I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được từ năm 1873, Pháp mở rộng xâm lược cả nươc, những diễn biến chính trong qúa trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa.
2. Tư tưởng
- Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.
- Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.
- Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC
- Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2.
- Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì.
- Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học.
- Văn thơ yêu nước đương thời.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
? Hoàn cảnh, nội dung của điều ước Nhâm Tuất?
9 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:25,2616/2/2009 Bài 20
Chiến sự lan rộng ra toàn quốc
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta
Từ năm 1873 đến năm 1884. nhà nguyễn đầu hàng
I. mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Nắm được từ năm 1873, Pháp mở rộng xâm lược cả nươc, những diễn biến chính trong qúa trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
- Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa.
2. Tư tưởng
- Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp.
- Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.
- Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học
- Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2.
- Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì.
- Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học.
- Văn thơ yêu nước đương thời.
III. tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
? Hoàn cảnh, nội dung của điều ước Nhâm Tuất?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp 1858 – 1873 triều đình đã tổ chức kháng chiến, nhưng thiếu kiên quyết, nặng về phòng thủ, ảo tưởng với thực dân Pháp, lúng túng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, không phát động nhân dân kháng chiến. Trái lại nhân dân chủ động kháng chiến, tinh thần chiến đấu anh dũng, thái độ kiên quyết, sẵn sàng hy sinh. Từ khi Pháp mở rộng xâm lược cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.
3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
-GV:Tình hình chính trị,kinh tế, xã hội ở Việt Nam giai đoạn này có gì nổi bật?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung, kết luận:
+ Về chính trị, nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan toả cảng”, không tính đến việc lấy lại 6 tỉnh Nam Kì.
Nội bộ quan lại bước đầu có sự phân hoá giữa bộ phận chủ chiến và chủ hoà.
+ Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kệt quệ vì triều đình huy động tiền để trả chiến phí cho Pháp.
+ Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhân dân bất bình đứng lênh chống triều đình ngày càng nhiều.
+ Một số quan lại có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị cải cách, song triều đình không chấp nhận.
-->Triều đình trước sau vẫn giữ thái độ bảo thủ và lạc hậu.Trước kẻ thù xâm lược và nhân dân, triều đình đã quay mũi giáo về phía nhân dân phó mặc vận mệnh đất nước cho TD Pháp.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV hỏi: Đến năm 1867 Pháp đánh chiếm được những vùng nào? Theo em Pháp có dừng lại không?
- HS trả lời: Năm 1867 Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, và tất yếu Pháp không dừng lại vì mục tiêu của Pháp lúc đầu là cả Việt Nam, nên Pháp mới đánh Đà Nẵng để làm bàn đạp đánh thốc lên Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng, vì vậy sau khi chiếm xong Nam Kì Pháp mở rộng đánh chiếm toàn bộ Việt Nam.
- GV hỏi: Tại sao Pháp xâm lược Bắc Kì mà chưa phải là kinh đô Huế?
- HS dựa vào những kiến thức đã học và suy nghĩ trả lời:
- GV nhận xét, kết luận: vì Bắc Kì là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản, mà nhu cầu nguyên liệu của Pháp càng lớn do trong nước đã mất 2 tỉnh giàu nguyên liệu về tay Đức đó là tỉnh Andát và Loren. Hơn nữa thực dân Pháp ở Nam Kì biết chắc triều đình Huế lúc này đã suy yếu như chúng đánh Bắc Kì.
* Hoạt động 2: Cả lớp
- GV hỏi: Pháp đã làm gì để dọn đường cho đội quân xâm lược Bắc Kì?
- HS đọc SGK sau đó trả lời
- GV bổ sung:Cho gián điệp điều tra tình hình,móc nối với Đuy-puy để lấy cớ kéo quân ra Bắc kì.
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để thấy được quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 1 (1873).
- HS theo dõi SGK, trình bày tóm tắt quá trình xâm lược Bắc Kì.
- GV dẫn dắt: Trước cuộc xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Khi Pháp đánh Bắc Kì, triều đình nhà Nguyễn đối phó ra sao?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung:
+ Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội: 100 nghĩa binh triều đình dưới sự chỉ huy của viên chưởng cơ ở Ô Quan Chưởng đã chiến đấu anh dũng và hy sinh đến người cuối cùng.
-GV cung cấp thêm tư liệu cho HS về Ô Quan Chưởng
+ Trong thành Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
- GV dừng lại cung cấp cho HS tư liệu về Nguyễn Tri Phương.
- Quân triều đình không thiếu lòng dũng cảm song do vũ khí thô sơ, cách tổ chức đánh giặc nặng nề phòng thủ, kém linh hoạt cho nên nhanh chóng thất bại . Vậy phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra như thế nào?
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV :phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kì diễn ra như thế nào?
- HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét,liên hệ: Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn không một lần hiệu triệu nhân dân mà nhân dân tự động kháng chiến (liên hệ sau này Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến).
+ Ngay từ khi Pháp chưa đánh thành Hà Nội nhân dân Hà Nội đã bất hợp tác với giặc, bỏ thuốc độc xuống giếng nước ăn, đốt kho đạn của địch ở ven sông Hồng, không bán lương thực, thực phẩm cho giặc.
+ Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội tiếp tục kháng chiến. Các sĩ phu văn thân sĩ phu yêu nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp, nhân dân các tỉnh anh dũng chiến đấu (phần chữ nhỏ SGK trang 120) và làm nên chiến thắng Cầu Giấy vang dội 21/12/1873.
- GV dùng lược đồ trận Cầu Giấy để tường thuật diễn biến trận phục kích (phần chữ nhỏ SGK trang 121).
-Song triều đình lại một lần nữa ký Hiệp ước với Pháp chịu nhiều thiệt thòi.
* Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc nội dung cơ bản của Hiệp ước trong SGK, và đánh giá về Hiệp ước.
- GV nhận xét, bổ sung: Đây là hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam. Nam Kì trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp. Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những phản ứng quyết liệt từ nhân dân va các sĩ phu đương thời. Từ đây nội dung chống phong kiến ngày càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân ra nhất là trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ – Tĩnh.
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”.
Hiệp ước đánh dấu quá trình đi từ “thủ để hoà” sang chủ hoà vô điều kiện của nhà Nguyễn.
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV Em hãy cho biết thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2 trong bối cảnh nào?
- HS trình bày. GV bổ sung.
+ Ngày 3/4/1882 quân Pháp do Đại tá hải quân Rivie chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25/4 sau khi được tăng viện bih, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu triều đình hạ vũ khí, giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành. GV dừng lại cho HS xem hình trong SGK: Quân Pháp chiến thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên nền điện Kính Thiên để HS thấy được kinh đô xưa ngàn năm văn hiến đã bị thực dân Pháp dày xéo.
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV: Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai nhân dân ta đã kháng chiến chống Pháp như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV bổ sung cung cấp thông tin: Mờ sáng ngày 25/4 Rivie gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp thành. Hạn trả lời chưa hết, chúng đã nổ súng đánh thành, quan quân triều đình do Hoàng Diệu chỉ huy kiên quyết chống lại
Cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt thì kho thuốc đạn trong thành bốc cháy (do có nội gián) làm cho quan quân Hoàng Diệu dao động. Thừa cơ lúc đó, quân Pháp đột nhập chiếm thành, đại quân tan rã.
-GV cung cấp thêm những tư liệu về Hoàng Diệu cho HS hiểu hơn về con người của ông. --Khi mất thành Hà Nội nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến với nhiều hình thức.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK các hoạt động chống Pháp của nhân dân (phần chữ nhỏ).
* Hoạt động 3: Cả lớp
- GV dùng lược đồ trận Cầu Giấy lần hai tường thuật về chiến thắng Cầu Giấy (SGK).
- GV khắc sâu ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy: Chiến thắng làm cho nhân dân cả nước vô cùng phấn khởi, có lệnh là nhất tề nổi dậy đánh đuổi quân địch ra khỏi bờ cõi. Giặc Pháp ở Hà Nội vô cùng hoang mang lo sợ. Một tên trong số bọn chúng đã ghi lại như sau: “Thật là một cuộc sống kinh khủng đối với một dúm người từng đêm chờ đợi kết liễu cuộc đời”. Bộ chỉ huy Pháp đã có lệnh chuẩn bị rút khỏi Hồng Gai, Nam Định. Chiến thắng Cầu Giấy đã tỏ rõ quyết tâm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân địch, giải phóng Hà Nội và Bắc Kì của nhân dân ta. Tuy nhiên triều đình lại ảo tưởng có thể thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết hoà bình.
* Hoạt động 1: Cả lớp-cá nhân.
-GV Vì sao Pháp lại tấn công Thuận an?
-Hs :Vì bị thất bại thảm hại ở trận Cầu Giấy lần 2.
+Vua tự Đức qua đời đây là điều kiện thuận lợi cho Pháp.
- GV dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược giới thiệu về cửa biển Thuận An: cách kinh đô Huế khoảng 20 Km, từ cửa biển có thể theo dọc sông Hương đánh thốc lên Huế, đây là một vị trí phòng thủ trọng yếu của Huế, được mệnh danh là cổ họng của kinh thành Huế, mất Thuận An coi như mất Huế.
. Nhân cái chết của Rivie thực dân Pháp lớn tiếng kêu gọi “trả thủ”, vạch ra kế hoạch đánh chiếm kinh đô buộc triều Nguyễn đầu hàng.
