A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873.
2. Thái độ:
- Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân;
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.
- Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì, tranh ảnh có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
25 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Đình Thế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn:
Tiết : 25 Ngày dạy:
Phần ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chương I
VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
Bài:19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Ý đồ xâm lược Việt Nam của tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 đến trước năm 1873.
2. Thái độ:
- Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân;
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.
- Có thái độ đúng khi tìm hiểu nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử, biết liên hệ, rút ra bài học.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì, tranh ảnh có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Cá nhân
GV giới thiệu vắn tắt về triều Nguyễn đến vua Tự Đức.
GV: Tình hình nước ta giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Tình hình đó có ảnh hưởng gì có ảnh hưởng gì quá trình chống Pháp?
HS: Dựa vào SGK trả lời
Mục 2. Đọc thêm
GV: Thực dân Pháp đã chuẩn bị như thế nào trước khi xâm lược Việt Nam?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV bổ sung thêm
GV: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Nhân dân ta đã chống Pháp như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
I. Liên quân Pháp-Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858:
1. Tình hìnhViệt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược:
- Kinh tế: khủng hoảng, suy yếu à rất khó khăn đương đầu với kẻ thù
- Chính trị: khối đại đoàn kết bị rạn nức, làm ảnh hưởng đến sức mạnh đoàn kết dân tộc
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:
- Nguyên nhân:
+ Việt Nam có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên
+ Bành trướng của các nước phương Tây và Pháp
à Việt Nam khó tránh khỏi một cuộc xâm lược của chúng
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858:
- Ngày 1/9/1858, Pháp - Tây Ban Nha xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên kháng chiến kịp thời
- Quân dân ta đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
Hoạt đông 1: Cả lớp
GV: Vì sao thực dân pháp chọn Gia Định là nơi tấn công lần thứ hai?
GV: Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV minh họa thêm
II. Kháng chiến chống thực dân Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862:
1. Kháng chiến ở Gia Định:
- Nguyên nhân: (SGK)
- Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công thành Gia Định
GV: Thực dân Pháp đã làm gì sau khi dàn xếp xong ở Trung Quốc?
HS: Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa và đánh rộng ra cả miền Nam
GV: Nhân dân các tỉnh đã có thái độ như thế nào?
HS: Đứng lên kháng chiến và có nhiều trận thắng lớn.
GV: Triều đình Huế có thái độ như thế nào khi nhân dân đứng lên đánh Pháp?
HS: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862:
- Ngày 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hòa
- Dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, nhân dân ta tiếp tục kháng chiến
- Ngày 5/6/1862, triều điều Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất
- Nội dung: (SGK
Hoạt động 2: Nhóm
GV chia lớp làm 02 nhóm thảo luận
N1: Tình hình ở miền Đông sau Hiệp ước Nhâm Tuất?
N2: Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Trương Định?
GV sau 4/ thảo gọi đại diện nhóm trả lời, gọi nhóm khác bổ sung, sau đó chốt ý
III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862:
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862:
- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, nhưng phong vẫn diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là khởi nghĩa của Trương Định
- Diễn biến: (SGK)
- Kết quả, ý nghĩa: Tuy thất bại nhưng tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kì, là nguồn cổ vũ to lớn cho nhân dân ta
Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Thực dân Pháp đã có hành động gì sau khi chiếm các tỉnh miền Đông?
HS: Chiếm luôn các tỉnh miền Tây
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì:
- Năm 1863, Pháp thiết lập nền bảo hộ ở Campuchia và chúng chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây
- Sự bạc nhược của triều đình Huế, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây mà không cần nổ súng (6/1867)
GV: Nhân dân miền Tây đã chống Pháp như thế nào?
HS trả lời
GV: Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào chống Pháp nhân dân miền Tây?
HS trả lời
GV chốt ý
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
- Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến tiếp tục dâng cao
- Diễn biến: (SGK)
- Kết quả, ý nghĩa: (SGK)
3. Củng cố:
- Nắm được diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Trương Định.
- Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân ta và của vua quan nhà Nguyễn.
4.Dặn dò:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc trước Bài 20
Tuần: 26 Ngày soạn:
Tiết : 26 Ngày dạy:
Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN
CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
-Tiết 1-
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 - 1884.
- Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Băc Kì và Trung Kì trong những năm 1873-1874
- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
2. Thái độ:
- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nướcvà tay sai bán nước.
- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ, tranh, ảnh giáo khoa về lịch Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Cá nhân
Mục 1. Không dạy
GV: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất có gì nổi bật?
HS: Sau khi mất Nam Kì, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc
GV: Trước tình hình đất nước như thế, những quan lại sĩ phu yêu nước đã có thái độ ntn?
HS: nhiều sĩ phu mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân nhưng không thành
GV: Nhấn mạnh tư tưởng cài cách của Nguyễn Trường Tộ, cung cung cấp thêm cho HS.
* Hoạt động 2: Nhóm
GV: Chia lớp làm 2 nhóm thảo luận
N1: Pháp đã chuẩn bị gì trước khi đánh Bắc Kì lần thứ nhất?
N2: Diễn biến quá trình Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I?
Sau 3/ thảo luận, gọi đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung sau đó GV chốt ý
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV: Trước hành động xâm lược của Pháp triều đình và nhân dân Hà Nội đã có thái độ ntn?
HS: Nhiều quan lại và nhân dân kiên quyết chống Pháp
GV: Chiến thắng nào tiêu biểu cho tinh thần quyết chiến của nhân dân Hà Nội?
HS: Chiến Cầu Giấy lần I
GV: Triều đình Huế đã có thái độ ntn sau chiến thắng Cầu Giấy?
HS: Nhu nhược kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
GV: Nêu tóm lược nội dung của Hiệp ước. Sau Hiệp ước nhân dân và sĩ phu cả nước đã có thái độ ntn?
HS: Nhân dân bất bình và nổi dậy khắp nơi.
I. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
- Sau khi mất Nam Kì, kinh tế ngày một tiêu điều, xã hội bất ổn, ngoại giao bế tắc
- Trước vận nguy của nước, nhiều sĩ phu mạnh dạn bày tỏ ý kiến cải cách duy tân nhưng không thành
2. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
- Sau khi chiếm xong Nam Kì, Pháp chuẩn bị đưa quân ra Bắc Kì
- Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-uy” 20/11/1873, Pháp chiếm thành Hà Nội và đánh rộng ra các tỉnh
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 -1874
- Sau khi Pháp chiếm Hà Nội, nhân dân Bắc Kì vẫn tiếp tục đánh Pháp.
- Tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần I (21/12/1873)
-Triều đình Huế lại kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
- Nội dung: (Học SGK)
- Nhân dân bất bình trước Hiệp ước và nổi dậy khắp nơi.
3. Củng cố:
- Nắm được tình hình nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần I
- Hiểu được nguyên nhân, duyên cớ, diễn biến, kết quả Pháp đánh Bắc Kì lần I.
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 20 tiếp
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 27 Ngày soạn:
Tiết : 27 Ngày dạy:
Bài 20
CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN
CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG
-Tiết 2-
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ năm 1873 - 1884.
- Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Băc Kì và Trung Kì trong những năm 1873-1874
- Nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
2. Thái độ:
- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nướcvà tay sai bán nước.
- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
- Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ, tranh, ảnh giáo khoa về lịch Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV giới thiệu tình hình nước P và VN sau H/ứ Giáp Tuất
? P lấy cớ gì để đánh chiếm BK lần II
HS trả lời
GV tường thuật diễn biến – SD lược đồ
II.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1882-1884
1.Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ hai (1882-1883)
- Từ 1880, GCTS Pháp ráo riết âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
- Ngày 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân P bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội lần II
- Ngày 25/4/1882, quân P mở rộng đánh chiếm thành Hà Nội.
GV tường thuật diễn biến – SD lược đồ, SD Hình 57 và 58
HS theo dõi và ghi bài
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến.
- Dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu quân dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu bảo vệ thành
- Quân dân nhiều nơi phối hợp kháng chiến bao vây địch ở Hà Nội.
-Tiêu biểủ : (19/5/1883) quân ta mai phục tiêu diệt địch làm nên chiến thắng làn thứ II ở trận Cầu Giấy- Ri-vi-e bị tiêu diệt.
Chuyển ý
III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884
Mục 1. Đọc thêm
? Vì sao sau thất bại ở BK lần II, P lại tấn công Thuận An
HS.
GV giảng qua về tình hình nước ta thời điểm này-vua Tự Đức; ví trị cửa Thuận An; dã tâm của P
1.Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An
- 8/8/1883, Cuốc-bê chỉ huy quân đội tấn công cửa biển Thuận An.
- 20/8/1883, cửa biển Thuận An rơi vào tay P.
