăn lau.
- Mẫu nặn cái chén.
- Cái chén,máy hát, băng nhạc
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1:
- Ổn định: Cô đọc 1 số câu đố về các đồ dùng gia đình cho trẻ đoán.
- Giới thiệu: Ngoài ra còn có những đồ dùng nào trong gia đình chúng ta hay sử dụng nữa?
2. Hoạt động 2:
* Quan sát đàm thoại:
- Cô đọc câu đố:
“Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm đựng thịt đựng rau hàng ngày”. Là cái gì?
+ Cô cho cháu xem cái chén ăn cơm và hỏi:
- Đây là cái gì?
- Cái chén dùng để làm gì? Cái chén như thế nào?
- Cô: Cái chén dùng để ăn cơm, miệng cái chén tròn, lòng cái chén sâu dùng để đựng cơm, có đế chén, xung quanh trang trí hoa văn rất đẹp.
+ Cô cho cháu xem cái chén ,cô nặn mẫu - cô gợi ý hỏi cháu: Đây là cái gì?
- Cái chén của cô nặn có hình dạng như thế nào?
- Cái chén có những bộ phận nào?
- Cô: Cái chén có miệng tròn và rộng, đáy cái chén nhỏ có đế ở dưới, lòng của cái chén sâu.
* Cô nặn mẫu : Từ 1 viên đất cô xoay tròn. Sau đó cô dùng các ngón tay ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng dần ra, cô nặn uốn sao cho miệng bát tròn. Cô lấy 1 viên đất nhỏ xoay tròn rồi lăn dọc uốn cong lại gắn dưới đế bát.
* Cho cháu thực hiện:
Cô quan sát hướng dẫn cháu nặn, nhắc nhở cháu tư thế ngồi nặn, cách nhồi đất, biết lau tay vào khăn ướt.
* Trưng bày sản phẩm:
- Mời cháu lên nhận xét sản phẩm nặn của mình va của bạn. Sau đó cô nhận xét sản phẩm của cháu. Tuyên dương cháu nặn đẹp khuyến khích động viên cháu nặn chưa đẹp.
- Cháu đọc bài thơ “ Cái bát xinh xinh”
3. Hoạt động 3:
- Nhận xét - kết thúc - tuyên dương.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
***********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
********************************
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
Thứ sáu, ngày 16 tháng 11 năm 2012
Hoạt động: DH “ Mẹ yêu không nào”
NH “ Bố là tất cả”
TCÂN “ Ai nhanh nhất”
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên bài hát, tên tác giả, biết được nội dung bài hát.
- Trẻ hát diễn cảm, hát đúng với yêu cầu của cô.
- Tham gia trò chơi hứng thú với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Máy hát, nhạc, mũ chóp.
III. Tiến trình tiết dạy:
1. Hoạt động 1.
- Ở nhà các con yêu ai nhất? Vì sao? ( Vì các bé ngoan biết nghe lời)
- Cô có bài hát nói về một bạn nhỏ rất ngoan, biết nghe lời người lớn. Khi đi đâu cũng xin phép và khi về chào mọi người. Vì vậy mà cả nhà ai ai cũng yêu bạn ấy.
2. Hoạt động 2:
* DH: Mẹ yêu không nào.
- Cô hát lần 1 (mở nhạc). Co nói tên bài hát.
- Cô hát lần 2: Hỏi trẻ tên bài hát, cô và cháu cùng trò chuyện về nội dung bài hát.
- Cả lớp hát từng câu theo cô 2 lần.
- Cô mời tổ hát, nhóm hát, cá nhân hát.
- Chơi trò chơi “ Nhạc trưởng”: khi cô vẫy tay cao thì các con hát to, khi cô vẫy tay thấp thì các con hát nhỏ.
- Tổ chức hát đuổi.
- Cả lớp hát lại 1 lần.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cách chơi: Cô để 4 vòng và mời 5 trẻ lên đi xung quanh những cái vòng này. Cả lớp hát một bài hát nào đó khi hát hết bài thì các bạn nhảy thật nhanh vào vòng. Mỗi vòng chỉ được một bạn, bạn nào không nhảy được vào vòng thì sẽ bị phạt.
* NH: Bố là tất cả.
- Cô hát lần 1 (mở nhạc).
+ Bài hát cô vừa thể hiện có tên là tên bài hát “ Bố là tất cả”
- Cô hát lần 2 (mở nhạc)
+ Cô và trẻ cùng vận động theo bài hát.
3. Hoạt động 3:
- Nhận xét - tuyên dương - kết thúc.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
***********************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
********************************
Vệ sinh- nêu gương- trả trẻ
File đính kèm:
- mnmg.doc