Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài: Không khí có những tính chất gì?

I. MỤC TIÊU

- Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.

- Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên

- Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước hoa, bóng bay, máy trợ giảng

- Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc8 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài: Không khí có những tính chất gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN: KHOA HỌC - LỚP 4 BÀI: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (PP Bàn tay nặn bột) I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm được tính chất của không khí: không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. - Biết thực hành thí nghiệm để tìm ra tính chất của không khí như trên - Giáo dục học sinh say mê nghiên cứu, khám phá, tìm tòi. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Giáo viên: thẻ in hình các loại quả, 1 chai nước cam, 1 chai rỗng, 1 lọ nước hoa, bóng bay, máy trợ giảng - Học sinh: Vở ghí chép thí nghiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề 1. Đi tìm đồng đội: Giáo viên phát thẻ in hình các loại quả cho học sinh, yêu cầu những học sinh nào có cùng thẻ quả về cùng một nhóm -> đặt tên các nhóm (dưa hấu, măng cụt, mãng cầu) 2. Thử tài đoán vật (tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề) - Giáo viên đưa 2 chai (1 chai nước cam và 1 chai không) đưa cho 3 nhóm quan sát và nhận biết trong chai chứa gì? - Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo kết quả: + Tình huống 1: Trong chai có nước cam, vì nước có màu cam, vị chua chua và mùi thơm của cam. + Tình huống 2: Trong chai không có gì cả. + Tình huống 3: Trong chai có không khí. - GV: Có em thì thấy trong chai có nước cam. Điều đó rất dễ nhận biết. Qua quan sát bạn thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì, chúng ta cùng bước vào bài học ngày hôm nay. Bài Không khí có những tính chất gì? HOẠT ĐỘNG 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm và ghi các tính chất của không khí vào bảng nhóm. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ. - Giáo viên gắn bảng kết quả thảo luận của học sinh-> học sinh đọc kết quả gắn trên bảng nhóm. + Nhóm 1: Không khí không có màu gì, không có mùi gì và vị gì + Nhóm 2: Không khí + Nhóm 3: Không khí - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét: + Nêu những điểm giống nhau của 3 nhóm. + Nêu những điểm khác nhau của 3 nhóm? -> giáo viên đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm. - Giáo viên: Vậy để biết chính xác không khí có những tính chất gì, các em có thể nêu những thắc mắc về tính chất của không khí. - Học sinh thảo luận để đưa ra câu hỏi -> học sinh nêu câu hỏi, giáo viên ghi: + Nếu không có không khí con người sẽ ra sao? + Không khí có màu, có mùi và có vị gì? + Không khí có hình dạng như thế nào? + Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi? + Không khí có ích gì với cuộc sống con người? + Không khí có thể nén lại được không? + Không khí có thể giãn ra được không? ............................................................................. - Giáo viên giải thích những vấn đề không liên quan đến bài học và xoá những vấn đề đó, chỉ để trên bảng những câu hỏi liên quan đến bài học. HOẠT ĐỘNG 3: Thực nghiệm, rút ra kiến thức 1. Không khí không màu, không mùi, không vị 1.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm Giáo viên: Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? Học sinh nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm. 1.2. Tiến hành thực nghiệm Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành nhận biết tính chất của không khí bằng cách mình đã chọn và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm. 1.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh trình bày kết quả: Sau khi quan sát, dùng mũi ngửi và đưa lưỡi ra nếm, em thấy không khí không có màu gì, không có mùi gì và không có vị gì cả ạ. - Giáo viên: Có nhóm nào có ý kiến khác nữa không? -> GV ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị. ? Đã bao giờ các em đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí. - GV: Cô có 1 bí mật, cả lớp hãy cùng nhắm mắt lại nhé! - GV xịt nước hoa vào không khí. ? Em thấy có điều gì lạ trong căn phòng của chúng ta?