I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
Học sinh cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đâu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải tiến bản thân con người.
2.Kỹ năng:
RLKN trình bày nội dung lịch sử kết hợp với mô hình, tranh, ảnh khảo cổ học.
3.Thái độ:
Thấy được vai trò của lao động trong tiến trình phát triển của XH loài người.
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Mô hình, tranh ảnh
TLTK, sơ đồ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu chương trình Lịch Sử 10 và một số yêu cầu đối với học sinh:
3. Bài mới:
15 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-5 - Bùi Thị Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY,
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương I
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Tuần 1 Ngày soạn:15/8/2010
Tiết 1 Bài 1
SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
Học sinh cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đâu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải tiến bản thân con người.
2.Kỹ năng:
RLKN trình bày nội dung lịch sử kết hợp với mô hình, tranh, ảnh khảo cổ học.
3.Thái độ:
Thấy được vai trò của lao động trong tiến trình phát triển của XH loài người.
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Mô hình, tranh ảnh
TLTK, sơ đồ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu chương trình Lịch Sử 10 và một số yêu cầu đối với học sinh:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cá nhân và cả lớp
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.
GV: Em đã học, đọc những câu chuyện nào kể về nguồn gốc của con người (Thế giới, Việt Nam)
HS: Dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết trả lời
GV: ..
GV: Vậy theo những nhà khoa học Mácxít, con người có nguồn gốc từ đâu ? Từ bao giờ ?
Đặc điểm ?
HS:
SD mô hình
HS quan sát
* Khái niệm vượn cổ:
- Nguồn gốc của loài người: do quá trình tiến hóa của sinh giới.
- Thời gian tồn tại: Khoảng 6- 15 triệu năm trước.
- Đặc điểm: Đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm nắm; ăn hoa quả, củ và cả động vật nhỏ.
- Địa điểm hóa thạch: Đông Phi, Tây Á, ĐNÁ
* Người tối cổ:
GV:
Thế nào là Người tối cổ ? Đặc điểm ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV:
- Thời gian tồn tại: khoảng 4 triệu – 4 vạn năm trước.
- Đặc điểm: đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hinh thành trung phát ra tiếng nói trong não tuy dáng đi còn lom khom, trán thấp và bợt ra đằng sau, u may cao
GV: Đời sống vật chất và tinh thần của
* Đời sống vật chất và tinh thần:
Người tối cổ như thế nào ?
GV: Vật chất ?
Tinh thần ?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Thế nào là bầy người nguyên thủy ?
(Tổ chức XH của Người nguyên thủy như thế nào ?)
GV: Liên hệ, GD học sinh
+ Đời sống vật chất:
-Biết sd đá ghè, đẽo thô sơ làm công cụ, sống chủ yếu nhờ săn bắt và hái lượm; ở trong các hang động, mái đá; biết làm ra lửu để sưởi ấm và nướng chín thức ăn.
+ Đời sống tinh thần:
- Có ngôn ngữ và mầm mống của tôn giáo, nghệ thuật nguyên thủy.
- Tổ chức XH: sống từng bầy đàn, 5-7 gia đình, không ổn định.
HĐ 2: Cá nhân- cả lớp
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo.
GV: Phát vấn
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người.
- Thời gian xuất hiện: 4 vạn năm trước
- Đặc điểm: có cấu tạo như cơ thể người ngày nay, thể tích sọ não lớn, tư duy phát triển
- Nơi tìm thấy di cốt: ở khắp các châu lục.
- Do vai trò của quy luật tiến hóa.
- Vai trò của lao động
HĐ: Thảo luận nhóm
GV: Tìm hiểu về đời sông vật chẩt và tinh thần của Người tinh khôn ?
HS: Thảo luận theo cặp và sau đó trả lời
GV: Nhận xét và bổ sung
GV: Liên hệ, GD học sinh
* Đời sống vật chất và tinh thần:
Đời sống vật chất:
Sd công cụ đá mài, xương và rừng; KT chủ yếu nhờ trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy kết hợp với hái lượm, săn bắn, biết làm đồ gốm, dệt vải, đan lưới, đánh cá, làm nhà ở.
