1.Về kiến thức:
- Biết được những nét chính trong tình hình kinh tế, chính tri, xã hội của nước Nga đầu thế kỉ XX
- Nắm được những diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền quyền Xô viết.
- Hiểu được ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.
II- Thiết bị tài liệu dạy học
1.Tài liệu
Gv:Lịch sử thế giới hiện đại
Hs:Văn thơ về cách mạng tháng Mười
2.Đồ dùng dạy học
Gv:Ảnh Lê nin
Hs:Ảnh cuộc tấn công vào cung điện mùa Đông
III- Tiến trình tổ chức dạy học
1.Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới
4.Dạy và học bài mới
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 10, Bài 9: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng 1917-1921, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Ngày 25 Tháng 10 Năm 2010
Tiết 10.Bài 9 Cách mạng tháng mười nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)
I- Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức:
- Biết được những nét chính trong tình hình kinh tế, chính tri, xã hội của nước Nga đầu thế kỉ XX
- Nắm được những diễn biến chính của Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền quyền Xô viết.
- Hiểu được ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.
II- Thiết bị tài liệu dạy học
1.Tài liệu
Gv:Lịch sử thế giới hiện đại
Hs:Văn thơ về cách mạng tháng Mười
2.Đồ dùng dạy học
Gv:ảnh Lê nin
Hs:ảnh cuộc tấn công vào cung điện mùa Đông
III- Tiến trình tổ chức dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3.Giới thiệu bài mới
4.Dạy và học bài mới
Hoạt động 1:Cả lớp
Gv:Trước cm, tình hình nước Nga ntn?
Hs:
Gv: Đầu Tk XX, mặc dù đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nhưng Nga vẫn duy trì thiết chế quân chủ chuyên chế, mọi quyền lực đều nằm trong tay Nga hoàng Nicôlai II. Như vậy, ta thấy rằng Nga có một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu lúc bấy giờ.
Gv: Nga hoàng gây chiến nhằm mục đích gì?
Hs:
Gv: Các nước đế quốc, trong đó có nước Nga của Sa Hoàng muốn phát động chiến tranh để giành giật thuộc địa của nhau. Như vậy, cuộc chiến tranh mà Nga Hoàng tham giai là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, bẩn thỉu chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị mà thôi.
Do trang bị lạc hậu nên quân đội của Nga hoàng liên tiếp bại trận, hàng nghìn binh sĩ Nga đã tử trận trên các chiến trường. Số còn sống sót thì tình cảnh hết sức thê thảm.
Các em hãy quan sát hình 23 Sgk : miêu tả cảnh binh lính Nga ở ngoài mặt trận hết sức thiếu thốn về mọi mặt và phải chống trọi với thời tiết giá lạnh xuống đến – 3 độ C đến – 4độ C, vũ khí thô sơ, rất nhiều đồng đội của họ đã chết, họ đứng giữa những đống xác của đồng đội mình
Gv:Theo em, cuộc chiến tranh đã tác động ntn tới nước Nga ?
Hs:
Gv:Việc Nga Hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị và xã hội. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hậu quả của cuộc chiến tranh đối với nước Nga lúc bấy giờ
Gv: Em hãy cho biết tình hình kinh tế Nga lúc đó thế nào ?
Hv:
Gv: Như chúng ta đã biết, đầu thế kỉ XX nước Nga chuyển sang giai đoạn ĐQCN. Nền kinh tế của nước Nga trong những năm đầu thế kỉ cũng đã phát triển, nhất là các nghành cn luyện kim, khai khoáng, cơ khíQuá trình tập trung tư bản và sản xuất cũng diễn ra,các tập đoàn tài chính khổng lồ ra đời, khống chế nhiều nghành cn Tuy nhiên kinh tế TBCN ở Nga không phát triển mạnh mẽ được vì bị chế độ chuyên chế kìm hãm
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nga phát triển muộn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế thêm suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu năm 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công - nông nghiệp đình đốn, nạn đói liên tiếp xảy ra....
Gv:Sống trong một chế độ xã hội có sự dung hoà, hỗn tạp giữa các nhân tố TBCN và Pk chuyên chế, các tầng lớp nhân dân Nga có đời sống vô cùng khốn khổ, phải chịu nhiều tầng áp bức. Hơn 100 dân tộc khác nhau sống trong đế quốc Nga vừa chịu ách áp bức theo kiểu phong kiến, lại vừa chịu ách áp bức theo kiểu TB và kiểu thuộc địaĐế quốc Nga đã trở thành nhà tù của các dân tộc.
