I. Mục tiêu bài học:
- Ấn Độ là nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với TQ có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới. Nội dung của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mqh mật thiết giữa hai nước về kinh tế, văn hoá, đó là cơ sở để tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị, tôn trọng nhau giữa hai nước.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các SKLS.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ Ấn Độ trong SGK phóng to.
- Bản đồ Ấn Độ ngày nay
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật của Ấn Độ
III. Tiến trình dạy – học.
1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
+Trình bày những nét cơ bản của TQ thời Minh – Thanh .
+ Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá của TQ thời PK.
3. Bài mới:
Sử dụng bản đồ Ấn Độ cổ đại (SGK) giới thiệu những nét khái quát về
vị trí, lãnh thổ, ĐKTN.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 7, Bài 6: Các quốc gia Ấn và văn hoá truyền thống Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: ấn độ thời phong kiến
tiết 7: Bài 6: các quốc gia ấn và văn hoá
truyền thống ấn độ.
Ngày soạn: 15/9/2010
Ngày dạy: 10a: sĩ số
10b:
10c :
10d :
I. Mục tiêu bài học:
- ấn độ là nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với TQ có ảnh hưởng sâu rộng ở châu á và trên thế giới. nội dung của văn hoá truyền thống ấn Độ.
- Văn hoá ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mqh mật thiết giữa hai nước về kinh tế, văn hoá, đó là cơ sở để tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị, tôn trọng nhau giữa hai nước.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp các SKLS.
II. Thiết bị dạy học:
- Lược đồ ấn Độ trong SGK phóng to.
- Bản đồ ấn Độ ngày nay
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật của ấn Độ
III. tiến trình dạy – học.
1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh
2. Kiểm tra:
+Trình bày những nét cơ bản của TQ thời Minh – Thanh .
+ Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hoá của TQ thời PK.
3. Bài mới:
Sử dụng bản đồ ấn Độ cổ đại (SGK) giới thiệu những nét khái quát về
vị trí, lãnh thổ, ĐKTN.
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung cần đạt:
Hỏi: Vì sao một số nhà nước đầu tiên lại hình thành bên lưu vực sông Hằng?
Hỏi: quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma- ga đa?
(gợi ý: vai trò của A-sô -ca?)
Hs: A-sô-ca là vua thứ 11 của nước Ma-ga-đa lên ngôi vào đầu thế kỉ III TCN. Ông đã xây dựng đất nước hùng cường, đem quân đi đánh các nước nhỏ, thống nhất ấn Độ (thống nhất gần hết bán đảo ấn Độ , chỉ trừ cực Nam (Pan-đi-a).
GV chỉ trên lược đồ trong SGK phóng to treo trên bảng.
Sau khi thống nhất ấn Độ, chán cảnh binh đao, ông một lòng theo đạo Phật điều kiện cho đạo Phật truyền bá rộng khắp cả nước đến tận Xri-lan-ca. Ông còn cho dựng nhiều “cột A-sô -ca” nói lên chiến công và lòng sùng kính của ông. A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỉ III TCN, ấn Độ lại rơi vào giai đoạn khủng hoảng kéo dài đến đầu công nguyên.
GV: quá trình hình thành vương triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai trò về mặt chính trị của vương triều này?
đầu công nguyên, miền Bắc ấn Độ được thống nhất- nổi bật là vương triều Gúp –ta(319-467), vương triều này đã kháng cự không cho người Tây á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều Gúp-ta còn giữ được ở thời Hác-sa giai đoạn sau (606-647).
GV: điểm nổi bật trong văn hoá ấn Độ thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể?
Gv nhận xét và giới thiệu chùa Hang át-gian-ta Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây dựng bằng đá cao đồ sộ, hình chop núi, là nơi ngự trị của các thần và nơi tạc nhiều tượng thần thánh bằng đá (giới thiệu cho HS xem đền tháp hình núi Mênu, lăng mộ hình bán cầu, hình bát úp)
Chữ viết (chữ Phạn) là cơ sở hình thành chữ viết ấn Độ ngày nay. Chữ viết hoàn chỉnh đã tạo điều kiện cho nền văn học viết của ấn Độ phát triển rực rỡ với các phẩm và tác giả tiêu biểu như: Sơkuntơla của Kaliđasa.
GV: văn hoá ấn Độ thời Gúp-ta đã ảnh hưởng ntn đến ấn Độ giai đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài ntn? Việt Nam ảnh hưởng văn hoá ấn Độ ở những lĩnh vực nào?
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên.
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nước, thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng nhưng mạnh nhất là nước Ma- ga- đa.
- Vua mở nước là Bim-ba-sa-ra, nhưng kiệt xuất nhất là vua A- sô-ca (vua thứ 11-TK III TCN).
+ đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất ấn Độ
+ Theo đạo Phật và có công tạo điều kiện cho đạo Phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều “cột A-sô -ca”.
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hoá truyền thống ấn Độ.
- quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị: đầu công nguyên, miền Bắc ấn Độ được thống nhất- nổi bật là
vương triều Gúp –ta (319-467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc và làm chủ gần như toàn bộ miền trung ấn Độ.
- văn hoá:
+ Đạo Phật: tiếp tục được phát triển truyền bá khắp ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo ấn Độ (Hin-đu giáo) ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo, thần thiện, thần ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: từ chữ viết cổ Brahmi đã sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sankrit. Văn học cổ điển- văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển.
à Thời Gúp-ta đã định hình văn hoá truyền thống ấn Độ với những tôn giáo lớn và những công trình kiến trúc,
tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu.
- Người ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn hoá truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà ĐNA là khu vực ảnh
- hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hoá ấn Độ (tháp Chàm, đạo Phật, đạo Hin-đu, chữ Chăm cổ).
Củng cố: hs trả lời câu hỏi cuối bài.
Hướng dẫn về nhà.
- Vẽ lược đồ các quốc gia ĐNA cổ đại và phong kiến( phóng to)
- Lập bảng so sánh vương triều Đêli và Môgôn.
.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_7_bai_6_cac_quoc_gia_an_va_van_h.doc