Đời sống tinh thần:
- Ngôn ngữ, tôn giáo và nghệ thuật nguyên thủy (tô-tem, vạn vật hữu linh, thờ cúng tổ tiên; hội họa, điêu khắc và sd đồ trang sức)
* Tổ chức XH: thị tộc, bộ lạc; quan hệ huyết thống, cùng làm chung hưởng chung
HĐ 3: Cá nhân
3.Các mạng thời đá mới.
GV: Giảng giải cho HS hiểu được thế nào là Cách mạng ? Đá mới ?...
HS: nghe giảng, ghi bài
Sơ kết bài học:
Cũng cố: Con người xh từ bao giờ ? Đặc điểm của người nguyên thuỷ ?
Đời sống vật chất và tinh thàn của người nguyên thủy ?
Dặn dò: Học bài, nắm được KTCB.
Vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người .
Chuẩn bị trước bài 2: Xã hội nguyên thủy.
Tuần 2 Ngày soạn:22/8/2010
Tiết 2
Bài 2
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Hiểu được tổ chứ xã hội đầu tiên của loài người- Công xã thị tộc (Thị tộc- Bộ lạc)
- Sự tiến bộ của công cụ LĐ bằng Kim loại
- Sự tan rã của Xã hội nguyên thủy.
2.Kỹ năng:
- RLKN trình bày kiến thức lịch sử.
3.Thái độ:
- GD học sinh thấy được vai trò và tác dụng của LĐ
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Tranh, sơ đồ, lược đồ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Con người xh từ bao giờ ? Đặc điểm của người nguyên thuỷ ?
Đời sống vật chất và tinh thàn của người nguyên thủy ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cá nhân- Cả lớp
1. Thị tộc và bộ lạc.
GV: Em hiểu ntn là Thị tộc- Bộ lạc ?
HS: Dựa SGK trả lời
GV:
Thị tộc: là nhóm người gồm 2-3 thế hệgià trẻ cùng chung dòng máu chung sống với nhau
Bộ lạc: là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có cùng nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
HĐ 2: Cá nhân- cả lớp
2. Buổi đâu của thời đại kim khí.
GV: Tại sao con người lại tìm đến kim loại ? Từ bao giờ, ở đâu ?
HS:
GV: Yêu cầu HS lập bảng
Thời gian
Kim loại
Nơi xh
HS: Lên bảng trình bày, bổ sung
GV: Nhận xét, bổ sung và lưu bảng
GV: Hệ quả của việc sd công cụ kim loại ?
HS: Theo dõi và trả lời
GV: Diễn giảng, phân tích
HS:
GV: Liên hệ, GD học sinh
Sự xuất hiện công cụ bằng Kim loại:
- Sự phát triển từ công cụ bằng đá sang công cụ bằng kim loại.
- Khoảng 5 500 năm trước, phát hiện đồng đỏ ở Tây Á, Ai Cập.
- Khoảng 4 000 năm trước, phát hiện ra đồng thau ở nhiều nơi (trong đó có VN).
- Khoảng 3 000 năm trước, con người đã biết sd đồ sắt.
* Hệ quả của việc sử dụng công cụ bằng kim loaị:
- Tính vượt trội của nguyên liệu đồng, sắt so với đá, xương và sừng
- Sự tiến bộ của KT chế tác công cụ: KT luyện kim, đúc đồng, sắt.
Loại hình công cụ mới: lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng sẳt.
- Sản xuất phát triển:
NN dùng cày ( khai phá đât hoang, mở rộng diện tích trồng trọt);
TCN: luyên kim, đúc đồng, làm đồ gỗ
NSLĐ tăng, làm xh 1 lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
Quan hệ xã hội: Công xã thị tộc Phụ quyền thay Công xã thị tộc Mẫu hệ.