Nhân dân Nga vốn đã điêu đứng nay lại thêm gánh nặng của chiến tranh nên càng khổ hơn. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với chế độ Nga Hoàng càng thêm gay gắt. Phong trào đấu tranh nổ ra ở khắp mọi nơi. Quần chúng phản đối chiến tranh đế quốc và đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng.
Gv:Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga lúc bấy giờ?
Hs:
Gv:Qua các phần vừa tìm hiểu, ta thấy rằng nước Nga đã lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội. Nước Nga là nơi hội tụ đầy đủ các mâu thuẫn gay gắt nhất của thời đại (mẫu thuẫn giữa công nhân và chủ tư bản, giữa nông dân và địa chủ, giữa các dân tộc không phải Nga với chế dộ Nga hòang...) Chính phủ Nga hoàng tỏ ra bất lực trước tình hình, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa. Nước Nga đang tiến sát tới một cuộc cm.
Hoạt động 1:Cả lớp
Gv:Theo em, vời tình hình kinh tế, chính trị và xã hội như vậy điều gì sẽ xảy ra ?
Hs:
Gv: Tình hình nước Nga đầu năm 1917 đặt đất nước vào tình thế một cuộc cách mạng chắc chắn sẽ nổ ra để lật đổ ách thống trị của chế độ Nga hoàng, đưa đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
Gv:Cách mạng tháng Hai đã diễn ra ntn?
Hs:
Gv:Hướng dẫn Hs lập niên biểu
I- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
1.Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Về chính trị :
+ Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là nước quân chủ chuyên chế mục nát, đứng trên bờ sụp đổ.
+ Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước
- Về kinh tế :
+ Kinh tế TBCN bị kìm hãm không phát triển được
+ Sản xuất đình đốn,đất nước bị kiệt quệ bởi chiến tranh
- Về xã hội :
+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân và các dân tộc trong đế quốc vô cùng cực khổ
+Phong trào đấu tranh chống chế độ Nga hoàng diễn ra khắp mọi nơi
=> Như vậy, tới năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng.
2.Từ cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng mười
a.Cách mạng tháng Hai
Từ 18.2-24.2
25.2
26.2
27.2
27.2-2.3.1917
Bãi công,biểu tình của cn Pêtổgát
Tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga Hoàng
Khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga Hoàng
- Triều đình Nga Hoàng bị lật đổ
- Xô viết đại biểu công-binh Pêtôgrát được thành lập
-Đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản
- Cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại
Gv: Qua Sgk và qua niên biểu vừa lập, em hãy cho biết đặc điểm của cm tháng Hai?
Hs:
Gv:Cách mạng tháng Hai có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất : từ bãi công của cn chuyển sang tổng bãi công chính trị chống lại chế độ Nga hoàng, rồi lại chuyển sang Knvt lật đổ chế độn nga Hoàng.Và khi chế độ Nga hoàng bị lật đổ đã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản mà kết quả là sự hình thành cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại.
Thứ hai : Cuộc cm diễn ra hết sức mau chóng. Chỉ trong vòng hai ngày 26 và 27 tháng 2, cn và binh lính cm đã giành được thắng lợi ở thủ đô, lật đổ chính phủ Nga Hoàng đang nắm trong tay một lực lượng vũ trang, bao gồm 14 triệu binh lính và một mạng lưới cảnh sát, mật thám và đặc vụ khổng lồ.
Thứ ba:Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi là giai cấp cn Nga.
Gv: Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được những nhiệm vụ gì?
Hs:
Gv:Cách mạng tháng Hai là một cuộc cmdcts do giai cấp cn lãnh đạo.Vì là một cuộc cm do giai cấp cn lãnh đạo nên còn được gọi là cuộc cmdcts kiểu mới, nó khác về chất so với các cuộc cmdcts do giai cấp tư sản lãnh đạo. Cuộc cm tháng Hai đã lật đổ được chế độ Nga Hoàng, tạo ra cục diện hai chính quyền song song cùng tồn tại là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu của công-nông và binh lính cm Nga
Gv: Một đất nước có thể tồn tại hai chính quyền không?
