Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Thiện

I- Mục tiêu bài học

 1- Về kiến thức:

 Giúp HS hiểu và nắm được:

 - Đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mqh trong t/c xh đầu tiên này

 - Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại về hệ quả xh của công cụ kim loại

 2- Về thái độ :

 Giáo dục cho HS thấy được sự tiến bộ của xh loài người từ đó có ý thức phấn đấu học tập , rèn luyện để phục vụ tổ quốc

3- Về kĩ năng:

 Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử. biết quan sát các hình ảnh, hiện vật lịch sử và rút ra nhận xét

II- Tài liệu, thiết bị dạy học

 Một số hình ảnh , mẫu truyện ngắn vể sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.

III- Tiến trình giờ học

 1- Kiểm tra bài cũ:

 Hỏi: - Loài người xuất hiện ntn, đ/s vật chất của người nguyên thuỷ?

 - Bước sang thời kì đá mới c/s loài người có gì thay đổi?

 2- Dẫn vào bài mới

 3-Giảng bài mới

 

doc115 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Chương trình cả năm - Hoàng Thị Thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Tiết: 01 Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI Chương I: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ Bài 1:SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THUỶ I- Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được: sự xuất hiện của loài người qua những bước tiến và sự phấn đấu của loài người nhằm cải thiện đời sống và bản thân con người 2- Về thái độ : Giáo dục cho HS tình yêu đối với lao động, biết coi trọng cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay 3- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử. biết quan sát các hình ảnh, hiện vật lịch sử và rút ra nhận xét II- Tài liệu, thiết bị dạy học Một số hình ảnh về cuộ sống của người nguyên thủy. III- Tiến trình giờ học 1- Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10 2- Dẫn vào bài mới 3- Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động: Cả lớp- cá nhân - GVH: Loài người có nguồn gốc từ đâu? - HS: Theo dõi SGK+ suy nghĩ trả lời, có thể nêu lên nhiều quan niệm + Quan niệm duy tâm tôn giáo + vật + Truyền thuyết - GV: dẫn dắt tạo không khí tranh luận cho hs sau đó nhận xét, bổ sung và chốt ý + Quan niệm duy tâm tôn giáo và truyền thuyết lí giải về nguồn gốc của mình song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm vào thần thánh + Ngày nay khoa học phát triển đặc biệt là khảo cổ học và cổ sinh học đã tìm thấy được bằng cứ c/m sự chuyển biến từ vượn thành người - GVH: người nguyên thuỷ có đ/s vật chất ntn? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và sử dụng một số hình ảnh về các công cụ đá, biểu đồ thời gian của người tối cổ cho hs xem * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1: Người tinh khôn xuất hiện khi nào, cấu tạo về cơ thể? + N2: sự sang tạo của người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động được thể hiện ra ntn? + N3: việc chế tạo ra cung tên có ý nghĩa gì ? + N4: cho biết những tiến bộ kĩ thuật của thời đá mới? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý kết hợp sử dụng một số hình ảnh hoạ + chiều cao trung bình của người hiện đại từ 1m30-1m80, thể tích não 1600cm khối + Việc chế tạo ra cung tên giúp con người lao động có hiệu quả hơn. Hoạt động: cả lớp- cá nhân - GVH: Tại sao gọi là “cuộc cm thời đá mới”? - HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý - GVH: sang thời đại đá mới cuộc sống vc của con người biến đổi ntn? - HS: đọc sgk+ suy nghĩ trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý + Từ chổ hái lượm, săn bắn sang trồng trọt, chăn nuôi + Biết làm sạch những tấm da thú để che thân( tìm thấy cúc,kim xương) + Biết làm đồ trang sức: vòng cổ = vỏ óc, chuổi