GV giới thiêu hoàn cảnh TĐ Huế ký 2 HỨ
So sánh ND của hai bản HỨ
GV đánh giá chung
2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- 25/8/1883, Triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng với P
- 6/6/1884, P ký tiếp với triều đình Huế Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thức áp đặt trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
3. Củng cố:
- Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1882-1884
- Việt Nam trở thành thuộc địa của P
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 21
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 28 Ngày soạn:
Tiết : 28 Ngày dạy:
Bài 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 1
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ Kinh thành Huế, Lược đồ PTCV
Tranh ảnh, TLTK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Phong Cần Vương bùng nổ
Hoạt 1: Cả lớp
? Nhận xét về tình hình nước ta sau HỨ
Pa-tơ-nốt.
HS: P đã khuất ph ục được TĐ Huế, áp đặt nền thống trị trên toàn cõi VN
Một số quan lại, sỹ phu yêu nc và đông đảo nd cả nc p.đối mạnh mẽ.đến
? Nguyên nhân dẫn Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến.
HS: Triều đình Huế đầu hàng
Âm mưu của P: tiêu diệt phái chủ chiến
Phái chủ chiến ra tay trước
GV: Sử dụng lược đồ Kinh thành Huế Tường thuật diễn biến
? Nguyên nhân thất bại
-Chuẩn bị chưa chu đáo
-Quân P đã có ý thức phòng ngự mạnh mẽ
GV: Giới thiệu hoàn cảnh PTCV bùng nổ
? Khái niệm PTCV; mục tiêu.
Sử dụng Hình 59, 60 (p.125)
Giảng giải, phát vấn
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
a.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế
- Đêm mồng 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết và lực lượng phái chủ chiến tấn công P ở đồn Mang Cá và Tòa Khâm Sứ
- Quân P phản công, đạo quân của TTT bị đánh bại
b.Sự bùng nổ phong trào Cần Vương.
- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại, TTT đưa vua Hàm Nghi về căn cứ Tân Sở.
- 13/7/1885, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương
Sử dụng Lược đồ PTCV- Tường thuật
Thuyết giảng
HS:
? Đặc điểm của PTCV giai đoạn II
LL lãnh đạo, LL tham gia, địa bàn hoạt động
HS; .thu hẹp ở vùng trung du miền núi
? Tai sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt PTCV vẫn tiếp tục đc duy trì
HS: PTCV chỉ là danh nghĩa, tính chất yêu nc chống P là chủ yếu
2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.
- Phong trào Cần Vương chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn I (1885-1888) : nổ và diễn ra sôi nổi khắp cả nước, tiêu biểu là: Bắc Kỳ và Trung Kỳ
+ Giai đoạn I (1888-1896) : PT tiếp tục phát triển và quy tụ thành một số trung tâm kháng chiến lớn: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê.
3. Củng cố:
- Khái niệm PTCV; mục tiêu PTCV
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Soạn bài theo mẫu- Lập bảng thống kê
Nội dung- Tên cuộc KN
Bãi Sậy
Ba Đình
Hương khê
Yên Thế
Thời gian
Lãnh đạo
Căn cứ
Diễn biến chính
Ý nghĩa và BHKN
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 29 Ngày soạn:
Tiết : 29 Ngày dạy:
Bài 21
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Tiết 2
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động nhóm: chia lớp 4 nhóm
GV: Cho HS hoàn thành biểu bảng thống kê sau: mỗi nhóm làm một cuộc khởi nghĩa
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
Tên cuộc KN
Nội dung
Bãi Sậy
Ba Đình
Hương khê
Yên Thế
Thời gian
1885-1892
1886 -1887
1885-1896
1884-1913
Lãnh đạo
- Đinh Gia Quế; Nguyễn Thiện Thuật
-Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Phan Đình Phùng; Cao Thắng
- Đề Nắm; Đề Thám
Căn cứ
- Hưng Yên
-Thanh Hóa
- Hà Tĩnh
- Bắc Giang
Diễn biến chính
- Từ 1883-1885, do Đinh Gia Quế lãnh đạo
- Từ 1885-1892, do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo
Bùng nổ 12/1886 đến hè 1887 tan rã
- Giai đoạn: 1885-1888, xây dựng lực lượng và củng cố khí giới
- Giai đoạn: 1888-1896, chiến đấu ác liệt, sau đó tan rã
- Giai đoạn: 1884-1892, hoạt động riêng rẽ thủ lĩnh là Đề Nắm
- Giai đoạn: 1893-1897 Đề Thám trở thành thủ lĩnh; 1898-1908 giai đoạn hòa hoãn; 1909-1913 Pháp vây ráp Đề Thám bị sát hại, sau đó tan rã
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
- Khẳng định tinh thần yêu nước của các sĩ phu và nhân dân.