-> Em thấy có mùi thơm. ? Mùi thơm đó là do đâu nhỉ? Đó có phải là mùi không khí không? -> Đó là mùi thơm của nước hoa chứ không phải mùi của không khí. - GV chốt: Đúng đấy các em ạ. Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí. -> Không khí không màu, không mùi, không vị. 2. Không khí không có hình dạng nhất định. -Vấn đề thứ nhất chúng ta đã rõ. Bây giờ chúng ta cùng khám phá về hình dạng của không khí nhé. 2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm - Giáo viên: Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ? - Học sinh nêu phương án thí nghiệm: Thổi bóng bay, ... 2.2. Tiến hành thực nghiệm - Giáo viên phát dụng cụ thí nghiệm (bóng bay hình cầu và hình quả) yêu cầu HS thực hành làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. Giáo viên lưu ý HS cách thổi bóng bay dễ và không bị vỡ. - HS thực hành thổi bóng bay. 2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Tình huống 1: Học sinh thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay. không khí có hình dạng hình cầu và hình quả. + Tình huống 2: Không khí không có hình dạng nhất định (vì thổi không khí vào một quả bóng bay thì thấy không khí có hình dạng của quả bóng bay, dùng tay vặn quả bóng bay thì thấy hình dạng quả bóng bay thay đổi) + Tình huống 3: .... -> Giáo viên ghi bảng: Không khí không có hình dạng nhất định - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế. Ví dụ: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, 3. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. -Vấn đề tiếp theo chúng ta cần giải quyết là gi? (Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra) 2.1. Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm - GV: Muốn biết không khí có thể nén lại được không hay có giãn ra được không, các em có thể làm thế nào để biết? - HS: đề xuất các phương án khác nhau, GV có thể định hướng để học sinh sử dụng cách đẩy xi lanh .. 2.2. Tiến hành thực nghiệm - HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát, giúp đỡ - Ghi kết quả ra vở thí nghiệm 2.3. Kết luận và hợp lí hoá kiến thức - Học sinh báo cáo kết quả thực hành + Khi ấn xi lanh xuống thì xi lanh di chuyển xuống một chút rồi không dẩy xuống được nửa. Khi thả tay ra thì xi lanh lại đẩy ngược lại về vị trí cũ -> Vậy Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra -> Giáo viên ghi bảng: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra - Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ khác Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra trong thực tế. Ví dụ: Bơm xe, bơm bóng - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không? - Học sinh nhắc lại kiến thức đã tìm hiểu: + Không khí không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. + Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra HOẠT ĐỘNG 4: Kiểm tra, đánh giá - Giáo viên phát cho 3 nhóm 3 chai nhựa rỗng, yêu cấu: Làm thế nào lấy được khống khí trong lành bên ngoài lớp học mang vào tróng lớp học? - Học sinh thảo luận và cử đại diện thực hành - Các nhóm báo cáo kết quả: + Tình huống 1: Học sinh lấy nước trong phòng học đổ đầy nước vào chai mang ra ngoài đổ nước đi, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. + Tình huống 2: Học sinh bóp dẹt chai nhựa, đậy nắp lại mang ra ngoài, mở nắp chai ra, nắn cho chai phình như cũ, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. + Tình huống 3: Học sinh có thể mang chai ra ngoài, chao qua chao lại, đậy nắp lại -> mang không khí bên ngoài vào trong lớp học. - Giáo viên cho học sinh nhận xét những trường hợp nào đúng (Tình huống 1,2 là đúng, tình huống 1 là tối ưu), cho học sinh giải thích dựa trên tính chất của không khí (không màu, không có hình dạng nhất định) HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố - dặn dò - Giáo dục học sinh bảo vệ bầu không khí - Giáo