hạt xương => Những tiến bộ trong đ/s của người nguyên thuỷ đã chứng tỏ khả năng sang tạo của con người, đã biết khai thác tự nhiên một cách có ý thức để phục vụ cuộc sống của mình 1- Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ - Sự xuất hiện loài người: + Loài người do một loài vượn cổ biến hoá thành gọi là người tối cổ ( Thượng cổ) + Khoảng 4 tr năm trước đây tìm thấy di cốt của người tối cổ ở Đông Phi, IĐN X A, TQ, VN - Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ: + Công cụ lao động: đá ( sơ kì đá cũ) + Biết sử dụng và làm ra lữa + Hình thức lao động: săn bắt, hái lượm - Quan hệ xh của người tối cổ gọi là bầy người nguyên thuỷ 2- Người tinh khôn và óc sang tạo - Khoảng 4tr năm trước đây người tinh khôn ( người hiện đại) xuất hiện có cấu tạo cơ thể như người ngày nay - Óc sang tạo: + Cải tiến công cụ lao động: ghè đẽo, mài dũa cho gọn và sắc hơn + Biết chế tạo ra lao và cung tên + Sống định cư ở những nơi thuận tiện: có nhà cũa để cư trú - Khoảng 1v năm trước đây loài người tiến vào thời đại đồ đá mới - Một số hình thức lao động mới xuất hiện: chài lưới, đan lát, làm đồ gốm 3- Cuộc cách mạng thời đá mới - Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, con người đã biết: + Trồng trọt, chăn nuôi + May quần áo che thân = da thú + Làm đồ trang sức + Làm nhạc cụ - Cuộc sống con người no đủ hơn, đẹp và vui hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên 4- Củng cố- dặn dò - Khái quát lại những kiến thức chính trong bài - Nhắc hs về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk , đọc và chuẩn bị trước bài mới Tuần: 02 Tiết: 02 Bài 2 : XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ I- Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được: - Đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mqh trong t/c xh đầu tiên này - Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại về hệ quả xh của công cụ kim loại 2- Về thái độ : Giáo dục cho HS thấy được sự tiến bộ của xh loài người từ đó có ý thức phấn đấu học tập , rèn luyện để phục vụ tổ quốc 3- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử. biết quan sát các hình ảnh, hiện vật lịch sử và rút ra nhận xét II- Tài liệu, thiết bị dạy học Một số hình ảnh , mẫu truyện ngắn vể sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc. III- Tiến trình giờ học 1- Kiểm tra bài cũ: Hỏi: - Loài người xuất hiện ntn, đ/s vật chất của người nguyên thuỷ? - Bước sang thời kì đá mới c/s loài người có gì thay đổi? 2- Dẫn vào bài mới 3-Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động: Cả lớp- cá nhân - GVH: Do đâu mà thị tộc xuất hiện? - HS: Theo dõi SGK+ nhớ lại kiến thức cũ trả lời - GV: nhận xét, bổ sung: do c/s định cư của người tinh khôn số dân đã tăng lên- từng nhóm người sống đông đúc hơn( gấp 2-3 lần trước)gồm 2-3 thế hệ cùng chung dòng máu hợp thành một t/c xh chặt chẻ hơn => thị tộc xh - GVH: Thế nào là thị tộc, mối quan hệ trong thị tộc diễn ra ntn? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung + Thi tộc là một nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình + Trong thị tộc mọi thành viên đều hợp sức, chung lưng đấu cật để tìm kiếm thức ăn. - GVH: Vì sao trong thị tộc người ta không lao động riêng lẽ mà phải phối hợp với nhau? - HS: suy nghĩ + trao đổi và đọc sgk trả lời - GV : nhận xét và giải thích thêm: do tính chất của công việc là săn đuổi, săn bẩy các con thú lớn cần nhiều người tạo thành một vòng vây hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên.. - GVH: vì sao trong các thị tộc tính cộng đồng được thể hiện cao như vậy? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV : nhận xét và chốt ý: do hiệu quả lao động chưa cao, của cải chưa dư thừa, ý thức con người chưa phát triển - GVH: thế nào là bộ lạc? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV : nhận xét và chốt ý - GVH: nêu điểm giống và khác nhau giữa các bộ lạc và thị tộc? - HS: Theo dõi SGK + trao đổi trả lời - GV : nhận xét và chốt ý + Giống: cùng chung một dòng máu + Khác: tổ chức lớn hơn, mqh trong bộ lạc là sự gắn bó gúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp msức lao động kiếm ăn * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1: công cụ bằng kim loại xuất hiện khi nào, vì sao lại cách xa nhau như vậy? + N2: việc xuất hiện công cụ = kim loại có vai trò và ý nghĩa ntn đối với việc sản xuất ? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý kết hợp sử dụng một số hình ảnh hoạ, công cụ = kim loại xh cách xa nhau như vậy vì đk thời kì này còn khó khăn, phát minh mới về kĩ thuật là không dễ, đồ đồng còn ít nóng chảy ở nhiệt độ thấp, mềm, hiếm *Hoạt động: cả lớp- cá nhân - GVH: do đâu mà chế độ tư hữu xuất hiện? - HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý: do công cụ = kim khí xh đặc biệt là đồ sắt- sx tăng của cải dư thừa, một số người có địa vị như: chỉ huy dân binh, chuyên trách lễ nghi, điều hành các công việc chung như xây đền làm nhàchiếm một phần sản phẩm dư thừa làm của riêng – quan hệ cộng đồng bị phá vỡ - GVH: tư hữu xh đã tác động đến xh nguyên thuỷ ntn? - HS: đọc sgk+ suy nghĩ trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý; trong gia đình có sự thay đổi, đàn ông giành lấy vai trò trụ cột và quyết định gđ=> gđ phụ hệ xhiện- có sự phân biệt giàu nghèo- xh có g/c xhiện, đó là xh cổ đại 1- Thị tộc và bộ lạc a - Thi tộc - Thị tộc là một nhóm người đông đúc gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng chung dòng máu - Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ; ông bà , cha mẹ đều chăm lo bảo đảm nuôi dạy con cháu - Đứng đầu thị tộc là một tộc trưởng, hoặc tù trưởng - Quan hệ kinh tế: có phân công lao động phù hợp mọi người đều phải lao động - Trong thị tộc tính cộng đồng được thể hiện cao, mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, ở chung b- Bộ lạc - Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau có cùng một nguồn gốc tổ tiên - Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau 2- Buổi đầu của thời đại kim khí - Sự xuất hiện công cụ kim khí: + Khoảng 5500 năm trước đây xh công cụ = đồng đỏ + Khoảng 4000 năm trước đây- biết sử dụng đồng thau + Khoảng 3000 năm trước đây -biết sử dụng đồng sắt - Ý nghĩa: công cụ kim khí xuất hiện thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng, khai thác them đất đai trồng trọt, làm xuất hiện thêm nhiều nghành, nghề mới 3- Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp - Sự xuất hiện tư hữu: + Sản xuất phát triển dẫn đến của cải dư thừa dẫn đến sự phân hoá xh thị tộc + Một số người lợi dụng chức quyền chiếm đoạt tài sản chung dẫn đến chế độ tư hữu xuất hiện - Sự xuất hiện xã hội có giai cấp: + Gia đình phụ hệ thay cho gia đình mẫu hệ + Có sự phân biệt giàu- nghèo giữa các gia đình => xh có giai cấp ra đời- xh cổ đại 4- Củng cố- dặn dò - Khái quát lại những kiến thức chính trong bài - Nhắc hs về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk , đọc và chuẩn bị trước bài mới Tuần: 03,04 Tiết: 03,04 CHƯƠNG II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG I- Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được: - Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gi cổ đại phương Đông và sự phát triển ban đầu của cac nghành kinh tế - Những đặc điểm của quá trình hình thành xh có g/c và nhà nước, cơ cấu của xh cổ đại p Đông - Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại p. Đông - Những đóng góp văn hoá của cư dân p.