Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19-21

I- Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS nắm được

- Những nét chính lớn phong trào ở Trung Quốc trong thời kì này.

- Hiểu biết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và các nhân vật lịch sử như M. Ganđi, G. Nêru

2. Kỹ năng:

- Tư duy so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử để rút ra bản chất của sự kiện lịch sử.

 3. Thái độ:

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống CNĐQ của các dân tộc bị áp bức -> quyền giành độc lập.

II. Chuẩn bị

1.Giáo viên:

Bài soạn, SGK, Sách tham khảo

Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11

2. Học sinh: Vở ghi , SGK

III.Tiến trình bài dạy

1. Kiểm tra bài cũ:Không

2. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19-21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy.................... Lớp 11B1 Sí số................................................................ Ngày dạy.................... Lớp 11B2 Sí số................................................................ TIẾT 19 – BÀI 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ ( 1918 – 1939) I- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: HS nắm được - Những nét chính lớn phong trào ở Trung Quốc trong thời kì này. - Hiểu biết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và các nhân vật lịch sử như M. Ganđi, G. Nêru 2. Kỹ năng: - Tư duy so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử để rút ra bản chất của sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống CNĐQ của các dân tộc bị áp bức -> quyền giành độc lập. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Bài soạn, SGK, Sách tham khảo Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11 2. Học sinh: Vở ghi , SGK III.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:Không 2. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * HĐ1: Tìm hiểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc ( 1919 – 1939) - GV cho HS tự đọc kênh chữ SGK sau đó trả lời câu hỏi. + Nguyên nhân bùng nổ phong trào về phong trào Ngũ Tứ? ý nghĩa của phong trào? + HS dựa SGK trả lời từng ý GV nhận xét và kết luận qua từng ý. + Nguyên nhân Do NDTQ >< các nước đế quốc Do ảnh hưởngCMT10 Nga 1917 - Nét diễn biến chính - Thời gian: 4/5/1919 - Địa điểm tại Bắc Ninh - Thành phần HS, các tầng lớp xã hội giai cấp công nhân. - Mục tiêu: Chống ĐQ + PK - Tính chất: + CMDCTS kiểu mới GV giành thời gian so sánh CM Tân Hợi -? TC CMDCTS kiểu cũ. + Phong trào công nhân phát triển -> ĐCS Trung Quốc thành lập 7/1921. - GV giới thiệu lịch sử Trung Quốc sau khi (ĐCS ra đời) gắn liền với cuộc nội chiến giữa 1 bên (ĐCS với Quốc dân Đảng). + Nội chiến lần 1 là chiến tranh Bắc phạt + Nội chiến lần 2 (chiến tranh Quốc - Cộng) -> nét chính về chiến tranh Bắc Phạt 1926 - 1927. - Nguyên nhân: SGK - Diễn biến HS đọc phần chữ nhỏ SGK - GV : Sau chiến tranh Bắc Phạt nhân dân dưới sự lãnh đạo ĐCS đấu tranh chống quân của Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. + Gọi HS trả lời. + Nêu những nét chính về cuộc chiến tranh Quốc - Cộng (1927 - 1937). + HS nêu trong SGK - GV nhận xét chốt ý (GV giành thời gian giới thiệu SGK) * HĐ2: Tìm hiểu Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939) - GV: Nêu nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ 1918 - 1929? - HS dựa SGK trả lời - GV nhận xét - kết luận về nguyên nhân. + Do hậu quả chiến tranh thế giới 1, thực dân Anh tìm mọi cách đổ lên đầu nhân dân ấn Độ. + Thực dân Anh thi hành đạo luật hà khắc -> > <xã hội gay gắt. - GV: - Em hãy trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ? - Phương pháp cách mạng: Hoà bình - Phong trào tiêu biểu (SGK) - Phong trào công nhân phát triển -> thành lập ĐCS Ấn Độ 1925 -> phong trào chiến tranh chống thực dân Anh phát triển mạnh hơn. - GV giảng: Mặc dù ĐCS Ấn Độ thành lập nhưng do điều kiện lịch sử giai cấp công nhân còn non trẻ chưa đủ sức nắm quyền lãnh đạo cách mạng. - GV nêu tình hình thế giới (1929 - 1939) -> hậu quả nặng nề đối với nhân dân ấn Độ. -> Bùng lên phong trào đấu tranh mới trong suốt những năm 30. - GV: Nội dung chính của phong trào đấu tranh 1929 - 1939 của nhân dân Ấn Độ? + Phong trào bất hợp tác với thực dân Anh do GanĐi