+ Nhân lúc Tự Đức qua đời (17/7/1883) Triều đình còn đang bận rộn chọn người kế vị (vì Tự Đức không có con) thực dân Pháp đã quyết định đánh thẳng vào Huế.
* Hoạt động 2: cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trình bày quá trình Pháp đánh chiếm Thuận An.
- HS theo dõi SGK trình bày trước lớp.
* Hoạt động 1:
- GV: Hãy cho biết hoàn cảnh ký kết và nội dung của Hiệp ước Hác-măng.
- HS theo dõi SGK trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
+ GV phân tích thêm: Theo các nội dung của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế đã chính thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm. ở Trung Kì do triều đình cai quản, song trên trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kỳ, viên này có quyền gặp nhà vua bất kỳ lúc nào nếu xét thấy cần thiết.
* Hoạt động 2: Cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Hiệp ước Hác-măng chứng tỏ điều gì? Em hãy nhận xét, đánh giá?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét. kết luận: Với bản Hiệp ước Hác-măng, phong kiến nhà Nguyễn đã đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp. Việt Nam thực sự trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. GV có thể giải thích khái niệm thuộc địa nửa phong kiến là một nước chính quyền phong kiến còn, song chủ quyền dân tộc bị mất và phải phụ thuộc nước ngoài. Nhà Nguyễn hầu như không còn gì để mất nữa, có chăng chỉ còn lại một triều đình hữu danh, vô thực.
* Hoạt động 3: Cả lớp-cá nhân
- GV vì sao Hiệp ước Patơnốt được kí kết?
-Hs dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
-Gv bổ sung:
Nội dung chủ yếu như Hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía Bắc là Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo Hiệp ước Hác-măng thì Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì, còn Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì). Nhà Nguyễn chỉ kiểm soát từ Đèo Ngang (phía Bắc) đến Khánh Hoà (phía Nam).
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lân thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
- Về chính trị: Tiếp tục chính sách “bế quan toả cảng” và nhượng bộ Pháp.
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống lại triều đình.
- Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải cách.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
-Để dọn đường xâm lược Bắc Kì,Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc.
+ Tổ chức các đạo quân nội ứng.
- Lấy cớ giải quyết vu Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc.
- Ngày 19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội.
- Không đợi trả lời, ngày 12/11/1873 Pháp tấn công thành Hà Nội –>sau đó mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874.
*Quân triều đình kháng chiến.
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hy sinh anh dũng tại ô Quan Trưởng.
-Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chiến đấu dũng cảm.
Cuối cùng ông hi sinh, quân triều đình nhanh chóng tan rã.
* Phong trào kháng chiến của nhân dân:
+ Nhân dân chủ động kháng chiến không hợp tác với giặc.
+ Khi thành Hà Nội thất thủ nhân dân Hà Nội và Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu .
+ Ngày 21/12/1873 quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận –> Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình.
- Năm 1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp.
–> Phong trào chống thực dân và phong kiến đầu hàng bùng nổ.
Tiết 2:
II. Thực dân Pháp tiến hành đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 – 1884.
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1884).
-Bối cảnh: Thập kỉ 70 của thế kỉ XIX Pháp đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu thuộc địa trở nên cấp thiết
- Ngày 3/4/1882 Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nôi.
- Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội.
- Tháng 3/1883 Pháp chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
- Quan quân triều đình anh dũng chống trả.
+ Kết quả:thành Hà Nội thất thủ Hoàng Diệu tự vẫn đẻ khỏi rơi vào tay giặc.
- Nhân dân dũng cảm chiến đấu bằng nhiều hình thức:
+ Tiêu biểu có trận phục kích Cầu Giấy lần hai 19/5/1883. Rivie bỏ mạng, tinh thần chiến đấu của nhân dân nâng cao.
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An, Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884.
1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
-Bối cảnh:
+Sau thất bại ở Cầu Giấy lần 2,Pháp lên kế hoạch trả thù.
+ Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục –> Pháp quyết định đánh Huế.
-Diễn biến:
+ Ngày 18/8/1883 Pháp tấn công Thuận An.
- Tối ngày 20/8/1883 Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
* Hoàn cảnh lịch sử:
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An triều đình Huế vội xin đình chiến.
- Ngày 25/8/1883 triều đình Huế kí hiệp ước Hác-măng chấp nhận sự bảo hộ của Pháp.
* Nội dung Hiệp ước Hác-măng(,,,)
–> Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Ngày 6/6/1884 Pháp ký tiếp với triều đình Huế bản Hiệp ước Patơnốt, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến.
4 Củng cố: GV có thể củng cố bài giảng bằng một số câu hỏi:
+Việt Nam bị xâm lược và bị mất nước có phải là tất yếu hay không,vì sao?
+ Nguyên nhân thất bại, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Em hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
5 Dặn dò: Học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu về phong trào Cần Vương.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_toan_quoc.doc