Đông cho nhân loại 2- Về thái độ : Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dt p. Đông trong đó có VN 3- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử.Kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ II- Tài liệu, thiết bị dạy học Bản đồ các quốc gia cổ đại, bản đồ thế giới hiện nay. III- Tiến trình giờ học 1- Kiểm tra bài cũ: Hỏi: -những hiểu biết của em về thị tộc và bộ lạc? - chế độ tư hữu và xh có g/c xhiện ntn? 2- Dẫn vào bài mới 3-Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động: Cả lớp- cá nhân - GV: treo bản đồ các quốc gia cổ đại lên bảng yêu cầu hs quan sát và hỏi: các quốc gia cổ đại p. Đông ra đời ở đâu? Vì sao? - HS: Theo dõi SGK+ quan sát bản đồ trả lời - GV: nhận xét, bổ sung: ra đời ở lưu vực các con song lớn ở châu Á, châu phi ở đây đất đai phù sa màu mỡ, nước tưới tiêu canh tác, đi lại dễ dàng - GVH: ngoài những điều kiện thuận lợi thì ở đây còn gặp phải những khó khăn gì? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung - GVH: các quốc gia cổ đại pĐ xhiện khi nào, có khí hậu ra sao? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV : nhận xét và giải thích thêm: do nhu cầu trị thuỷ người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong một t/c công xã nhờ đó nhà nước sớm hình thành - GVH: về kĩ thuật và kt các quốc gia cổ đại p.Đông có gì phát triển? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV : nhận xét và chốt ý * Hoạt động: Cả lớp- cá nhân - GVH: tại sao chưa có công cụ = sắt xhiện mà cư dân ở châu Á, châu Phi đã sớm xd nhà nước của mình? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV : nhận xét và chốt ý: do đk tự nhiên thuận lợi, sx phát triển mà không cần đồ sắt xhiện, trong xh của cải dư thừa xhiện kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân- nhà nước ra đời - GVH: các quốc gia hình thành sớm nhất ở đâu, trong khoảng thời gian nào? - HS: Theo dõi SGK + trao đổi trả lời - GV : nhận xét và sử dụng bản đồ chỉ những địa điểm xhiện các quốc gia đó cho hs nắm * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1:nguồn gốc và vai trò của nông dân công xã trong xh cổ đại p.Đông? + N2: nguồn gốc và vai trò của quý tộc? + N3: nguồn gốc và vai trò của nô lệ? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý + Do nhu cầu trị thuỷ và xd các công trình thuỷ lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Họ tồn tại cả cái cũ với cái mới, với nghề nông là chính + Vốn xuất thân từ các bô lão đứng đầu các thị tộc, họ gồm quan lại từ trung ương đến địa phương các chức vụ lớn trong tôn giáo , lễ nghi *Hoạt động: cả lớp- cá nhân - GVH: quá trình hình thành nhà nước P.Đ,thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? - HS: Đọc sgk+ suy nghĩ trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý: + Qúa trình hình thành nhà nước từ các lien minh bộ lạc( nhiều bộ lạc quan hệ thân thiết với nhau) do nhu cầu trị thuỷ và xd các công trình thuỷ lợi, các lm bộ lạc liên kết với nhau + Vua dựa vào bộ máy quý tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng- vua chuyên chế + Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao: vua tự coi mình là người đại diện của thần thánh ở trần gian - GV: kết hợp cho hs xem hình 3 trong sgk để thấy được c/s giàu sang sung sướng của các ông vua * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1: Thiên văn và lịch ra đời bắt nguồn từ đâu, cách tính lịch, hai nghành này ra đời biểu hiện điều gì + N2: nguồn gốc xhiện chữ viết, tác dụng của nó? + N3: nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của toán học, thành tựu và tác dụng? + N4: những thành tựu của nghành kiến trúc, những công trình nào còn tồn tại đến nay? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý + N1; để cày cấy đúng thời vụ người nông dân phỉa trong trời, trông đất, quan sát sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời từ đó sang tạo ra nông lịch ( lịch nông nghiệp),1năm có 365 ngày chia làm 12 tháng + N2: do xh ngày càng phát triển, các mqh phong phú, đa dạng, do nhu cầu ghi chép, cai trị , lưu giữ những kinh nghiệm- GV kết hợp cho hs quan sát kiểu chữ của người P.Đ xưa -GVH: hiện nay trên thế giới còn những quốc gia nào viết chữ tượng hình? => TQ, NB, HQuốc + N3: do nhu cầu tính toán lại ruộng đất sau kh`i bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xd các công trình, tính các chỉ số kinh doanh.. GV hỏi thêm; do đâu mà người Ai Cập giỏi về hình học, người LH giỏi về toán học? - người LH hay đi buôn bán xa nên thạo về số học, nười Ai Cập phải đo lại rđ vẽ các hình để xây tháp .. + N4: do uy quyền của nhà vua mà hang loạt các công trình kiến trúc đã ra đời - GV; kết hợp cho hs khai thác các kì quan qua tranh ảnh 1- Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế a - Điều kiện tự nhiên - Thuận lợi:đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sx và sinh sống - Khó khăn: dễ bị lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nd - Khoảng 3500- 2000 năm TCN các quốc gia cổ đại p. Đông xh - Khí hậu: nhiệt đới b- Sự phát triển kinh tế - Kĩ thuật: biết chế tạo và sử dụng công cụ = đồng thau - Kinh tế: nghề nông là chính, ngoài ra họ còn chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm 2- Sự hình thành các quốc gia cổ đại - Cơ sở hình thành: sản xuất phát triển => của cải dư thừa => phân hoá giai cấp => nhà nước ra đời - Các quốc gia cổ đại xhiện đầu tiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, TQ vào khoảng thiên niên kỉ IV-III TCN 3- Xã hội cổ đại phương Đông - Xã hội phân hoá thành ba tầng lớp cụ thể - Nông dân công xã: tầng lớp căn bản nhất và là lực lượng sản xuất chủ yếu. Họ tự nuôi sống bản thân và gđ, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác - Quý tộc: là tầng lớp có đặc quyền, giữ các chức vụ lớn trong bộ máy nhà nước, trong tôn giáo lễ nghi. Họ sống sung sướng giàu sang = bốc lột, bổng lộc của nhà nước cấp và chức vụ mang lại - Nô lệ: các tù binh trong chiến tranh, nông dân mắc nợ. Họ phải làm các công việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc 4- Chế độ chuyên chế cổ đại - Qúa trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thuỷ và xd các công trình thuỷ lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế - Chế độ nhà nước do vua đứng đầu có quyền lực tối cao vô hạn và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành gọi là chế độ chuyên chế cổ đại 5- Văn hoá cổ đại phương Đông a- Sự ra đời của lịch và thiên văn - Thiên văn học và lịch là hai nghành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp - Việc tính lịch chỉ tương đối nhưng nông lịch đã có tác dụng đối với việc gieo trồng b- Chữ viết - Chữ viết ra đời bắt nguồn từ ghi chép và lưu trữ từ TNK IV TCN sớm nhất ở Ai Cập và LHà - Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh - Tác dụng: đây là một phát minh lớn và quan trọng nhất, đó cũng là biểu hiện đầu tiên và căn bản của văn minh loài người, nhờ đó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thời kì cổ đại c- Toán học - Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính lại rđ, tính các công trình xd, tính toán khác nên toán học ra đời - Thành tựu: đã hình thành các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số o của cư dân ấn Độ - Tác dụng:Phục vụ c/s lúc bấy giờ và để lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau d- Kiến trúc - Các công trình kiến trúc lớn còn tồn tại đến nay: kim tự tháp Ai Cập, vạn lí trường thành, cổng I. Sơ ta, thành Ba Bi Lon - Những công trình trên là những kì tích về sức lao động và tài năng sang tạo của con người 4- Củng cố- dặn dò - Khái quát lại những kiến thức chính trong bài - Nhắc hs về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk , đọc và chuẩn bị trước bài mới - Sưu tầm các tranh ảnh về các công trình của vh cổ đại p.