I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
Giúp HS hiểu được:
+ Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến là do triều đình phong kiến Mãn Thanh hèn nhát, phản động.
+ Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống CNĐQ, chế độ phong kiến. Ý nghĩa của các phong trào đó.
2. Về tư tưởng.
- Giúp học sinh có thái độ lên án chính sách xâm lược của CNĐQ, sự hèn nhát, phản động của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Đồng thời biểu lộ sự cảm thông đối với nhân dân Trung Quốc và khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc.
3. Về kỹ năng.
- Giúp học sinh đánh giá được trách nhiệm của triều đình phong kiến trong việc để Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến của các cuộc đấu tranh.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Âm mưu xâm lược, phân chi a Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
- Vai trò của Tôn Trung Sơn và Đồng Minh hội trong phong trào giải phóng dân tộc.
- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 3, Bài 3: Trung Quốc (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/09/2007
Tiết 3:
Bài 3:
Trung quốc
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
Giúp HS hiểu được:
+ Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến là do triều đình phong kiến Mãn Thanh hèn nhát, phản động.
+ Các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống CNĐQ, chế độ phong kiến. ý nghĩa của các phong trào đó.
2. Về tư tưởng.
- Giúp học sinh có thái độ lên án chính sách xâm lược của CNĐQ, sự hèn nhát, phản động của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Đồng thời biểu lộ sự cảm thông đối với nhân dân Trung Quốc và khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc.
3. Về kỹ năng.
- Giúp học sinh đánh giá được trách nhiệm của triều đình phong kiến trong việc để Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến của các cuộc đấu tranh.
II. Kiến thức trọng tâm
- Âm mưu xâm lược, phân chia Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Cuộc vận động Duy Tân của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.
- Vai trò của Tôn Trung Sơn và Đồng Minh hội trong phong trào giải phóng dân tộc.
- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi.
III. Thiết bị và tài liệu dạy học.
- Lựơc đồ Trung Quốc và lược đồ Cách mạng Tân Hợi.
- Các tài liệu liên quan đến bài học.
IV. Tiến trình dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Vai trò của Đảng Quốc Đại trong phong trào giải phóng dân tộc ở ấn Độ?
Câu 2: So sánh khởi nghĩa Xipay với phong trào dân tộc 1885 - 1908?
3. Dẫn dắt vào bài
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chỉ trừ Nhật Bản là nước nhờ cải cách Duy Tân nên không những thoát khỏi thân phận của một nước thuộc địa mà còn trở thành một nước tư bản, còn lại hầu hết các nước Châu á khác đều bị biến thành nước thuộc địa và phụ thuộc. Trong bối cảnh đó, trên đất nước Trung Quốc đã diễn ra những sự kiện gì? Tại sao cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX một đất nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân nhất thế giới lại bị các nước đế quốc xâu xé? Nhân dân Trung Quóc đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập dân tộc? Chúng ta cùng tìm hiểu bài Trung Quốc.
4. Tiến trình tổ chức dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu cho học sinh một vài nét khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá Trung Quốc.
HS: Theo dõi bản đồ.
? Liên hệ với một số nước Châu á, nêu lên nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học, kết hợp với SGK để tìm ra câu trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý:
GV: Thuyết trình:
Trung Quốc đã tiếp xúc với các cường quốc phương Tây từ thế kỷ XVI. Chính sách buôn bán của thương nhân Phương Tây thường theo lối cướp biển. Họ mang hàng hoá cướp được ở Inđônêxia, ấn Độ, Châu Phi đến Trung Quốc đổi lấy chè, tơ lụa....Việc buôn bán không mang nhiều lợi lộc nên nhà Thanh đã thực hiện chính sách " bế quan toả cảng" nghiêm cấm thương nhân Trung Quốc buôn bán với nước ngoài.
? Vậy trước chính sách bế quan toả cảng của nhà Thanh, các nước Phương Tây dã dùng thủ đoạn gì để xâm lược, len chân vào thị trường TQ, bắt Trung Quốc phải mở cửa?
HS: Suy nghĩ và trả lời? GV: Nhận xét, khẳng định:
? Những nước nào đã tham gia xâu xé Trung Quốc?
HS: Theo dõi SGK và trả lời. GV: Giải thích:
- Nguyên nhân Trung Quốc phải ký hiệp ước Nam Kinh?
- Nội dung hiệp ước Nam Kinh?
- Những vùng lãnh thổ bị các nước đế quốc xâm lược.
? Hậu quả của chính sách xâm lược đó là gì?
HS: Trả lời. GV: Chốt ý:
GV: Sử dụng bức tranh : Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc và đặt câu hỏi:
? Bức tranh nói lên điều gì? Tại sao lại ví Trung Quốc như cái bánh khổng lồ bị chia cắt như vậy?
HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Bổ sung, giải thích:
Đây là bức tranh biếm hoạ trong SGK lịch sử nước Pháp với dòng chú thích: “Chiếc bánh ga-tô Trung Hoa" ví Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX như một miếng mồi báo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau nhưng đó lại là chiếc bánh khổng lồ" không một nước đế quốc nào có thể nuốt nổi một mình buộc phải chia sẽ với nhau. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt to và đã bị cắt rời thành từng mảnh. Ngồi xung quanh là 6 người với chiếc dĩa trong tay. Từ trái qua phải là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga Hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh, nét mặt người nào cũng đăm chiêu, chắc là đang suy nghĩ làm thế nào để len chân vào thị trường Trung Quốc cắt một miếng bánh ngọt béo bở.
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
GV: Chia nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm theo mẫu:
Họ và tên: ............................................................................