HĐ 2: Cá nhân- cả lớp
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp.
GV: Dẫn dắt , chuyển ý.
Giảng giải
HS: Lắng nghe
GV: Do đau mà xh tư hữu
HS: Trả lời
GV:
- Một số người lợi dụng chức phận chiếm của cải dư thừa, là xh tư hữu.
- Trong gia đình phụ hệ xh bất bình đảng và sự đối kháng giữa đàn ông và đàn bà.
- Do quá trình chiếm hữa của cải dư thừa và khả năng lao động của mỗi gia đình khác nhau làm xh kẻ giàu- người nghèo. XHNT chuyển dần sang XH có giai cấp.
- Nguyên nhân: do sự phát triển của sức SX làm xh của cải dư thừa thường xuyên.
Sơ kết bài học:
a.Cũng cố: Khái niệm: Thị tộc- Bộ lạc
Hệ quả của việc sd công cụ bằng kim khí
b.Dặn dò: Học bài, nắm được KTCB.
Chuẩn bị trước bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương II
XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Tuần 3 Ngày soạn:28/8/2010
Tiết 3
Bài 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
(2 tiết )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Nắm được điều kiện- cơ sở hình thành của các QGCĐ PĐ
- Quá trình hình thành Nhà nước có giai cấp và chế độ XH của các QGCĐ PĐ
- Thành tựu văn hóa của các QGCĐ PĐ
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích được điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại phương Đông.
3.Thái độ:
Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hóa của các QGCĐ PĐ, trong đó có Việt Nam
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Lược đồ các QGCĐ PĐ
Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. – tiết 1
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu hệ quả của việc sd công cụ LĐ bằng kim khí ?
Do đâu mà xh tư hữu ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cả lớp
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
GV: Sd Lược đồ địa lý tự nhiên và chỉ rõ vị trí các lưu vực sông lớn và các vùng đồng bằng. Hoặc (Lược đồ các QGCĐ PĐ)
HS:
Thuận lợi- Khó khăn ?
GV: Ngành KT chính ở các lưu vực sông ?
GV: Liên hệ, GD học sinh
Điều kiện tự nhiên ở các lưu vực sông lớn:
Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ
Khó khăn: thiên tai lũ lụt thường xuyên; trị thủy các dòng sông; phải làm kênh tưới tiêu
NN phát triển sóm và cho NS cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay khi chưa có đồ sắt
Công tác trị thủy đòi hỏi sự hợp tác và sức sáng tạo
HĐ 2: Cả lớp- Cá nhân
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
GV: Nguyên nhân hình thành Nhà nước?
HS: Dựa vào SGK và sự hiểu biết trả lời
Trao đổi- phát vấn
Lập niên biểu các QGCĐ PĐ ?
TênQGCĐ
Thời gian
Địa điểm
Ai Cập
Lưỡng Hà
Ấn Độ
TrungQuốc
HS: nhận xét
GV: Bổ sung và lưu bảng
-Khi XHNT tan rã đã hình thành các công xã. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi, các cong xã tự liên kết thành các liên minh công xã, rồi hình hình thành Nhà nước.
- Ở Ai Cập: 3200 TCN, hình thành Nhà nước thống nhất
- Ở Lưỡng Hà: Khoảng TNK IV TCN, hình thành các nước nhỏ của người Su-me
- Ở Ấn Độ: Khoảng TNK II TCN, hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông Ấn
- Ở Trung Quốc: Khoảng TK XXI TCN, hình thành Vương triều Nhà Hạ
-> Như vậy, các Nhà nước p. Đông thời cổ đại được hình thành sớm (khoảng TNK IV- III TCN), sớm hơn ở Hi Lạp và Rôma tới 1000 năm và sớm nhất TG.
HĐ 3: Cả lớp- Cá nhân
3. Xã hội cổ đại phương Đông
GV: XH CĐPĐ phân hóa thành mấy tầng lớp? Đó là những tầng lớp nào, địa vị và vai trò của mỗi tầng lớp trong XH ?