Đ Ngày soạn: 22/09/09 Tuần: 05,06 Tiết: 05,06 Bài 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY- HY LẠP VÀ LA MÃ I- Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức: Giúp HS hiểu và nắm được: - Điều kiện tự nhiên của vùng địa Trung Hải sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển với chế độ chiếm nô - Từ cơ sở kt- xh đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ cộng hoà - Những thành tựu về văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô Ma về lịch và chữ viết, khoa học, văn học, nghệ thuật 2- Về thái độ : Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn g/c và đấu tranh g/c, đồng thời biết học hỏi, gìn giữ và trân trọng những giá trị văn hoá của cư dân Hy Lạp và Rô ma để lại cho nhân loại 3- Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận thức, phân tích, so sánh sự kiện lịch sử.Kĩ năng vẽ và sử dụng bản đồ II- Tài liệu, thiết bị dạy học Bản đồ các quốc gia cổ đại, một số tranh ảnh về đền Pác-tê-nông ( HL), đấu trường Rô ma, tượng lực sĩ ném đĩa, tượngm nữ thần A-thê-na.. III- Tiến trình giờ học 1- Kiểm tra bài cũ: Hỏi: -những hiểu biết của em về lịch và thiên văn, chữ viết? - nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của toán học,thành tựu, ý nghĩa? 2- Dẫn vào bài mới 3-Giảng bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Hoạt động: Cả lớp- cá nhân - GV: cho hs nhắc lại đk tự nhiên của các quốc gia cổ đại p. Đông rồi hỏi: các quốc gia cổ đại HL và RM có đk tự nhiên ntn? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV: nhận xét, bổ sung: địa hình bị chia cắt, bờ biển quanh co, khúc khửu, đồng = nhỏ hẹp, phần lớn núi và cao nguyên - GVH: cư dân ở ĐTH có c/s ban đầu ntn? - HS: Theo dõi SGK trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung - GVH: đồ sắt ra đời có ý nghĩa gì? - HS: suy nghĩ + trao đổi trả lời - GV : nhận xét và giải thích thêm: không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu cuốc bẩm, mở rộng dt trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kthuật cao và toàn diện => sx thủ công, kt hang hoá và tiền tệ phát triển - GVH: vì sao ở ĐTH nền kt chính là công thương nghiệp và hang hải mà không phải là nghành nông nghiệp như ở p.Đông? - HS: suy nghĩ + trao đổi trả lời - GV : nhận xét và chốt ý: do đk tn không thuận lợi cho sx nông nghiệp mà thuận lợi cho phát triển công thương nghiệp và hang hải * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1:nguyên nhân ra đời của thị quốc? + N2: tổ chức của thị quốc? + N3: thể chế dc cổ đại được thể hiện ntn ở HL và RM có gì khác ở p.Đ? + N4: bản chất của nền dc đó là gì?, quan hệ giữa các thị quốc? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý + Do địa hình có nhiều núi bị chia cắt nên không có đk tập trung dân cư ở một nơi, hơn nữa nghề tc và buôn bán- sự tập trung đông là khg cần thiết, khi hình thành xh có gc=> hình thành nhà + tổ chức của thị quốc chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh, có phố xá lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng + không chấp nhận có vua, có đại hội công nhân( hơn 300 cn hợp thành, hội đồng 500 như ở Aten, tiến bộ hơn pđ - GV ; cho hs xem hình Pê-ri-clet và giới thiệu qua về nhân vật này + Đó là nền dc chủ nô, phụ nữ và nô lệ khg có quyền công dân, vai trò của chủ nô là rất lớn trong xh.Nô lệ bị bóc lột- phản kháng. Các thị quốc buôn bán với nhau – một số thị quốc mạnh lên ( ATen) đến TNKIIITCN tq RMa mạnh lên thôn tính các thị quốc ven ĐTH- đq lớn ra đời- đq Rô Ma * Hoạt động: theo nhóm - GV: chia lớp thành các nhóm và ra câu hỏi cho từng nhóm thảo luận + N1: những hiểu biết của cư dân ĐTHvề lịch và chữ viết, so với cư dân cổ đại p.