- Ta phải có cách đánh thích hợp và giai cấp lãnh đạo tiên tiến
Giống nhau
Giống nhau
Giống nhau
3. Củng cố:
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 136.
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Chuẩn bị KT 1 tiết
Dặn dò hướng HS học bài
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 30 Ngày soạn:
Tiết : 30 Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Ôn lại kiến thức lịch sử.
- Nắm được những sự kiện lịch sử tiêu biểu
2. Thái độ: làm bài nghiêm túc; biết ơn những anh hùnh đã có công với đất nước, tạo cho các em yêu thích bộ môn lịch sử và lòng tự hào dân tộc
3. Kĩ năng: RLKN làm nhanh, khoa học, chính xác.
B. TỔ CHỨC KIỂM TRA
1. Ổn định lớp
2. Phổ biến quy chế
3.Tiến hành Kiểm tra: phát đề
C.NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1) Trình bày nguyên nhân dẫn tới việc Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta ? (3đ)
Câu 2) So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai bản Hiệp ước Hác –măng và Pa-tơ-nốt ?
(3đ)
Câu 3) Em hiểu Phong trào Cần Vương là gì ? (1đ)
Câu 4) Theo em, nếu triều chính sách thích hợp liệu nước ta có bị thực dân Pháp xâm lược không? (Đưa ra dẫn chứng). (3đ)
Đáp án:
Câu 1) Nguyên nhân chủ quan (1.5đ)
Nguyên nhân khách quan (1.5đ)
Câu 2) Giống nhau: Triều đình Huế thừa nhận sự đô hộ của TD Pháp.
Trình bày đầy đủ các ý (1.5đ)
Khác nhau: Ranh giới giữa 3 kỳ (1.5đ)
Câu 3) PTCV là PT giúp vua cứu nước. (1đ)
Câu 4) Nói được: nếu có chính sách đúng(kinh tế- chính trị-ngoại giao- quân sự) thì sẽ không bị xâm lược và trở thành nước giàu mạnh như Nhật Bản (liện hệ Việt Nam ta hiện nay). (3đ)
Tuần: 31 Ngày soạn:
Tiết : 31 Ngày dạy:
Chương II
VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT(1918)
Bài 22
XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC
THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nắm được nét chính của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD P
-Những chuyển biến về KT-XH Việt Nam đầu thế kỷ XX
2. Thái độ:
Hiểu được bản chất của TD P trong cuộc khai thác thuộc địa
3. Kĩ năng:
RLKN so sánh, đánh giá các vấn đề LS
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền
Bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, trả bài KT 1 tiết:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV giới thiệu thời điểm P bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa:
-17/10/1887: TT P thành lập LB Đông Dương (1899 thêm Lào)
-Pôn Đu-me làm Toàn quyền.
GV chia lớp thành 4 nhóm, y/c HS thảo luận.
? Dưới t.động của cuộc khai thác thuộc địa I nền KT VN có những chuyển ntn.
TG: 4 phút
Nhóm 1: NN
Nhóm 2: CN
Nhóm 3: GTVT
Nhóm 4: TN-Tài chính
HS Đại diện trả lời, bổ sung
GV: nhận xét, bổ sung, lưu bảng
? Những chính sách đó nhằm mđ gì
? Những chuyển biến về KT có lợi cho ai
-Chủ quan: có lợi cho P -> k/định b/c bóc lột của TD P
-Khách quan: đem lại sự tiến bộ cho nền KT VN Tuy nhiên.đại bộ phận nd ko được hưởng sự tiến bọ đó
Những chuyển biến về kinh tế
-1897, Pôn Đu-me làm toàn quyền Đông Dương, tiến hành cu ộc khai thác thuộc địa làn thứ I.
-Những chuyển biến về kinh tế:
*Nông nghiệp: Rđất công bị chiếm đoạt làm đồn điền
(1890: 10.900 ha -> 1900: 301.000 ha. 1907 có 244 đồn điền)
* Công nghiệp: -Chú trọng khai thác mỏ,
XD các nhà máy, xí nghiêp phục vụ đ/s..