HS: Dựa vào SGK và sự hiểu biết trả lời
GV: Biểu diễn sơ đồ- tam giác: (các tầng lớp trong XH )
Quý tộc
Nông dân công xã
Nô lệ
XH CĐPĐ phân hóa thành các tầng lớp:
Nông dân công xã: là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn; nhận đất canh tác và nộp tô thuế.
Quý tộc: vua, quan, tăng lữ là tầng lớp bóc lột có nhiều của cải và quyền thế.
Nô lệ: Số lượng không nhiều, chủ yếu phục vụ hầu hạ tầng lớp quý tộc
Sơ kết bài học:
a.Cũng cố: Điều kiện và nguyên nhân dẫn đến hình thành Nhà nước
Những khu vực hình thành Nhà nước sớm ở p.Đông.
b.Dặn dò: Yêu cầu HS nắm KTCB
Bài tập: Trình bày về địa vị và vai trò các tầng lớp trong XH CĐPĐ
Xem trước mục 4, 5 SGK
Tuần 4 Ngày soạn:5/9/2010
Tiết 4
Bài 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Nắm được điều kiện- cơ sở hình thành của các QGCĐ PĐ
- Quá trình hình thành Nhà nước có giai cấp và chế độ XH của các QGCĐ PĐ
- Thành tựu văn hóa của các QGCĐ PĐ
2.Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích được điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại phương Đông.
3.Thái độ:
Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống văn hóa của các QGCĐ PĐ, trong đó có Việt Nam
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Lược đồ các QGCĐ PĐ
Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. Tiết 2
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Điều kiện và cơ sở hình thành các QGCĐ PĐ
Trình bày về địa vị và vai trò các tầng lớp trong XH CĐPĐ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cá nhân- Cả lớp
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
GV: Các em hiểu ntn là “Chế độ chuyên chế cổ đại”?
HS: Dựa vào SGK và sự hiểu biết trả lời
GV: Giảng giải
Phân tích, dẫn chứng
HS:
Sd Hình 3 p.16 SGK
GV: Tổ chức bộ máy Nhà nước ? Vai trò, chức năng của từng bộ phận ?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: KL: Tính chuyên chế của Nhà nước cổ đại p.Đông
* Khái niệm: “Chế độ chuyên chế cổ đại” là chế độ Nhà nước của XH có giai cấp đầu tiên ở phương Đông, trong đó vua là người đứng đầu, có q.lực tối cao.
* Quyền lực của vua: nắm cả pháp quyền lẫn thần quyền, có tên gọi khác nhau ở mỗi nước:
+ Pha-ra-ôn (Ai Cập)
+ En-xin (Lưỡng Hà)
+ Thiên tử (Trung Quốc)
* Dưới vua là bộ máy hành chính quan liêu, đứng đầu là quan Vidia (Ai Cập) hoặc Thừa tướng (TQ)
Chức năng: Thu thuế, trông coi và xd các công trình công cộng và chỉ huy quân đội.
HĐ 2: Nhóm- Cá nhân
5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
GV: Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại p. Đông ?
HS: Trả lời
HS: Thảo luận:
Nhóm 1: Lịch và thiên văn học
Nhóm 2: Chữ viết
Nhóm 3: Toán học
Nhóm 4: Kiến trúc
HS: Đại diện nhóm trả lời, bổ sung
GV: Nhận xét, phát vấn, phân tích và KL
GV: Thiên văn học và Lịch là 2 ngành KH ra đời sớm nhất, gắn liền với SX NN
- Giải thích: mối liên quan đó- tác dụng trong ngành NN.
