1918-1939
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm
- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến của cách mnạg Trung Quốc trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX
- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở An Độ trong những năm 1918-1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo, đứng đầu là Ma-hát Gan-đi
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng xử lý tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu được ý nghĩa của chúng
3.Về thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc
- Nhận thức được những mất mát, hy sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó, hiểu rõ giá trị của chân lý “ Không có gì quý hơm độc lập tự do”
II.THIẾT BỊVÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Tranh Mao Trạch Đông và Gan-đi
- Một số tài liệu có liên quan đến bài học
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 16, Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 16
Ngày soạn 22-12-2007
CHƯƠNG II
CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
1918-1939
BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ
1918-1939
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm
- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản mới ở Trung Quốc. Những diễn biến của cách mnạg Trung Quốc trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX
- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Aán Độ trong những năm 1918-1939 do Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo, đứng đầu là Ma-hát Gan-đi
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng xử lý tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu được ý nghĩa của chúng
3.Về thái độ:
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc
- Nhận thức được những mất mát, hy sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó, hiểu rõ giá trị của chân lý “ Không có gì quý hơm độc lập tự do”
II.THIẾT BỊVÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Tranh Mao Trạch Đông và Gan-đi
- Một số tài liệu có liên quan đến bài học
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1818-1939
- Tình hình nước Nhật từ 1918-1929 có điểm gì giống và khác với nước Mỹ?
- Đặc điểm quá trình quân phiệt quá bộ máy nhà nước Nhật?
2.Giới thiệu bài mới:
Cùng với những biến động của các nước tư bản, trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh, tình hình các nước châu Á cũng có nhiều biến chuyển. Phong trào cách mạng phát triển mạnh, mang màu sắc mới: chịu ảnh hưởng đậm nét của cách mạng phương Tây. Để hiểu rõ những nét mới của phong trào cách mạng châu Á cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
3.Hoạt động dạy học trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân và cả lớp
- GV trình bày: Từ 1918-1939 phong trào cách mạng Trung Quốc chia làm 2 thời kỳ:
+ 1919-1921 phong trào Ngũ tứ
+ 1927-1937 thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh Bắc phạt và cuộc Nội chiến Quốc-Cộng
- GV giải thích giúp học sinh hiểu: Ngũ tứ là ngày 4 tháng 5, người Trung Quốc nói tháng trước ngày
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ?
- HS dựa vào kiến thức đã học và SGK trình bày
- GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị tại Vecxay-Oasinhtơn, phân chia quyền lợi. Tại hội nghị này các nước đã buộc Trung Quốc phải mở cửa biển vùng Sơn Đông cho các nước đế quốc tự do ra vào mua bán. Quyết định bất công của các nước đế quốc đã gây nên sự căm phẫn trong mọi tầng lớp nhân dân Trung Quốc
+ Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng Trung Quốc
dấy lên phong trào đấu tranh mạnh mẽ
- GV yêu cầu học sinh trình bày phong trào Ngũ tứ theo nội dung sau:
+ Lực lượng tham gia
+ Địa bàn
+ Mục đích
- HS trình bày, giáo viên nhận xét, giảng
- GV nêu câu hỏi: Phong trào Ngũ tứ có điểm gì mới so với phong trào yêu nước nửa sau thế kỷ XIX đầu XX ở trung Quốc ?
- HS dựa vào kiến thức vừa tiếp thu, trả lời
- GV nhận xét, nhấn mạnh:
+ Nét mới đó là lực lượng giai cấp công nhân tham gia và giử vai trò nồng cốt trong cuộc đấu tranh
+ Đó là mục tiêu đấu tranh: chống đế quốc chống phong kiến. Không chỉ dừng lại ở mục tiêu chống phong kiến như cuộc cách mạng Tân Hợi
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ ?
- HS suy nghĩ trả lời, giáo viên chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi chuyển ý:Từ sau phong trào Ngũ tứ, cách mạng Trung Quốc đã có những chuyển biến gì? Điều đó được thể hiện qua các sự kiện nào?
- HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý:
+ Việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin ngày càng sâu rộng
+ Nhiều nhóm cộng sản được thành lập, được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, tháng 7-1921 Đảng cộng sản được thành lập
- GV nhấn mạnh: Sự kiện này đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Trung Quốc. Đồng thời mở ra thời kỳ giai cấp vô sản đã có chính đảng của mình lãnh đạo
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV trình bày về sự hợp tác giữa Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng
+ Tháng 7-1926 quân đội cách mạng tiến lên phía Bắc, đánh bọn quân phiệt. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, chỉ trong vòng nửa năm quân đội cách mạng đã giải phóng được khu vực rông lớn ở miền Nam Trường Giang
+ Trong khi cuộc chiến đang trên đà thắng lợi, thế lực cực hữu trong Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy đã cấu kết với các nước đế quốc, phong kiến chống lại cuộc cách mạng
+ GV gọi 1 học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK về cuộc chính biến của Tưởng Giới Thạch
+ GV chốt lại cho học sinh ghi ý chính:
Hoạt động 2: làm việc cá nhân
- GV trình bày tiếp: Sau cuộc chiến tranh Bắc Phạt, quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã tiến hành cuộc chiến đấu chống chính phủ Quốc dân Đản. Từ 1927-1937 cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản bùng nổ-được gọi là Nội chiến Quốc-Cộng ( cuộc chiến tranh giữa hai giai cấp đối lập trong nước: tư sản và vô sản )
- GV gọi HS đọc tóm tắt diễn biến cuộc Nội chiến trong SGK ( đoạn chữ nhỏ, trang 80 )
- GV trình bày tiếp: Để thoát khỏi cuộc khủnghoảng kinh tế 1929-1933, Nhật đã quân phiệt hoá bộ máy nhà nước, phát động chiến tranh. Tháng 7-1937 Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc
- Trước áp lực của quần chúng, Quốc dân Đảng buộc phải hợp tác với Đảng cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc chống phát xít Nhật
- GV chuyển ý: cùng với Trung Quốc, từ 1918-1939 phong trào cách mạng Aán Độ phát triển mạnh mẽ, nhưng lại mang những nét khác biệt, để hiểu rõ nét khác biệt đó, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Aán Độ
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV chuyển ý:Cùng với phong trào cách mạng Trung Quốc, Phong trào đấu tranh của nhân dân Aán Độ bùng lên mạnh mẽ
- Phong trào đấu tranh ở Aán Độ từ 1918-1939 chia làm 2 giai đoạn:
+ Từ 1919-1929
+ 1929-1933
- GV phát phiếu học tập, cho học sinh tóm tắt phong trào cách mạng ở Aán Độ từ 1919-1939 theo nôi dung sau: nguyên nhân, vai trò lãnh đạo, hình thức đấu tranh, lực lượng tham gia, sự kiện tiêu biểu
- Sau khi HS hoàn thành, giáo viên treo bảng tóm tắt đã chuẩn bị sẳn, đối chiếu với kết quả của học sinh và kết hợp giảng
I.Phong trào cách mạng ở Trung Quốc ( 1919-1939 )
1.Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc
- Ngày 4-5-1919, 3.000 học sinh, sinh viên Bắc kinh biểu tình phản đối thái độ của chính phủ
- Phong trào lan rộng 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia, đặc biệt là giai cấp công nhân
- Mục đích: đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến
- Ý nghĩa:
+ Mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc
+ Giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập
+ Mở ra giai đoạn mới trong lịch sử trung Quốc: từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
- Tháng 7-1921 Đảng cộng sản trung Quốc được thành lập
2. Chiến tranh Bắc Phạt