viên cho học sinh nêu lại kết luận về tính chất của không khí THỐNG NHẤT TIẾN TRÌNH BÀI DẠY ÁP DỤNG PP "BÀN TAY NẶN BỘT" MÔN: KHOA HỌC BÀI: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT VÀ CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ Tình huống xuất phát và nêu câu hỏi có vấn đề là một tình huống do giáo viên chủ động đưa ra như một cách nhập dẫn vào bài học. Tình huống, câu hỏi nêu vấn đề phải phù hợp với trình độ HS, gây mâu thuẫn và kích thích tò mò, nghiên cứu của học sinh trước khi khám phá và lĩnh hội kiến thức. - GV đưa 2 chai (1 chai nước cam và một chai rỗng), cho HS phán đoán trong chai chứa gì? - HS phán đoán trong chai có (nước cam, trong chai không có gì cả -> trong chai có không khí) - GV: Ta thấy trong chai có nước cam, điều đó rất dễ nhận biết. Vì thấy nước có màu cam, nếm có vị chua chua và còn ngửi thấy mùi thơm của cam nữa. Còn ở chai thứ 2, do không khí có những tính chất đặc biệt khiến bạn không dễ nhận ra. Vậy không khí có những tính chất gì? -> từ đó nhập dẫn vào bài Không khí có những tính chất gì? BƯỚC 2: BỘC LỘ QUAN ĐIỂM BAN ĐẦU Đây là bước quan trọng trong PP BTNB. Trong bước này, giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới (kiến thức mới) trước khi được học kiến thức đó. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu, giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức như: phát biểu ý kiến bằng lời nói, bằng viết tay hoặc vẽ biểu hiện suy nghĩ. * Cụ thể trong hoạt động tìm hiểu "Không khí có tính chất gì" - GV giao nhiệm vụ cho HS "Không khí có tính chất gì?", các sẽ thảo luận nhóm và ghi những suy nghĩ của em vào bảng nhóm. (Thời gian là 3 phút) - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV gắn bảng bảng nhóm ghi kết quả thảo luận của HS, HS đọc kết quả đó (Trong quá trình HS thảo luận ghi những quản điểm vào bảng nhóm, GV quan sát chú ý đến những quan niệm khác biệt -> biểu tượng "ngây thơ" của HS) -> Qua hoạt động này, học sinh đã bộc lộ quan niệm ban đầu về "Tính chất của không khí". BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÂU HỎI HAY GIẢ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN THỰC NGHIỆM. * Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt về biểu tượng ban đầu của học sinh, giáo viên giúp học sinh đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó. Giáo viên cần khéo léo gợi ý cho học sinh những điểm giống (đồng thuận giữa các ý kiến đại diện) hoặc khác nhau (không nhất trí giữa các ý kiến) các biểu tượng ban đầu -> GV đánh dấu các điểm khác nhau trên bảng nhóm HS. Đồng thời cho học sinh phát biểu những thắc mắc xoay quanh những vấn đề đó. GV ghi lại các ý kiến đó. Ví dụ như: + Nếu không có không khí con người sẽ ra sao? + Không khí có màu, có mùi và có vị gì? + Không khí có hình dạng như thế nào? + Không khí có nén được vào hay không? + Không khí có thể giãn ra hay không? + Không khí ở yên một chỗ hay bay khắp nơi? + Không khí có ích gì với cuộc sống con người? Trong những đề xuất của học sinh, có rất nhiều thắc mắc, giáo viên đề ghi các ý kiến đó. Song giáo viên cần khéo léo giải thích và chốt những vấn đề cần giải quyết trong bài học hôm nay -> GV xoá bảng câu hỏi không liên quan đến bài học, để lại những đề xuất liên quan đến bài học. + Liệu không khí có mùi hay không có mùi, có màu hay không có màu ...? + Không khí có hình dạng nhất định hay không có hình dạng nhất định? * Đề xuất phương án thực nghiêm, nghiên cứu: Từ những cấu hỏi được đề xuất, GV đề nghị học sinh đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó (Cũng có trường hợp HS không đề xuất được phương án thực nghiệm thì GV có thể gợi ý hoặc đề xuất giúp HS) + Để nhận biết không khí có màu, có mùi và vị gì ta làm thế nào? + Làm thế nào để chúng ta biết không khí có hình dạng gì nhỉ? - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đề xuất phương án thực nghiệm + HS nêu: Ta dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm, thổi bóng bay ... BƯỚC 4: TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU Từ những đề xuất phương án thực nghiệm mà học