- Mở rộng: Con người vươn tầm mắt tới trời , đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình -> stạo 2 ngành KH mặc dù trong tay chưa có nổi 1 chiếc rìu sắt cũng đã vươn ra tìm đến vũ trụ
a. Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
- Gắn liền với nhu cầu SX NN và trị thủy các dòng sông
- Nông lịch: 1 năm có 365 ngày, được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt trời, ngày có 24 giờ
GV: Là 1 phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
GV: Vận dụng chữ nhỏ trong SGK p. 17
Giới thiệu ngắn gọn các dạng chữ viết đầu tiên và p.tiện ghi chữ (khi chưa có giấy bút)
- Dạng chữ chủ yếu: tượng hình
HS: theo dõi
GV: Liên hệ, GD học sinh
b. Chữ viết:
- Cư dân phương Đông là người phát minh ra chữ viết, đây là phát minh lớn của loài người.
- Thời gian xh chữ viết: khoảng TNK IV TCN.
- Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh.
- Nguyên liệu để viết chữ: giấy Papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
GV: Toán học cũng ra đời sớm, mặc dù ban đầu còn thô sơ. Việc tính toán rất cần cho con người: Có bao nhiêu con bò, trâu ? Đi săn bắn được bao nhiêu con chim? Cần bao nhiêu phiến đá để xd 1 công trình ?
Dẫn chứng:
Ai Cập: viết các chữ số theo hình ngón tay
1 2 3 9 10
c. Toán học:
- Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0; biết các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia; tính được các diện tích hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số Pi (p ) bằng 3,16.
- Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.
GV: Thời cổ đại, con người cũng xd nhiều công trình lớn: thành thị cổ pở Ân Độ, thành Ba-bi-lonnhưng nổi bật nhất là Kim Tự tháp
HS:
GV: Giới thiệu Kim Tự tháp (Ai Cập)
GV: Liên hệ, GD học sinh
-Mở rộng: ngoài ra còn nhiều thành tựu troing các lĩnh vực khác nhưng trong khuôn khổ 1 tiết học không thể tìm hiểu hết.
d. Kiến trúc:
- Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở một số nước:
Kim Tự Tháp (Ai Cập)
Thành Ba-bi-lon (Lưỡng Hà)
Các Khu đền tháp kiểu kiến trúc Hin-đu (Ấn Độ)
- Giá trị: Là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng Thế giới, thể hiên sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.
Sơ kết bài học:
a.Cũng cố: Hiểu được khái niệm: “Chế độ chuyên chế cổ đại” là chế độ Nhà nước của XH có giai cấp đầu tiên ở phương Đông
Những thành tựu cơ bản của văn hóa cổ đại p.Đông
b.Dặn dò: Học bài , nắm KTCB
Chuẩn bị trước bài 4: Các quốc giá cổ đại phương Tây.
Tuần 5 Ngày soạn:12/9/2010
Tiết 5
Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY- HI LẠP VÀ RÔ MA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Phân tích điều kiện tự nhiên và quá trình xuất hiện nền văn minh cổ đại Hi Lạp – Rôma
- Trình bày về các thành bang, hoạt động kinh tế, thể chế tự trị: Dân chủ và Cộng hòa
- Nắm và phân tích những thành tựu văn hóa cổ đại p.Tây (liên hệ với p. Đông).
2.Kỹ năng:
Sử dụng lược đồ và phân tích đượcnhững thuận lợi và khó khăn cũng như vai trò của điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại p. Tây
3.Thái độ:
Cảm thông về cuộc sóng người nô lệ và dân nghèo; mâu thuẫn giai cấp và đâu tranh giai cấp
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Lược đồ các QGCĐ PT
Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. Tiết 1
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hiểu ntn là “Chế độ chuyên chế cổ đại” ?
Những thành tựu cơ bản của văn hóa cổ đại p.Đông ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cá nhân- Cả lớp
1. Thiên nhiên và đời sống con người
GV: Sd Lược đồ các QGCĐPT
Đặc điểm của điều kiện tự nhiên (thuận lợi và khó khăn)
HS: Theo dõi
GV: Ý nghĩa của việc sd công cụ bằng sắt
* Điều kiện tự nhiên:
- Vùng ven biển, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn.
