I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm và hiểu được
- Pháp tấn công Đà Nẵng, sau đó chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì; cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khởi nghĩa Trương Định
2. Kỹ năng
Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét rút ra bài học lịch sử
Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện
3. Thái độ
- HS hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân trách nhiệm của triều đình Phong kiến nhà Nguyễn
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh SGK lịch sử,Tài liệu tham khảo,SGV, SGK, bài soạn
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
2. Học sinh:
Vở ghi,SGK
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung chính của LSTG hiện đại(1917 - 1945)
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược 1958 đến trước 1873, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:.Lớp B1
..Lớp B2
PHẦN BA: LỊCH SỬ VIỆT NAM (1958 - 1918)
CHƯƠNG I: VIỆT NAM TỪ 1958 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
TIẾT 24 - BầI 19
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1958 ĐẾN TRƯỚC 1873)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm và hiểu được
- Pháp tấn công Đà Nẵng, sau đó chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì; cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khởi nghĩa Trương Định
2. Kỹ năng
Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét rút ra bài học lịch sử
Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện
3. Thái độ
- HS hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân trách nhiệm của triều đình Phong kiến nhà Nguyễn
II- Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh SGK lịch sử,Tài liệu tham khảo,SGV, SGK, bài soạn
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
2. Học sinh:
Vở ghi,SGK
III- Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nội dung chính của LSTG hiện đại(1917 - 1945)
2. Bài mới:
Sự kiện liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược nước ta sau đó biến Việt Nam trở thành thuộc địa của chúng là một sự kiện bi thương trong lịch sử dân tộc. Để hiểu bối cảnh nước ta trước cuộc xâm lược của Pháp như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
* HĐ1: Tìm hiểu nét chung về kinh tế, xã hội Việt Nam trước năm 1858
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi:
Tình hình KT - XHVN trước khi Pháp xâm lược?
- HS dựa SGK nêu.
Giữa thế kỷ XIX Việt Nam là một quốc gia PK độc lập tồn tại CĐPK Nguyễn đã suy yếu.
+ Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình đốn.
+ Xã hội:> Tạo điều kiện cho tư bản Phỏp xâm lược.
- GV nhận xét kết luận.
* HĐ2: Hiểu được âm mưu của TDP đối với nước ta
- GV :Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?
- HS dựa kiến thức lớp 10 và SGK lớp 11 trả lời.
- Tư bản Pháp xâm lược Việt Nam qua con đường buôn bán và truyền đạo.
- 1787 Bà Đa Lộc giúp tư bản Pháp can thiệp sâu vào nội bộ Việt Nam.
- 1857 Napôlêông lập Hội đồng Nam kỳ -> tích cực chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
- GV kết luận
*HĐ3: Tìm hiểu diễn biến chính ở Đà Nẵng
GV: Quan sát lược đồ VN, trả lời câu hỏi vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên để thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh?
HS: Vì Đà Nẵng có hải cảng để đổ bộ bằng đường biển, và nếu chiếm được ĐN dễ phòng ngự hơn vì đèo Hải Vân ngăn chặn quân triều đình phản công. Và cũng trực tiếp uy hiếp triều đình Huế. Và họ đã đúng. Quân triều đình quá nhu nhược mặc dù đã dự báo trước sự xâm lăng của người Pháp, không có kế sách, không có chiến lược, không đoàn kết triều đình nhu nhược đầu hàng. ĐN ở gần Quảng Nam, nơi giao thương nổi tiếng với Hội An, nếu hết lương thực, chúng sẽ vào đây để mua, lại gần kinh thành Huế nên dẫ tấn công
- GV bổ sung, kết luận.
- GV yêu cầu HS nêu vấn đề 2
Phong trào kháng chiến của nhân dân ta tiêu biểu tại Đà Nẵng?
HS - 31/8/1858 liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận ở Đà Nẵng.
- 01/9/1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta.
+ Chỉ huy: Nguyễn Tri Phương
+ Lập vườn không nhà trống
+ Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
GV bổ sung.
Hoạt động 4: Tìm hiểu Kháng chiến ở Gia Định.
GV dùng lược đồ chiến trường Gia Định trình bày.
- HS theo dõi ghi nhớ.
- GV chốt ý chính.
I.Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Chế độ phong kiến có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.
+ Nông nghiệp sa sút. Nhiều chính sách của Nhà nước đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Quốc phòng yếu kém, lạc hậu. Đời sống nhân dân khó khăn. Khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
- Chính sách cấm đạo và sát đạo gay gắt của nhà Nguyễn đã gây bất hoà trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng
2. Thực dânPháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam
- Từ thế kỷ XV, XVI, người phương Tây đã đến Việt Nam buôn bán. Người Anh âm mưu thôn tính đảo Côn Lôn, nhưng thất bại.
- Thông qua con đường truyền đạo, các giáo sĩ tích cực thúc đẩy cuộc chiến tranh xâmlược Việt Nam.
- Lợi dụng chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn, Napôlêông III (lên ngôi năm 1852) liên minh với Tây Ban Nha phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam, thực chất là để chạy đua với các nước tư bản khác bành trướng thuộc địa sang phương Đông.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858
- Ngày 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.
- Quân dân ta thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", gây cho địch nhiều khó khăn.
- Quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
- Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của pháp bước đầu thất bại.
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
- Không chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, có thể dùng làm căn cứ để mở rộng xâm lược Campuchia. Ngày 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng.
+ Trái ngược lại, các đội dân binh văn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn buộc chúng phải chùn bước.
+ Từ đây Pháp chuyển hẳn sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chiếm Việt Nam từng bước.
- Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp:
+ Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở Việt Nam bị điều động sang chiến trường Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
+ Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đại đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi nhanh chóng.
3. Củng cố: - Âm mưu xâm lược Việt Nam của TD Pháp
- Thái độ triều đình nhà Nguyễn trước nguy cơ Pháp XL.
4. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị học bài:
- Học bài theo SGK
- Kẻ biểu về PTKC của nhân dân ta 1858.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_24_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc