I. Mục tiêu bài học:
- ĐKTN của các quốc gia cổ đại phương Tây với sự phát triển của TCN- TN đường biển và với CĐ chiếm. Từ cơ sở KT- XH đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ-cộng hoà.
- HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong XH chiếm nô.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để phân tích được thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lí đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại ĐTH.
II.Thiết bị dạy học.
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs
2. Kiểm tra: Xã hội cổ đại phương Đông có những giai cấp nào?
3. Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 4, Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp và Rô Ma, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 4: Bài 4: các quốc gia cổ đại phương tây
hi lạp và rô ma.
Ngày soạn: 10/9/2010
Ngày dạy : 10a Sĩ số ;10a
10b 10b
10c 10c
10d 10d
I. Mục tiêu bài học:
- ĐKTN của các quốc gia cổ đại phương tây với sự phát triển của TCN- TN đường biển và với CĐ chiếm. Từ cơ sở KT- XH đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ-cộng hoà.
- HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong XH chiếm nô.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để phân tích được thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lí đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại ĐTH.
II.Thiết bị dạy học.
bản đồ các quốc gia cổ đại
Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
III. Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs
2. Kiểm tra: Xã hội cổ đại phương Đông có những giai cấp nào?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv dẫn dắt: ở bài trước chúng ta biết các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm do ĐKTN thuận lợi.
GV: Vậy ĐKTN ở phương Tây có những thuận lợi và khó khăn gì?
với công cụ bằng đồng trong ĐKTN
như thế thì chưa thể hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Phải đến khi công cụ bằng sắt xuất hiện thì các quốc gia cổ đại phương Tây mới hình thành (điều này lí giải vì sao các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn).
GV: công cụ bằng sắt xuất hiện có ý nghĩa ntn đối với vùng ĐTH?
Hs: công cụ bằng sắt ra đời không chỉ có tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kĩ thuật cao và toàn diện hơn (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ).
GV: So sánh ĐKTH và sản xuất ban đầu của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?
- phương Đông ra đời sớm bên lưu vực các sông lớn, đồng bằng rộng, đất đai màu mỡà kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
- phương Tây ở bờ Bắc ĐTH nhiều đồi núi, cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp không thuận lợi phát triển nông nghiệp. Đờng bờ biển dài, nhiều vịnh thuận lợi phát triển TCN, TM đường biển.
GV: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?
Do tình trạng đất đai phân tán nhỏ hẹp không có điều kiện tập trung đông dân cư. Mặt khác, kinh tế chủ yếu ở đây là thủ công và buôn bán đường biển nên cư dân không cần tập trung đông hơn ở một nơi. Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn riêng của một bộ lạc. Khi xã hội xuất hiện giai cấp thì mỗi vùng đó trở thành một nước. Nước nhỏ nên cư dân tập trung ở thành thịà thị quốc.
GV: Tổ chức của thị quốc?
GV: Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?
Hs (lấy Aten làm ví dụ): không chấp nhận có vua, quyền lực thuộc về ĐHCD, HĐ500, tiến bộ hơn ở phương Đông
( quyền lực nằm trong tay quí tộc mà cao nhất là vua).
GV: Có phải ai cũng có quyền dân chủ hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?
đó là nền dân chủ chủ nô( phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò chủ nô trong xã hội rất lớn vừa có quyền lực chính trị vừa giàu có dựa trên sự bóc lột nô lệ(là các ông chủ, nhiều nôlệ)
Khai thác hình 7 SGK / 23
GV: Cơ sở phát triển của văn hoá cổ đại phương Tây là gì?
GV: Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết?
GV: So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
hệ thống chữ Hi Lạp đạt tới trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Đó là nguồn gốc của hệ thống chữ Xlavơ hiện nay, là cơ sở để người Rôma sáng tạo hệ thống mẫu tự Latinh được truyền bá và sử dụng ở hầu khắp các dân tộc trên thế giới.