- Nền tảng kinh tế công-thương nghiệp: sự phát triển của TCN và TN (NN cũng nhằm xuất khẩu); kinh tế hàng hóa- tiền tệ cổ đại.
GV:
Sự tiến bộ của TCN và KT hàng hóa- tiền tệ.
GV: Sd Lược đồ các QGCĐPT, giới thiệu về Hải cảng Pi-ê
HS:
GV:
GV: Liên hệ, GD học sinh
* Hoạt động kinh tế:
- Sự phát triện của TCN: làm đồ gốm, đồ mĩ nghệ, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu ô lưu; có xưởng thủ công quy mô lớn.
- Thương nghiệp: chủ yếu là thương mại trên biển, nhiều hải cảng (Đê Lốt, Pi-ê); có thuyền lớn, có buồm và nhiều mái chèo; xuất đi hàng thủ công, nông sản đã chế biến, nhập về lúa mì, thực phẩm, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm
- Kinh tế Hàng hóa- tiền tệ: Biểu hiện là SX hàng hóa để xuất khẩu; lưu thông tiền tệ.
HĐ 2: Cả lớp- Nhóm
2. Thị quốc Địa Trung Hải
GV:
Hình thành khái niệm “thành bang”
HS: Dựa vào SGK tình bày
GV: nguyên nhân hình thành thị quốc (thành bang)- Tổ chức ?...
HS:
* Nhà nước thành bang (Thị quốc)
- Khái niệm: “Thành bang” (thị quốc) – lấy thành thị làm trung tâm và vùng phụ cận để hình thành 1 Nhà nước nhỏ.
- Nguyên nhân hình thành: do đất đai phân tán và ảnh hưởng của nền kinh tế công- thương.
- Tổ chức: trong thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát, bến cảng
GV:
* Thể chế chính trị:
- Khái niệm:
Đại hội công dân, dân tự do là nam từ 18 tuổi trở lên được tham dự ĐH, bùng cử bằng bỏ phiếu, chế độ trợ cấp XH
+ “Dân chủ chủ nô Aten”:
Biểu hiện: Không có vua, Đại hội công dân có quyền tối cao, bầu ra Hội đồng 500 người điều hành đất nước
GV:
HS: Theo dõi SGK
+ “Cộng hòa quý tộc Rôma”
Biểu hiện: Không có vua, Đại hội công dân bầu ra 2 Chấp chính quan để điều hành đất nước, nhưng Viện nguyên lão của các Đại quý tộc vẫn có quyền lực tối cao.
GV:
Bản chất của nền dân chủ ở các QGCĐ
PT
GV: Liên hệ, GD học sinh
HS:
@ Bản chất:
Dù là “Dân chủ” hay “Cộng hòa” vẫn là một bước tiến lớn so với chế độ Chuyên chế cổ đại p.Đông. Nhưng bản chất vẫn là nên dân chủ của chủ nô, bóc lột và đàn áp nô lệ.
Sơ kết bài học:
a.Cũng cố: Điều kiện tự nhiên và hđ Kinh tế chủ yếu ở các QGCĐ PT ?
Khái niệm Thành bang ? Bản chất của thể chế chính trị ở các QGCĐ PT ?
b.Dặn dò: Yêu cầu HS học bài nắm được KTCB
Tìm hiểu trước mục 3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 6 Ngày soạn:19/9/2010
Tiết 6
Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY- HI LẠP VÀ RÔ MA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Phân tích điều kiện tự nhiên và quá trình xuất hiện nền văn minh cổ đại Hi Lạp – Rôma
- Trình bày về các thành bang, hoạt động kinh tế, thể chế tự trị: Dân chủ và Cộng hòa
- Nắm và phân tích những thành tựu văn hóa cổ đại p.Tây (liên hệ với p. Đông).
