I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm những điều kiện cần để cây cối sống và phát triển bình thường.
2. Kĩ năng : Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
3. Thái độ : Yêu thích tìm hiểu khoa học.
* BVMT : Dựa vào kiến thức được học, HS có hành vi chăm sóc cây cối để làm cho môi trường thêm trong lành hơn.
* KNS :
Kĩ năng làm việc theo nhóm.
Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
+ GV có 5 cây trồng theo yêu cầu SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Khởi động: (1’) Hát.
2. Bài mới: (27’) Thực vật cần gì để sống ?
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động:
3 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài: Thực vật cần gì để sống ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học 1
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Nắm những điều kiện cần để cây cối sống và phát triển bình thường.
2. Kĩ năng : Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
3. Thái độ : Yêu thích tìm hiểu khoa học.
* BVMT : Dựa vào kiến thức được học, HS có hành vi chăm sóc cây cối để làm cho môi trường thêm trong lành hơn.
* KNS :
Kĩ năng làm việc theo nhóm.
Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
+ GV có 5 cây trồng theo yêu cầu SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Khởi động: (1’) Hát.
2. Bài mới: (27’) Thực vật cần gì để sống ?
a) Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Các hoạt động:
Hoạt đông dạy học
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống ? (12’)
MT: Giúp HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, chất khoáng, không khí, ánh sáng đối với đời sống thực vật. Giúp HS nêu được những điều kiện cần để cây sống và phát triển bình thường.
PP: Trực quan, giảng giải, đàm thoại, bàn tay nặn bột.
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
GV nêu : Cây cối xung quanh chúng ta phát triển xanh tốt. Vậy theo các em thực vật cần gì để sống?
Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS:
Bước 3:Đề xuất câu hỏi:
GV cho HS đính phiếu lên bảng- So sánh kết quả làm việc.
- GV tổng hợp và chỉnh sửa câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài
+ Thực vật cần những gì để sống?
Bước 4 : Thực hiện phương án tìm tòi
Để trả lời câu hỏi: Thực vật cần gì để sống, ta làm thí nghiệm nào?
- GV: Dặn HS hằng ngày chăm sóc cây theo từng điều kiện.
* 1 tuần sau:
Bước 5: Kết luận kiến thức:
GV nhận xét rút kết luận
GV chốt: Để cây sống và phát triển bình thường cần có đủ các yếu tố sau: ánh sáng, không khí, nước, chất khoáng có trong đất. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên cây có thể chết hoặc còi cọc, không thể phát triển bình thường.
H: Thực vật cần gì để sống?
H: Ở nhà em sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây?
+ Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK..
Hoạt động lớp, nhóm
HS ghi những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép, sau đó thống nhất ghi vào phiếu theo nhóm. - Chẳng hạn:
- Thực vật cần nước và không khí để sống.
- Thực vật cần đất và nước để sống.
- Thực vật cần ánh sáng để sống....
- HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhóm.
- HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học .
Chẳng hạn:
+Liệu thực vật có cần nước để sống không?
+ Tại sao bạn lại nghĩ thực vật cần đất để sống?
+ Bạn có chắc rằng thực vật cần ánh sáng để sống không?
HS thảo luận đưa ra phương án tìm tòi:
- Quan sát
-Làm thí nghiệm.
HS nêu thí nghiệm, nếu thích hợp gv cho hs tiến hành thí nghiệm.: Trồng 5 cây đậu cùng 1 thời điểm vào các lon sữa bò. Ta cho mỗi cây sống trong từng điều kiện sau:
+ Cây 1: Đặt ở nơi tối, tưới nước đều.
+ Cây: Đặt ở nơi có ánh sáng, tưới nước đều, bôi keo lên hai mặt lá của cây.
+ Cây 3: Đặt nơi có ánh sáng, không tưới nước.
+ Cây 4: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều.
+ Cây 5: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều, trồng cây bằng sỏi đã rửa sạch.
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- HS chăm sóc cây khoảng 1 tuần đồng thời ghi lại sự quan sát của nhóm mình theo từng ngày.
Ghi chép vào vở khoa học và vào phiếu
Những điều mình rút ra kết luận sau 1 tuần quan sát.
Đại diện nhóm lên đính phiếu và nêu kết quả làm việc của nhóm mình. – So sánh với kết quả làm việc ban đầu.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS lần lượt nêu.
3. Củng cố: (3’)
Nêu lại ghi nhớ SGK.
Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học.
4. Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học.
Học thuộc ghi nhớ ở nhà.
Chuẩn bị: Nhu cầu nước của thực vật; nhu cầu chất khoáng của thực vật
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_thuc_vat_can_gi_de_song.docx