Hs:
Gv:Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại và sự xung đột là điều không tránh khỏi. Trong bối cánh đó,Lênin và Đảng Bônsêvích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cm, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời
Hoạt động 2:Cá nhân,cả lớp
Gv : Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga còn tồn tại hạn chế gì cần phải giải quyết ?
Hs:
Gv:Trước tình hình 2 chính quyền song song cùng tồn tại, Lênin và Đảng có chủ trương thế nào ?
Hs:
Gv: ở phần trên chúng ta đã biết, sau khi chế độ Nga Hoàng bị lật đổ, nước Nga rơi và cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại.Tuy nói là 2 chính quyền cùng tồn tại, nhưng trên thực tế, chính quyền từ Tw đến địa phương đã rơi vào tay giai cấp tư sản.Trước tình hình này, tháng 4.1917,Lên nin đã trình bày trước Tw Đảng một bản báo cáo quan trọng, nêu lên chủ trương, đường lối chuyển chính quyền từ tay giai cấp tư sản sang tay giai cấp vô sản, tức là chuyển từ cm DCTS sang cm XHCN.
Khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân lúc đó là”Tuyệt đối không ủng hộ hính phủ lâm thời “, “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”
Gv: Lê-nin và Đảng chủ trương chuyển giao chính quyền sang tay giai cấp vô sản bằng phương pháp nào? Vì sao lại sử dụng phương pháp đấu tranh hoà bình?
Hs:
Gv: Như chúng ta đã biết, Cách mạng tháng Hai tạo ra cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại. Đó là chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền cm của công nhân, nông dân và binh lính cm- Xô viết Pêtôgrát. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Như vậy chúng đã hoàn toàn đi ngược với nguyện vọng của nhân dân.
Còn trong chính quyền cm- Các Xô viết, không chỉ có những người Bôn-sê-víc mà còn có cả bọn Men-xê-vích và những người Xã hội cách mạng. Do đó,những người cm Bôn-sê-vích không làm chủ được các Xô viết. Các Xô viết đã hoàn toàn bị bọn Men-sê-vích và Xã hội cách mạng thao túng, lũng đoạn. Bọn phản động này lại đồng loã, theo đuôi giai cấp tư sản. Như vậy về hình thức, tuy các Xô viết vẫn tồn tại nhưng giai cấp tư sản đã hoàn toàn nắm được chính quyền từ Tw đến cơ sở. Được sự đồng tình của bọn Men-sê-vích và bọn Xã hội cm, Chính phủ tư sản đã đàn áp các cuộc biểu tình của nhân, đàn áp Đảng Bôn-sê-vích và lùng bắt lê-nin
Lê-nin và Đảng chủ trương đấu tranh hoà bình để chuyển giao chính quyền sang tay giai cấp vô sản. Mục đích đấu tranh hoà bình trong giai đoạn này là nhằm tập hợp lực lượng và vạch mặt bọn phản động.Vạch mặt giai cấp tư sản và chính phủ của chúng, vạch mặt bọn Mem-sê-vích và bọn Xã hội cách mạng. Bằng phương pháp đấu tranh hoà bình, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích làm cho quần chúng hiểu được bộ mặt thật của bọn phản độngdo đó, đã cô lập được bọn phản động và lôi kéo được đông đảo nhân dân đi theo đường lối cm của Đảng.
Cuộc đấu tranh hoà bình để tập hợp lực lượng kéo dài trong 8 tháng thì chấm dứt. Ngày 3.7.1917, cuộc biểu tình hoà bình của 50 vạn nhân dân Pêtôgrát đã bị đàn áp đẫm máu (400 người chết và bị thương).Trước điều kiện đấu tranh hoà bình khôngcòn nữa, Đại hội VI của Đảng Bôn-sê-vích (26.7-3.8.1917) đã quyết định chuyển lên đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa vũ trang để lật đổ nền chuyên chính của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay giai cấp vô sản.
Lê-nin nói: Những người cm không bao giờ muốn đổ máu. Họ không phải là những người hiếu chiến, thích tàn sát mà họ là những người yêu chuộng hoà bình nhất trên trái đất này. Nhưng do giai cấp thống trị ngoan cố, không chịu buông rơi quyền lực, chúng còn sử dụng vũ lực chống lại quần chúng. Do đó,buộc những người cm phải sử dụng đến bạo lực cm để đánh bại chúng, giành chính quyền về tay nhân dânViệc Đảng quyết định chuyển sang đấu tranh vũ trang là hết sức kịp thời và sáng suốt.