2.Kỹ năng:
Sử dụng lược đồ và phân tích đượcnhững thuận lợi và khó khăn cũng như vai trò của điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại p. Tây
3.Thái độ:
Cảm thông về cuộc sống người nô lệ và dân nghèo; mâu thuẫn giai cấp và đâu tranh giai cấp
II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Lược đồ các QGCĐ PT
Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. Tiết 2
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên và hđ Kinh tế chủ yếu ở các QGCĐ PT ?
Khái niệm Thành bang ? Bản chất của thể chế chính trị ở các QGCĐ PT ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1: Cá nhân- Cả lớp
3. Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
GV: Dựa trên sự tiến bộ và ở một cấp độ phát triển cao về KT công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại ở Địa Trung Hải đã xd được một nề văn hóa cổ đại phát triển cao, có nhiều giá trị
GV: Giới thiệu và diễn giải thành tựu
HS: Theo dõi và trả lời, ghi chép bài
GV: Kết hơp giới thiệu Khải hoàn môn Trai-an ,
GV giới thiệu hệ thống chữ cái Rôma
HS: quan sát
Lịch và chữ viết:
- Dùng dương lịch:1 năm có 365 ngày và ¼, chính xác hơn
- Hệ chữ cái Rôma (chữ Latinh) gồm 26 chữ cái; hòn chỉnh, đơn giả và rất linh hoạt, được dùng phổ biến hiện nay.
GV: giới thiệu 4 lĩnh vực, giới thiêu đôi nét về cuộc đời Ta-let, Ác-si-mét và có thể giới thiêu 1 định lí, định đề (ghi vào bảng phụ)
- Hê-đô-rốt (Hi Lạp) “Ông tổ của Sử học”, viết về LS các thành bang, các dân HL và láng giềng
- Tu-xi-đít (Hi Lạp) viết Cuộc chiến tranh Pê-lô-pôn, là lịch sử nội chiến giữa các thành bang làm cho HL suy yếu
- Ta-xít (Rôma) viết Lịch sử Rôma từ nguồn gốc đến thời của ông (55-120)
=> Nhận định: “những hiểu biết Kh mới thật sự trở thành KH” -> vì: độ chính xác của Kh, trình độ Kquát thành định lí, định đề, lí thuyết và thực hiện bởi những nhà KH có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành KH đó.
Sự ra đời của khoa học:
- Đã đạt tới trình độ khái quát hóa và trìu tượng hóa, trở thành nền tảng của các KH
- Một số nhà KH nổi tiếng:
+ Toán học: Ta-lét, Pi-ta-go, Ơ-clít
+ Vật lí: Ác-si-mét
+ Triết học: Pla-tôn, Đê-mô-crít, A-ri-xtốt
+ Sử học: Hê-đô-rốt, Tu-xi-đít
+ Thiên văn học: A-ri-xtác
GV:
Trước người HL cổ đại, ở Ai Cập và Lưỡng Hà mới chỉ có VHZG
- Tại sao hướng phát triển chủ yếu là kịch ?
Dẫn chứng- giới thiệu 1 tác phẩm
HS:
Văn học:
- Văn học phát triển cao, hình thành các thể loại văn học: tiểu thuyết, thơ trữ tình, bi kịch, hài kịch
- Một số tác phẩm và nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: I-li-át và Ô-đi-xê; Xô-phốc-lơ
GV: Giới thiệu- giảng giải
SD Kênh hình- hình 10, 11 SGK=> giới thiệu các công trình nghệ thuật
HS:
GV: Đền Pác-tê-nông (tiếng HL- Đền Trinh nữ), thờ thần A-tê-na – nữ thần Trí tuệ, thần Bảo trợ thành bang A-ten
HS:
GV: Liên hệ, GD học sinh
Nghệ thuật: (Kiến trúc, điêu khắc, hội họa )
- Nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực và tính dân tộc
- Kiến trúc: một số công trình tiêu biểu như: đền Pác-tê-nông, đấu trường Rôma
- Điêu khắc: một số tác phẩm tiêu biểu như: tượng lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thàn A-tê-na, tượng thần Dớt, tượng thần Vệ nữ Mi-lô
GV: Khái quát- giảng giải
HS: Theo dõi
GV: Liên hệ, GD học sinh
Khái quát:
- Phát triển cao, đạt tới trình độ khái quát hóa và trìu tượng
- Có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới quá trình phát triển của lịch sử vănh minh nhân loại.