GV: trình bày những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học của cư dân ĐTH cổ
GV: những thành tựu về văn học của cư dân ĐTH cổ đại?
Gv tóm tắt nội dung của vở kịch tiêu biểu: “Ơ đip làm vua”à chủ đề của vở kịch là con người không tránh được số phận nhưng con người phải có trách nhiệm với sai lầm của mình; “Mêđê”à sự căm phẫn đã chi phối đầu óc tỉnh táo của con người và đó là cội nguồn của sự bất hạnh.
GV: Em nhận xét ntn về nội dung, giá trị của vở kịch?
GV: Những thành tựu về nghệ thuật của cư dân ĐTH cổ đại?
các tác phẩm nghệ thuật đã sưu tầm: miêu tả đền Pac- tê nông, đấu trường ở Rôma, ngoài ra GV cho HS xem tranh lực sĩ ném đĩa, tượng thần A-thê-na
GV: hãy nhận xét về nghệ thuật của Hi Lạp, Rô Ma?
1. Thiên nhiên và đời sống của con
người.
- Hi Lạp, Rô Ma nằm ở ven biển ĐTH, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng.
+ Thuận lợi: có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu chỉ thích hợp trồng cây lâu nămà thiếu và phải nhập lương thực.
- Khoảng TNK I TCN: sử dụng công cụ bằng sắt.
à ý nghĩa: diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hoá tiền tệ phát triển. Như vậy cuộc sống ban đầu của cư dân ĐTH là: sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Thị quốc Địa Trung Hải.
- nguyên nhân ra đời: tình trạng đất đai phân tán nhỏ và đặc điểm cư dân sống bằng nghề thủ công và buôn bán.
- Tổ chức của thành thị: (về đơn vị hành chính là một nước), trong nước thành thị là chủ yếu. Thàn thị có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị quốc: quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, hội đồng 500, mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
- Bản chất nền dân chủ: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
3. Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô Ma.
a. Cơ sở phát triển.
- Thời gian hình thành muộn à tiếp thu, kế thừa văn hoá cổ đại phương Đông
- ĐKTN thuận lợi: nhiều biển, cầu nối giao lu giữa các vùng
- Sự phát triển cao về mọi mặt: KT-CT-XH(truyền thống dân chủ, KT C-TN và hằng hải)
b. Thành tựu.
* Lịch và chữ viết.
- Lịch: một năm có 365 và 1/4 ngày, một tháng có lần lượt có 30 rồi 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.--> dù chưa thật chính xác nhưng đã rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,Clúc đầu có 20 chữ sau bổ sung thêm 6 chữ thành hệ thống chữ hoàn chỉnh nh ngày nay; hệ thống chữ số La Mã:I,II,III
- ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: là cống hiến lớn lao của c dân ĐTH cho nền văn minh nhân loại.
* Sự ra đời của khoa học.
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lí, sử, địa.
Khoa học.. thực sự vì có độ chính xác cao của KH, đạt tới trình độ khái quát thành định lí, lí thuyết, khả năng phổ biến rộng và nó được thực hiện bởi các nhà KH có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành KH đó.
* Văn học.
- nổi tiếng với 2 sử thi: Iliat, Ôđixê
- chủ yếu là kịch( kịch kèm theo hát)
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô phốc, Ê- sin
- Giá trị của các vở kịch: ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc; ngôn ngữ hoàn thiện, kết cấu chặt chẽ.
* Nghệ thuật.
- Nổi tiếng về điêu khắc: tượng; kiến trúc: đền đài
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
Củng cố.
+ Văn hoá cổ đại phương Tây đạt được đỉnh cao dựa vào những cơ sở nào?
+ những thành tựu nổi bật và ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá cổ Hi- Lạp đối với đời sống nhân loại.
Hướng dẫn về nhà.
- Lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây về: thời gian hình thành, ĐKTN, KT, chính trị, XH, VH.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_4_bai_4_cac_quoc_gia_co_dai_phuo.doc