(1926-1927 ) và nội chiến Quốc-Cộng ( 1927-1939 )
- Năm 1926-1927 Đảng cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng tiến hành cuộc chiến tranh Bắc Phạt nhằm lật đổ các thế lực đế quốc đang chia nhau thống trị các vùng ở miền bắc Trung Quốc
- Với sự phản bội của Tưởng Giới Thạch cuộc chiến tranh Bắc Phạt chấm dứt
- Từ 1927-1937 cuộc Nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản bùng nổ
- Tháng 7-1937 Nhật phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
- Dưới áp lực của quần chúng, Quốc dân Đảng buộc phải hợp tác với Đảng cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc chống phát xít Cuộc nội chiến kết thúc, cách mạng Trung Quốc bước sang thời kỳ mới: kháng chiến chống Nhật
II.Phong trào độc lập dân tộc ở Aán Độ ( 1918-1939 )
Nội dung
1918-1929
1929-1933
Nguyên nhân
- Chính sách khai thác, bóc lột, thống trị của thực dân Anh
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
Vai trò lãnh đạo
Đảng Quốc đại ( Gan-đi )
Hình thức đấu tranh
Hoà bình không sử dụng bạo lực
Lực lượng tham gia
- Học sinh, sinh viên, công nhân và lôi cuốn nhiều tầng lớp xã hội tham gia
Sự kiện tiêu biểu
- Tẩy chay hàng hoá Anh
- Không nộp thuế
- Tháng 12-1925 Đảng cộng sản ra đời
- Chống độc quyền muối
- Bất hợp tác
- Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc
- Trong quá trình trình bày, giáo viên giới thiệu sơ lược về Gan-đi:
+ Xuất thân từ một gia đình thuộc đẳng cấp trên ở Gu-gia-rát
+ Theo tập tục tôn giáo, năm 13 tuổi Gan-đi lấy vợ. Sau khi tốt nghiệp trung học Gan-đi sang Anh học, sau đó ông sang Nam Phi thuộc Anh làm việc trong văn phòng luật sư, ông đã tham gia phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
+ Năm 1915, Gan-đi trở về Aán Độ, năm 1920 ông trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc đại-chính đảng lớn nhất ở Aán Độ
+ Ông chủ trương đấu tranh chống lại cách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, thực hiện bình đẳng dân tộc, giải phóng phụ nữ, xoá bỏ chế độ đẳng cấp, phát triển công thương nghiệp dân tộc
- Tuy nhiên Gan-đi chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hoà bình, không sử dụng bạo lực
- GV giải thích vì sau Gan đi chủtrương đấu tranh bằng phương pháp hoà bình. Vì gia đình ông theo Aán Độ giáo. Giáo lý của Aán Độ giáo xây dựng trên hai nguyên tắc:
+ Tránh làm điều ác, kiêng ăn thịt, tránh sát hại sinh linh
+ Kiên trì chân lý, tin tưởng không dao động và mất lòng tin sẽ thực hiện được mong muốn
- Gan-đi đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Aán Độ, 3 lần bị cầm tù, 15 lần tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền. Nhân dân Aán Độ yu mến, tôn kính ông là “Thánh Ganđihi”, “Ngọn đèn pha của nền tự do Aán Độ “
-Vào chiều tối 30-1-1948, trên đường hành lễ kêu gọi hoà bình và đoàn kết, Gan-đi bị một phần tử Aán Độ giáo quá khích dùng súng lục bắn chết, ông thọ 79 tuổi
4.Sơ kết bài học:
a.Củng cố:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Aán Độ phát triển mạnh. Tuy nhiên hoàn toàn khác với Trung Quốc, giai cấp tư sản Aán Độ giữ vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, là giai cấp tiến bộ. Nhưng hạn chế lớn nhất của Đảng Quốc đại ở Aán Độ là dùng phương pháp đấu tranh hoà bình, bất bạo động bất hợp tác.
- Xét về tính chất cuộc cách mạng ở Trung Quốc và Aán Độ thời kỳ này mangt ính chất là những cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
b.Dặn dò:
- Học bài cũ
- Đọc bài mới:Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_16_bai_15_phong_trao_cach_mang_o.doc