*GTVT: XD nhiều hệ thống GT: đường sắt, bộ, thủy, cầu, cảng
*Thương nghiệp-tài chính: P nắm độc quyền.
=> Nền KT Việt Nam có sự chuyển biến: từ PTSX PK sang PTSX TBCN
Chuyển ý:
? Trong XH VN thời PK có những GC chủ yếu nào. ? Đên đầu XX còn tồn tại nữa ko. ? thân phận của họ có gì khác trc.
HS: đọc SGK trả lời
GV: giảng giải
? Đầu XX, XHVN đã x.hiện 1 số GC mới, đó là những GC, tầng lớp nào
HS: CN, TS, TTS
GV; phát vấn, trao đổi
Phân tích, thuyết giảng, minh họa:
-SD hình 70, p.139
-Thơ, văn, ca dao nói về các giai tầng
VD: “Ai ơi đội thúng than đầy
Nửa lon cơm hẩm tối ngày đội than”
Đánh giá-Kết luận
2)Những chuyển biến về xã hội:
*Giai cấp cũ:
- Địa chủ PK:
+ Địa chủ lớn dựa vào P và làm tay sai cho P, ra sức chiếm đoạt rđất và bóc lột nd
+Địa chủ vừa và nhỏ: bị thực dân ĐQ chèn ép, có tinh thần yêu nc
-Nông dân : đời sống ND bị bần cùng hóa, ko lối thoát -> mt với địa chủ PK và ĐQ thực dân, sãn sàng đứng dậy đấu tranh chống P
*Giai cấp mới:
- CN:
+Xuất thân từ ND, LL còn non trẻ
+Đời sông khó khăn, là GC CM kiên quyết nhất
- Tư sản: thầu khoán, đại lýtrở nên giàu có
-> bị phân hóa thành 2 bộ phận
-Tầng lớp TTS: tiểu thương, viên chức, nhà giáo, HSSV
+Cuộc sống bấp bênh
->LL quan trọng của CMVN
Mâu thuẫn giữa toàn thể nd VN với thực dân P ngày càng gay gắt, xuất hiện cuộc vận động gpdt theo khuynh hướng mới.
3. Củng cố:
Mâu thuẫn giữa toàn thể nd VN với thực dân P ngày càng gay gắt, xuất hiện cuộc vận động gpdt theo khuynh hướng mới.
4. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Lập bảng : Các giai cấp tầng lớp trong XH VN đầu XX
Các giai tầng
Nghề nghiêp-đời sống
Thái độ đối với đldt
Địa chủ PK
Nông dân
Công nhân
Tư sản
Tầng lớp TTS
b. Bài sắp học: Đọc trc Bài 23
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 32, 33 Ngày soạn:
Tiết : 32, 33 Ngày dạy:
Bài 23
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì.
- Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX
2. Thái độ:
Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh; Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.
- Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Ảnh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
Bảng phụ, TLTK
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
XHVN đầu XX x.hiện những giai tầng mới nào ?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Nhóm
GV tổ chức HS thảo luận nhóm: vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản. Hoạt động chính của phong trào Đông Du?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả của mình, HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và kết luận:
- Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (truyền thống của dân tộc là đấu tranh vũ trang: các cuộc khởi nghĩa). Nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn) lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) nên có thể nhờ cậy được. Ông đã quyết định sang Nhật cầu viện. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Ông tổ chức HS Việt Nam sang Nhật du học-gọi là phong trào Đông Du.
- Nét hoạt động chính của phong trào Đông Du:
* Từ năm 1905-1908, số HS Việt Nam sang Nhật vào hai nơi để học: trường Chấn Vũ học viện và Đồng văn thư viện (GV trình bày và phân tích thêm tấm gương vượt khó học tập vì tương lai Tổ quốc của du học sinh Việt Nam). Thời gian này, nhiều văn thơ yêu nước và Cách mạng trong phong trào Đông du được truyền về nước đã động viên tinh thần yêu nước của nhân dân (Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo)
GV: Vì sao phong trào Đông du thất bại? Bài học rút ra từ thực tế phong trào Đông du là gì?
HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.
- GV trình bày bài học rút ra từ phong trào:
+ Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh dế quốc được).
+ Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Nguyên nhân: (SGK)
- Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân
- Hoạt động:
-Từ 1905 đến 1908, đưa học sinh Việt Nam sang Nhật
- Từ t
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_dinh_the.doc