Đến đầu tháng 10 thì không khí cm đã bao trùm cả nước Nga .
Gv:Vậy cm tháng Mười đã diểna ntn?
Hs:
Hoạt động 1:Cả lớp
Gv: Chính quyền cm đã làm gì để đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động ?
Hs:
Gv:Giới thiệu về hai sắc lệnh Hòa bình và Ruộng đất mà chính phủ Xô viết đã thông qua .
Gv: Những việc làm của chính quyền cách mạng có ý nghĩa ntn?
Hs:
Gv: Trong tác phẩm Nhật kí chìm tàu của Nguyễn ái Quốc có nhưng câu ca ngợi Chính quyền cách mạng của Nga như :
“Nước Nga có chuyện lạ đời
Biến người nô lệ thành người tự do”
....................
“ Sung sướng thay thợ thuyền Nga
Ngày làm, ngày nghỉ đều là có lương”
Như vậy ta thấy rằng,những việc làm của chính quyền Xô viết đã đem lai lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân và vì dân.
Hoạt động 2:Cả lớp và cá nhân
Gv: Sau cách mạng, nước Nga đứng trước những khó khăn gì từ bên ngoài ?
Hs:
Gv: Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nhà nước cách mạng non trẻ. Chính quyền cách mạng lâm vào cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nguy vong không lúc nào bằng.Lúc này chính quyền cm chỉ còn kiểm soát được vùng quanh Mát-xcơ-va ,còn lại tất cả các nơi khác đều đã rơi vào tay bọn phản động hoặc bị bọn chúng quấy pháThành quả cm có thế bị thủ tiêu.
Vậy nhân dân Nga đã làm gì để bảo vệ Chính quyền cm của mình?
Gv: Để giải quyết những khó khăn trên, chính quyền Xô viết, đứng đầu là Lê-nin đã thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến. Vậy nội dung của chính sách này thế nào ? Nó có ý nghĩa ra sao ?
Hs:
5.Sơ kết :
a.Củng cố
b.Hướng hẫn về nhà :Làm bài tập và đọc trước bài 10 Sgk. 53
b.Cách mạng tháng Mười
* Sau Cách mạng tháng Hai, nước Nga tồn tại hai chính quyền song song :
* Tháng 4.1917, Lê-nin đề ra chủ trương chuyển từ Cách mạng DCTS sang Cách mạng XHCN
*Trong thời kỳ đầu,chủ trương đấu tranh hoà bình để tập hợp lực lượng
*Diễn biến khởi nghĩa
- Đêm 24.10.1917, quần chúng bao vây Cung điện Mùa Đông.
- Đêm 25.10.1917, quần chúng nhân dân tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các Bộ trưởng của chính phủ tư sản.
-Tháng 3.1917,cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
II- Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết
1.Xây dựng chính quyền Xô viết.
- Ngày 25.10.1917,chính quyền Xô viết được thành lập, do Lê-nin đứng đầu.
- Chính sách của chính quyền Xô viết :
+ Thông qua Sắc lệnh Hào bình và Ruộng đất
+ Đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
+Xoá bỏ đẳng cấp Pk, thực hiện tự do, dân chủ, nam nữ bình đẳng.
+Thành lập Hồng quân..
+ Ban hành Hiến Pháp (7.1918)
+ Quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản.
2.Bảo vệ chính quyền Xô viết
- Hoàn cảnh : cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc và bọn phản động trong nước tấn công nhăm tiêu diệt nước Nga cách mạng
- Đầu năm 1919,chính quyền Xô viết thực hiện chính sách cộng sản thời chiến
+ Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp
+ Trưng thu lương thực thừa của nông dân.
+ Thi hành chế độ cưỡng bức lao động
=>Huy động được tối đa sức mạnh của cả dân tộc để bảo vệ chính quyền.
- Đến cuối năm 1920, nước nga cm đã đảy lùi được sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc, bảo vệ được chính quyền non trẻ.
III- ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga(Sgk)
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_10_bai_9_cach_mang_thang_muoi_ng.doc