và Đảng Quốc Đại khởi xướng. + Phong trào lôi cuốn mọi tầng lớp tham gia. - GV giành thời gian giải thích vì sao tư sản ấn Độ lãnh đạo cách mạng đấu tranh bằng phương pháp hoà bình (do người thân của GanĐi bằng gia đình theo Ấn Độ giáo, không sát sinh và kiên trì chân lí). I- Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939) 1. Phong trào Ngũ Tứ và sự thành lập ĐCS Trung Quốc - Diễn biến chính: + Ngày 4/5/1919, đã nổ ra cuộc biểu tình của 3000 sinh viên, học sinh yêu nước Bắc Kinh nhằm phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc. + Phong trào nhanh chóng lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân. cuộc vận động lớn này được gọi là Phong trào Ngũ tứ. - ý nghĩa lịch sử: + Phong trào có ý nghĩa to lớn trong lịch sử Trung Quốc, mở đầu cao trào chống Đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc. + Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng cách mạng độc lập và dần lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc. - Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: + Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển nhanh chóng. + Tháng 7/1921, từ một số nhóm cộng sản, Đảng cộng sản đã được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. 2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927 và nội chiến Quốc - Cộng 1927 - 1937) - Chiến tranh Bắc Phạt: + Trong những năm 1926 - 1927, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ tập đoàn quân phiệt Bắc Dương đang chia nhau thống trị nhiều vùng ở miền Bắc Trung Quốc (thường gọi là chiến tranh Bắc phạt). + Sau đó, ngày 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến ở Thượng Hải tàn sát đẫm máu các đảng viên Cộng sản, công khai chống phá cách mạng ở nhiều địa phương khác và thành lập chính phủ của giai cấp tư sản - địa chủ tại Nam Kinh. Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt. - Nội chiến Quốc - Cộng: + Trong những năm 1927 - 1937, đã diễn ra cuộc Nội chiến Quốc - Cộng. Trong cuộc càn quét lần thứ năm (1934 - 1935) của Quốc dân đảng, các lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. + Để bảo toàn lực lượng, tháng 10/1934, Hồng quân công nông phải tiến hành cuộc phá vây, tiến lên phía bắc - được gọi là cuộc Vạn lí trường thành. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (1/1935) trên đường trường chinh, Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. -Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật: Tháng 7/1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Trước sức ép đấu tranh của nhân dân, Quốc dân đảng buộc phải hợp tác với Đảng Cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. II- Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939) 1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm (1918 - 1929) - Những hậu quả nặng nề của Chiến tranh thế giớ thứ nhất và chính sách tăng cường ách áp bức, bóc lột của thực dân Anh đã làm dấy lên một cao trào chống Anh trong những năm 1918 - 1922 ở Ấn Độ. - Nét nổ bật của cao trào là hình thức đấu tranh diễn ra phong phú, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là lãnh tụ có uy tín lớn M. Ganđi. - Chính sách bất bạo động, bất hợp tác - không sử dụng đấu tranh bạo lực, chỉ biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá Anh,... - Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản ấn Độ vào cuối năm 1925. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1933 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ. - Phong trào kéo dài trong suốt những năm 30 với những sự kiện đáng ghi nhớ là cuộc hành trình lịch sử dài 300km vào đầu năm 1930 do Ganđi khởi xướng - "đun nước biển lấy muối" để phản đối chính sách độc quyền muối của thự dân Anh. Mặt trận thống nhất của các lực lượng chính trị ở ấn Độ đã hình thành trên thực tế. - Từ tháng 9/1939, Ấn Độ lại bị lôi cuốn vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng Ấn Độ chuyển sang một thời kì mới. 3. Củng cố: - Nét chính về phong trào thực dân - DC ở Trung Quốc - Ấn Độ. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học sinh học bài theo câu hỏi SGK. - Lập biểu về phong trào cách mạng ơt Trung Quốc -Ấn Độ theo nội dung sau (thời gian, sự kiện). Ngày dạy:......................Lớp 11B2 Sí số................................................................. Tiết 21 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỦ I- Mục tiêu 1. Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức ở chương III và cho học sinh khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa và làm các dạng bài tập 2. Kỹ năng: Tư duy so sánh đối chiếu các sự kiện lịch sử để rút ra bản chất của sự kiện lịch sử. Quan sát hình ành và khai thác kênh hình 3. Thái độ: Giúp học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Bài soạn, SGK, Sách tham khảo. Kênh hình 2. Học sinh: Vở ghi , SGK III.Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ:Không 2. Bài mới: Hoạt động của GV& HS Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiếu các kênh hình trong sách giáo khoa GV cho HS quan sát bức tranh, kết hợp với nội dung SGK tìm hiếu các vấn đề sau: - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Mao Trạch Đông - Cuộc nội chiến Quốc – Cộng diễn ra như thế nào? Vai trò của Mao Trạch Đông đối với cuộc nội chiến đó - Mao Trạch Đông phạm những sai lầm chủ yếu nào, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc GV cho hs quan sát bức tranh, kết hợp với nội dung SGK - Cuộc đời và hoạt động yêu nước, giải phóng dân tộc của Găngđi - Đường lối chủ trương của Găngđi HĐ 2: Tìm hiểu các dạng câu hỏi GV: đưa câu hỏi ra để hs suy nghĩ trả lời, rồi GV hướng dẫn hs làm Bài tập 1: Khai thác hình 39. Mao Trạch Đông trên đường Vạn Lí trường chinh sách giáo khoa lớp 11 Mao Trạch Đông là Nhà hoạt động cách mạng Trung Quốc, Chủ tịch Đảng cộng Sản Trung Quốc. Chủ tịch nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( 1893 – 1976). Sinh ra trong 1 gia đình nông dân ở Hồ Nam. Khi cách mạng Tân Hợi nổ ra 1911, ông tham gia quân đội cách mạng Hồ Nam. Cách mạng tháng 10 Nga( 1917) đã ảnh hưởng tới việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin của ông. Năm 1920, ông thành lập tiểu tổ cộng sản ở Hồ Nam Tháng 1/1921, ông tham gia Đại hội thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Thượng Hải. Năm 1923, ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng và năm 1933 được bầu vào Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc Ngày 1/10/1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Những năm 1949 – 1954, ông được cử làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Trung ương; vào năm 1954 – 1959 là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong quá trình lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Hoa, Mao Trạch Đông có những đóng góp đáng kể cho sự thắng lợi của cách mạng, xây dựng chế độ mới, nâng cao vị thế của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên trường quốc tế, nhưng vào cuối đời, ông đã phạm một số sai lầm ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng Trung Quốc Bài tập 2: Khai thác hình 40 M.Gan-đi sách giáo khoa lớp 11 Gan – đi, nhà yêu nước Ấn Độ, được suy tôn là Mahatma có nghĩa là “ Tâm hồn vĩ đại”, nhân dân gọi là “ Thánh”. Là người lãnh đạo chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ theo đường lối “ bất động”,” bất hợp tác”, lãnh tụ của Đảng quốc Đại Sinh ra trong 1 gia đình khá giả ở Tây Ấn Độ, tốt nghiệp luật ở Anh, sau đó làm cố vấn pháp luật cho 1 công ty ở Nam Phi, tham gia những hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân Bài tập 3:Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào? Trả lời Những chuyển biến quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội đã diễn ra ở hầu khắp các nước trong khu vực * Kinh tế : - Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa + Thị trường tiêu thụ + cung cấp nguyên liệu thô * Chính tri: Chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực * Xã hội : - Sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc - Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh đồng thời giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng * Cách mạng tháng 10 Nga cũng tác động mạnh mẽ và thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á 3. Củng cố: Hãy khai thác kênh hình trong SGK để 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà Xem lại các bài đã học và trả lời các câu hỏi cuối mỗi bài

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_19_21.doc
Giáo án liên quan