Lớp:.........................................Nhóm:..................................
Nhóm 1: Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
Nhóm 2: Phong trào Duy Tân
Nhóm 3: Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn
Nhóm 4: Nguyên nhân thất bại các phong trào.
Thời gian cho mỗi nhóm thảo luận trình bày vào giấy là 5 phút. Sau 5 phút, giáo viên các nhóm cử đại diện trình bày với thời gian 2 phút.
Sau khi các nhóm trình bày giáo viên nhận xét và treo bảng thống kê mà mình đã chuẩn bị trước để học sinh đối chiếu.
1.Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược.
a. Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược.
- Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX các nước tư bản Phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ phong kiến đang suy yếu trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc.
b. Quá trình Trung Quốc bị đế quốc xâm lược.
+Thế kỷ XVIII các nước đế quốc dùng mọi thủ đoạn, tìm cách ép Trung Quốc mở cửa.
+ Đi đầu là thực dân Anh, đã buộc nhà Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh, chấp nhận những điều khoản thiệt thòi.
+Tiếp theo là các nước Đức, Nga, Nhật, Pháp cũng bắt Trung Quốc phải cắt đất.
Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
* Hậu quả: Xã hội Trung Quốc nổi lên 2 mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc
+ Mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Nội dung
K/n Thái bình Thiên Quốc
Phong trào Duy Tân
PT Nghĩa Hoà Đoàn
Diễn biến
- 1/1/1851: k/n nổ ra ở Kim Điền, lan rộng khắp cả nước.
- 1864: bị pk đàn áp và thất bại.
- 1898: Diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách.
-1899: k/n bùng nổ ở Sơn Đông, lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước tấn công, bị thất bại
Lãnh đạo
Hồng Tú Toàn
Khang Hữu Vi
Lương Khải Siêu
Lực lượng
Nông dân
Quan lại, sĩ phu tiến bộ
Nông dân
Tính chất
Khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến
Cải cách DCTS
Phong trào yêu nước chống đế quốc
ý nghĩa
Làm lung lay triều đình phong kiến
Khởi xướng khuynh hướng DCTS
Giáng một đòn mạnh vào đế quốc
Nguyên nhân
thất bại
- Chưa có tổ chức chính đảng lãnh đạo
- Do phong kiến và đế quốc câu kết với nhau
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
GV: Dẫn dắt: Đầu thế kỷ XX, GCTS Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng nắm lấy vai trò lãnh đạo. Trí thức tư sản và tiểu tư sản tỏ ra tích cực trong việc xây dựng phong trào. Đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng lúc bấy giờ là Tôn Trung Sơn.
? Em biết gì về Tôn Trung Sơn?
HS: Theo dõi SGK trả lời.
? Đường lối và mục tiêu của Đồng Minh hội là gì?
HS: Trả lời. GV chốt ý và đặt câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về chủ nghĩa Tam dân và mục tiêu của Đồng Minh hội?
GV: Nhận xét và bổ sung:
Chủ nghĩa Tam dân của TTS đáp ứng được nguyện vọng tự do, dân chủ và ruộng đất của nhân dân Trung Quốc nên được nhân dân ủng hộ. Hạn chế của nó là chưa nêu cao ý thức dân tộc chống đế quốc-kẻ thù chính của nhân dân TQ lúc bấy giờ. Mặc dù còn hạn chế đó nhưng trong hoàn cảnh Châu á đương thời Chủ nghĩa Tam dân vẫn là tư tưởng tiến bộ, có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng DCTS ở Châu á, trong đó có Việt Nam.
? Nguyên nhân dẫn đến cách mạng Tân Hợi?
HS: Trả lời. GV kết luận:
GV: Sử dụng “Lược đồ cách mạng Tân Hợi” trình bày diễn biến :
? Nêu tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi?
HS: Trả lời. GV chốt ý và đặt câu hỏi:
? Tại sao cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
HS: Thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung:
? Cách mạng Tân Hợi có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời. GV chốt ý:
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi
a. Tôn Trung Sơn và việc thành lập Trung Quốc Đồng minh hội.
+ Tôn Trung Sơn: Là trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng DCTS.
+ Tháng 8/1905: TTS tập hợp GCTS thành lập Đồng Minh hội.
+ Cương lĩnh: Theo chủ nghĩa Tam dân của TTS
+ Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện người cày có ruộng.
b. Cách mạng Tân Hợi
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc - phong kiến.
- Ngòi nổ:
+ Nhà Thanh trao quyền quản lí đường sắt cho đế quốc nhân dân bất bình đấu tranh Đồng Minh hội phát động đấu tranh.
* Diễn biến:
- 10/10/1911: Khởi nghĩa nổ ra ở Vũ Xương rồi lan khắp miền Nam và miền Trung.
- 29/12/1911: Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại tổng thống, thành lập chính phủ lâm thời, ban hành Hiến pháp mới.
- Trước thắng lợi của CM, giai cấp tư sản đã thoả hiệp với Viên Thế Khải.
* Kết quả: Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức, Viên Thế Khải lên làm tổng thống.
* Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để vì:
+ Không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến.
+ Chưa giải quyết vấn đề dân tộc, dân chủ.
* ý nghĩa: + Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời, mở đường cho CNTB phát triển ở Trung Quốc
+ Có ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Châu á.
V. Củng cố, dặn dò.
1. Củng cố
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược.
+ Các phong trào yêu nước của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
+ Tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi?
2. Dặn dò
Về nhà học bài cũ, đọc trước bài mới.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_3_bai_3_trung_quoc_ban_dep.doc