Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858 đến 1873 (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được

 Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.

 ý đồ xâm lược của tư bản phương Tây.

 Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1873.

 Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào thời điểm cuối thế kỷ XIX.

3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề l.sử.

II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1.Kiểm ra bài cũ: nêu những nội dung cơ bản của lịch sử thế gới hiện đại từ 1917-1945?

2.Dẫn dắt vào bài mới.

3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858 đến 1873 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858 đến 1873) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược. ý đồ xâm lược của tư bản phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1873. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước vào thời điểm cuối thế kỷ XIX. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề l.sử. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.Kiểm ra bài cũ: nêu những nội dung cơ bản của lịch sử thế gới hiện đại từ 1917-1945? 2.Dẫn dắt vào bài mới. 3.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm - Gv sơ lược bối cảnh thành lập nhà Nguyễn và tình hình nước ta đàu thế kỷ XIX. - Hãy nêu những nét nổi bật về tình hình nước ta giữa thế kỷ XIX? Những biểu hiện cụ thể? - Giải thích chính sách “trọng nông, ức thương” và “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn ? - Tại sao nhà Nguyễn cấm đạo Kitô? Tư bản Pháp đã từng bước can thiệp vào nước ta như thế nào? - Hs trả lời, gv chốt : + Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển, tư bản Pháp cũng giống như tư bản các nước tư bản phương Tây khác đã đi tìm kiếm nguyên- nhiên liệu và thi trường. Họ đã đến và dọn dọn đường cho quá trình biến nước ta thành thuộc địa. + Sự suy yếu của nhà Nguyễn đã tạo điều kiện để thực dân Pháp đẩy nhanh tiến độ xâm lược nước ta. - Thực dân Pháp đã chính thức xâm nổ súng xâm lược nước ta từ khi nào? Tại sao Pháp lại chon Đà Nẵng làm điểm mở đầu tấn công xâm lược nước ta? - Khi liên quân Pháp- Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng, quân dân ta đã chống Pháp như thế nào? - Không chiếm được Đà Nẵng như kế hoạch, quân Pháp đã thay đổi chiến thuật như thế nào? - Tại sao Pháp quyết định chuyển quân vào Gia Định? - Pháp đã có những hành động gì khi mới vào đến Gia Định? -Hành động của triều đình khi Pháp chuyển quân vào Gia Định? -Nhà Nguyễn đã bỏ lỡ một cơ hội đánh đuổi quân Pháp như thế nào? Gv: Thái độ và hành đông của triều đình Nguyễn đã giúp Pháp có điều kiện củng cố lực lượng. -Khi quân Pháp quay lại Gia Định, nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? - Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, thái độ và hành động của triều đình nhà Nguyễn? Gv: Sau khi đã chiếm được 3 tỉnh miền Đông tương đối dễ dàng, quân Pháp sẽ tiếp tục có những hành động gì? Triều đình Nnhà Nguyễn đã thức t ỉnh hay ngày càng lún sâu vào con đường thỏa hiệp, nhượng bộ? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong tiết học lần sau I. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược. *Tình hình: - Giữa thế kỷ XIX, nước ta vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập có chủ quyền - Chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã suy yếu, khủng hoảng *Biểu hiện: - Kinh tế: Gặp nhiều khó khăn, + Nông nghiệp sa sút, ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, mất mùa, đói kém thường xuyên +Công thương nghiệp đình đốn do chính sách “trọng nông, ức thương” và “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn. - Quân sự lạc hậu,trang bị kém. - Đối ngoại sai lầm: “đóng cửa” cấm đạo Kitô - Xã hội: mất ổn định nội, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, phong trào đấu tranh chống triều đình nổ ra khắp nơi -> Nước ta đứng trước nguy cơ bị thực dân Pháp xâm lược. II. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC NƯỚC TA.NHÂN DÂN TA KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1858-1862 1. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. 2. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. - Chiều 31.8.1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận ở của biển Đà Nẵng. - Ngày 1.9.1858 Pháp gửi tối hậu thư cho nhà Nguyễn sau đó tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà. -Nhà Nguyễn đã cử Nguyễn Tri Phương vào Đà Nẵng dựng phòng tuyến chống giặc. - Nhân dân ta đã chống trả quyết liệt, thực hiện ‘vườn không nhà trống’  -> Cầm chân địch suốt 5 tháng. Âm mưu ‘đánh nhanh thắng nhanh’ của Pháp thất bại. 3.Kháng chiến ở Gia Định. - Ngày 2.9.1858 Pháp tới Vũng Tàu theo sông Cần Giờ vào Sài Gòn. - Quân Pháp đã đánh và chiếm được thành Gia Định nhưng không giữ được thành. ->Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói”. - Nhà Nguyễn cử Nguyễn Tri Phương vào Gia định, xây dựng đại đồn Chí Hòa. - Đầu 1860, Pháp gặp khó khăn, phải rút bớt quân nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa. - Đầu 1861 sau khi quân Pháp đã giành thắng lợi ở Trung Quốc, chúng kéo quan về và nhanh chóng đánh chiếm đồn Chí Hòa. - Thừa thắng, Pháp chiếm luôn Định Tường -4/1861, Biên Hòa- 12/1861, Vĩnh Long-3/1862. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh hơn. Tiêu biểu nhất là đội quân của Trương Định, đánh chìm tàu chiến Et-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ. - Triều đình Nguyễn bối rối, ký ới Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, bồi thường chiến phí cho Pháp 4. Sơ kết bài học *Củng cố Tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược? Tóm tắt quá trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp từ 1858 đến 1862? Em đánh giá như thế nào về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta trong giai đoạn đầu khi đối diện với thực dân Pháp xâm lược? * Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần còn lại của bài 19

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien.doc
Giáo án liên quan