Đ có gì tiến bộ hơn, ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết + N2: có bao nhiêu gnhành khoa học đã ra đời, tại sao kh đã có từ lâu nhưng đến thời HL và RM kh mới thực sự trở thành kh? + N3: những thành tựu về văn học của cư dân ĐTH, vì sao kịch là thể loại phát triển mạnh nhất? + N4: nêu các công trình kt và điêu khắc có giá trị, rút ra nhận xét về nghệ thuật của HL và RM? - HS: Tiến hành thảo luận- đại diện từng nhóm trình bày- hs nhóm khác bổ sung - GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý + N1: Lịch:người HL hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, biết trái đất như quả cầu tròn chuyển động quanh mặt trời, người RM đã tính 1 năm có 365 ngày ¼ Chữ viết: tiến bộ hơn rất nhiều so với chữ viết của các qg cổ đại p.Đ, phát minh ra chữ cái A,B,C dễ viết – đây là cống hiến lớn của cư dân ĐTH cho vm loài người + N2: Toán: Ta Lét, Pi ta go; Lí: Ac si met với nguyên lí về vật nổi và các phát minh cơ học: đòn bẩy, ròng rọc..; Sử học; Hê rô đốt, Xi đit; Địa lí: Xtra bôn khảo sát ghi chép nhiều tài liệu có giá trị về trái đất + N3: có các anh hung ca nổi tiếng của Hô-mê-rơ là I-đi-at và ô-đi-xê + N4: GV; kết hợp cho hs khai thác các tranh ảnh như tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-thê-na và các công trình kt khác => Nxét: mĩ thuật cổ đại đạt đến giá trị tuyệt đỉnh, một nền sang chói mà rồng rã 2000 năm sau vẫn chưa bị vượt qua 1- Thiên nhiên và đời sống của con người a - Điều kiện tự nhiên - HL-RM nằm ở ven biển địa trung hải gồm bán đảo và nhiều đảo nhỏ, đất canh tác ít và khô cứng + Thuận lợi: có nhiều hải cảng giúp cho nghề hang hải sớm phát triển + Khó khăn: đất ít và xấu chỉ thích hợp loại cây lâu năm => thiếu lương thực, phải nhập lương thực - Khí hậu: ấm áp, trong lành mưa ít b- Cuộc sống ban đầu - Kĩ thuật;Biết chế tạo và sử dụng công cụ = đồ sắt TNK I TCN - Kinh tế: TCN Và thương nghiệp là hai nghành chính, ngoài ra còn biết trồng trọt, chăn nuôi 2- Thị quốc Địa Trung Hải - Nguyên nhân ra đời: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm của cư dân sống = nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc - Tổ chức của thị quốc: về đơn vị hành chính là nhà nước với thành thị là chủ yếu - Tính dân chủ: quyền lực không nằm trong tay quý tộc mà nằm trong tay đại hội công dân, hội đồng 500, đại hội nd, mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia - Bản chất: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ - Các thị quốc tiến hành trao đổi kinh tế với nhau => một số thị quốc trở nên giàu có ( ATen) 3- Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô Ma a- Lịch và chữ viết - Lịch: cư dân ĐTH đã tính được lịch có 365 ngày và ¼, chia trong 12 tháng ( mỗi tháng có 30 ngày, 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày) => đây là cơ sở để tính lịch hiện nay - Chữ viết: phát minh ra hệ thống chữ cái ( lúc đầu có 20 chữ sau thêm 6 chữ) , phát minh ra hệ chữ số La Mã => Đây là một phát minh và là cống hiến lớn của cư dân ĐTH cho nền vm của nhân loại b- Sự ra đời của khoa học - Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa - Khoa học đạt tới độ chính xác, khái quát thành định lí, lý thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi đặt nền móng cho nền khoa học c- Văn học - Văn học thành văn ra đời, kịch là thể loại phát triển nhất, xhiện nhiều nhà viết kịch tiêu biểu: Xo Phốc- Lơ, Ê-Sin, Ỏ-ri-pít - Văn học mang tính nhân văn sâu sắc, đề cao cái thiện, cái đẹp của con ngư

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_hoang_thi_thien.doc