sinh nêu, giáo viên khéo léo nhận xét để lựa chọn dụng cụ thí nghiệm thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. GV nên chú ý khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm cần nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc cho học sinh nêu mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó giáo viên mới phát dụng cụ và vật liệu thí nghiệm. Học sinh làm thí nghiệm có thể mô tả thí nghiệm bằng lời hay vẽ lại sơ đồ. GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, hoặc làm việc nhóm, tránh thụ động bắt chước bạn khác hoặc nhóm khác. Các vật liệu và dụng cụ phải giống nhau. Cụ thể trong bài, GV yêu cầu HS thí nghiệm theo các đề xuất phương án và ghi kết quả vào vở thực hành thí nghiệm. HS làm thí nghiệm 1: không khí không mùi, không màu, không vị + HS dùng các giác quan như dùng mắt nhìn, mũi ngửi và dùng lưỡi để nếm không khí + HS trình bày kết quả khi thực nghiệm xong: không khí không có màu gì, có mùi gì và vị gì? (Có thể sẽ có các kết luận khác nhau) HS làm thí nghiệm 2: Không khí không có hình dạng nhất định. - GV yêu cầu HS thực hành thổi bóng bay như đề xuất phương án thực nghiệm của HS. Yêu cầu HS làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. - HS thực hành thổi bóng bay. - HS báo cáo kết quả thực hành HS làm thí nghiệm 3: Không khí có thể nén lại hoặc giãn ra. - GV yêu cầu HS thực hành thổi bóng bay như đề xuất phương án thực nghiệm của HS. Yêu cầu HS làm theo cách của mình và ghi kết quả vào vở thí nghiệm. - HS thực hành ấn xi lanh. - HS báo cáo kết quả thực hành BƯỚC 5: KẾT LUẬN VÀ HỢP THỨC HOÁ KIẾN THỨC Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. HS nêu kết luận sau khi thực nghiệm, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống kiến thức. GV khắc sau kiến thức cho HS bằng cách cho HS đố chiếu ý kiến ban đầu (quan niệm ban đầu). Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch được chính HS tự phát hiện, tự sửa chữa và không phải do GV áp đặt. Những kiến thức ấy giúp HS ghi nhớ lâu hơn. Kết luận thứ nhất: không khí không mùi, không màu, không vị Sau khi học sinh đã làm thực nghiệm, báo cáo kết quả, song vẫn có thể có những ý kiến chưa thống nhất, GV có thể gợi ý, làm thêm thí nghiệm + GV xịt nước hoa: Học sinh phát hiện là mùi nước hoa chữ không phải là mùi của không khí. + Cho HS liên hệ thực tế: các em đã đi qua vùng có mùi khó chịu chưa? Liệu đó có phải là mùi của không khí không nhỉ?-> Đó là mùi rác thải, chất thải ở gần đó bốc lên chứ không phải mùi của không khí. -> HS tự rút ra được kết luận: Đôi khi chúng ta ngửi thấy mùi lạ nhưng đó là mùi của một số chất phát tán trong không khí chứ không phải mùi của không khí -> GV kết luận ghi bảng: Không khí không màu, không mùi, không vị. Kết luận thứ hai: không khí không có hình dạng nhất định. Tương tự như vậy, Các nhóm sau khi báo cáo kết quả thực nghiệm sẽ nêu được kết luận: Không khí khi thổi vào quả bóng bay hình cầu thì thành hình cầu, thổi vào bóng bay hình quả thì thành hình quả, khi vặn quả bóng bay sẽ trở thành hình dạng khác -> HS rút ra được kết luận "không khí không có hình dạng nhất định" -> GV ghi kết luận - GV cho HS lấy ví dụ khác về hình dạng của không khí trong thực tế. VD: Không khí trong lòng cái mũ có hình dạng của lòng cái mũ, không khí trong lòng cái nón có hình dạng của lòng cái nón, Kết luận thứ ba: không khí không có thể nén lại hoặc giãn ra. Tương tự như vậy, Các nhóm sau khi báo cáo kết quả thực nghiệm sẽ nêu được kết luận: Khi ấn xi lanh xuống thì không khí bên trong bị nén lại. Khi thả tay ra thì xi lanh đẩy lên -> HS rút ra được kết luận "không khí có thể nén lại hoặc giãn ra" -> GV ghi kết luận - GV cho HS lấy ví dụ khác về không khí có thể nén lại hoặc giãn ra trong thực tế. VD: bơm xe, bơm bóng, - GV yêu cầu HS so sánh kiến thức vừa tìm hiểu so với cảm nhận của các em lúc ban đầu. Các em thấy mình có biết thêm kiến thức gì về tính chất của không khí không? - GD bảo vệ bầu không khí.

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_khong_khi_co_nhung_tinh_chat_gi.doc
Giáo án liên quan