GV: Nguyên nhân sự phát triển của nền Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma ?
HS: Dựa vào sự hiểu biết trả lời
GV: Nhận xét- KL và bổ sung lưu bảng
Nguyên nhân:
- Do sự phát triển cao của nền kinh tế công thương
- Bóc lột sức lao động của nô lệ, giải phóng giai cấp chủ nô khỏi lao động chân tay
- Do giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa cổ đại p Đông.
Sơ kết bài học:
a.Cũng cố: Những thành tựu cơ bản của nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma
Giá trị của những thành tựu văn hóa
b.Dặn dò: Yêu cầu HS học bài nắm được KTCB
Trả lời các câu hỏi SGK p.27
Tìm hiểu trước bài 5: Trung quốc thời phong kiến
Bài 5 sẽ tìm hiểu theo chủ đề chứ không tim hiểu theo mục như SGK, các em cần đọc sách kỹ và tìm hiểu theo chủ đề sau:
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XH PHONG KIẾN.
1. Sự hình thành xã hội cổ đại Trung Quốc.
2. Những nét chính về quá trình hình thành CĐPK TQ.
II. NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
2. Sự phát triển kinh tế:
3. Tình hình xã hội.
III. VĂN HÓA TRUNG QUỐC
Tuần 7 Ngày soạn:26/9/2010
Tiết 7
Bài 5
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Sự hình thành XHPK ở TQ và quanhệ giai cấp trong XH.
- Bộ máy chính quyền PK được hình thành, cũng cố từ thời Tần , Hán cho đến thời Minh, Thanh. Chính sách xâm, lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.
- Những đặc điểm KT TQ thyời PK: NN là chủ yếu, hưng thinh theo chui kì, mầm mông quan hệ tư bản đã xh nhưng còn yếu ớt.
2.Kỹ năng:
Sử dụng lược đồ, từ sự kiện LS rút ra được bài học LS, biểu tượng LS.
3.Thái độ:
- Tính chất phi nghĩa của các cuộc chiến tranh xl của các triều đại PK TQ.
- Quý trọng các di sản văn hóa TQ, ảh của vh TQ đối với vh VN
II. THIẾT BỊ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.
Sơ đồ sự phân hóa XH thời cổ đại
Lược đồ TQ thời cổ đại
Biên niên các triều đai trong lịch sử PK TQ
Sơ đồ tổ chức Chính quyền Nhà nước TQ thời Tần Hán, Minh Thanh.
TLTK, Tranh ảnh
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. – Tiết 1
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Những thành tựu cơ bản của nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma ?
Giá trị của những thành tựu văn hóa ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY -TRÒ
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH XH PHONG KIẾN.
HĐ 1: Cả lớp- cá nhân
1. Sự hình thành xã hội cổ đại Trung Quốc.
Sd Lược đồ TQ thời cổ đại giới thiệu
HS: theo dõi
Sd Sơ đồ cơ cấu XH TQ lúc mới hình thành và phân hóa các tấng lớp
- Cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc ( thế kỷ VIII- III TCN ), ở TQ, diện tích SX mở rộng, SL- NS tăng. Do đó, XH có sự biến đổi, hình thành các giai cấp mới: địa chủ và nông dân.
- Địa chủ: quan lại có nhiều ruộng đất, trở thành địa chủ. Có cả những ND giàu có cũng biến thành đại chủ.
- Nông dân bị phân hóa: 1 số người giàu trở thành giai cấp bóc lột (địa chủ);những ND giữ được rộng đất được gọi là ND tự canh; nh
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1_5_bui_thi_ngoc.doc