1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì.
- Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.
- Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử.
c. Về thái độ:
- Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
- Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Ảnh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Đáp án:
- Cơ cấu giai cấp thay đổi: giai cấp cũ phân hoá, tầng lớp xã hội mới ra đời
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: mâu thuẫn dân tộc vầ mâu thuẫn giai cấp
- Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 32, Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/03/2010
Ngày dạy: 31/03/2010
- Lớp dạy: 11H
Ngày dạy: 01/04/2010
- Lớp dạy: 11C,G
Ngày dạy: 01/04/2010
- Lớp dạy: 11D
Ngày dạy: 02/04/2010
- Lớp dạy: 11E
Ngày dạy: 04/04/2010
- Lớp dạy: 11A,B
Tiết 32
Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
1. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì.
- Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.
- Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử.
c. Về thái độ:
- Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh
- Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Ảnh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
b. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết
- Học bài cũ và đọc trước bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Những chuyển biến về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Đáp án:
- Cơ cấu giai cấp thay đổi: giai cấp cũ phân hoá, tầng lớp xã hội mới ra đời
- Mâu thuẫn xã hội sâu sắc: mâu thuẫn dân tộc vầ mâu thuẫn giai cấp
- Tính chất xã hội Việt Nam thay đổi
b. Dạy nội dung bài mới
Dẫn dắt vào bài mới (1’)
Ách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ở Việt Nam ngày càng sâu sắc. Bên cạnh phong trào vũ trang khởi nghĩa tiếp tục bùng nổ ở các tỉnh trung du, miền núi, dưới tác động của trào lưu Cách mạng thế giới, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất hiện khuynh hướng đấu tranh mới. Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung và nét mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Trong tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu ba phong trào: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục và cuộc vận động Duy Tân và chống thuế ở Trung Kì.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
10’
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV nhắc lại phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX dưới ngọn cờ Cần vương muốn đánh đuổi giặc Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế bị thất bại.
? Đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta xuất hiện tính chất mới theo khuynh hướng nào ?
? Nguyên nhân nảy sinh phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng tư sản ?
- GV giới thiệu vài nét về Phan Bội Châu kết hợp với hình ảnh SGK.
? Chủ trương cách mạng của Phan Bội Châu ?
? Nêu những bằng chứng chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động ?
- HS: Phong trào đầu thế kỉ XX theo khuynh hướng cách mạng tư sản.
- HS:
* Chủ quan:
+ Sự xuất hiện phương thức sản xuất TBCN và các giai cấp tầng lớp mới.
+ Thất bại của PTGPDT theo con đường quân chủ chuyên chế.
* Khách quan:
+ Tác động của tư tưởng DCTS từ Trung Quốc và Nhật Bản.
- HS: Dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc.
- HS:
+ Thành lập Duy tân hội (05-1904). Cương lĩnh của Duy tân hội là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học.
+ 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hoà dân quốc Việt Nam.
VNQPH trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, đánh vào các đồn binh của thực dân Pháp.
+ 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày tháng khó khăn.
1. PHAN BỘI CHÂU VÀ XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG
a. Phan Bội Châu
- Vài nét về tiểu sử Phan Bội Châu (SGK)
b. Chủ trương và hoạt động của Phan Bội Châu
- Chủ trương:
Dùng bạo lực để giành độc lập dân tộc.
- Hoạt động:
+ Thành lập Duy tân hội (05-1904). Cương lĩnh của Duy tân hội là đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một thể chế quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật du học.
+ 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội nhằm đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà dân quốc Việt Nam.
VNQPH trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, đánh vào các đồn binh của thực dân Pháp.
+ 24-12-1913, Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông. Cách mạng Việt Nam trải qua những ngày tháng khó khăn.
12’
5’
Hoạt động 2: Cá nhân, cả lớp
- GV giới thiệu vài nét về Phan Châu Trinh kết hợp với hình ảnh SGK.
? Em hãy cho biết chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh như thế nào ?
? Những hoạt động của Phan Châu Trinh để thực hiện chủ trương đó ?
- Phong trào Duy tân là là một cuộc vận động yêu nước mang tính chất cải cách xã hội, cổ vũ ý thức tự cường dân tộc. 1908, thực dân Pháp đàn áp phong trào. Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày sang Côn Đảo.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
- So sánh điểm giống và khác nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- HS: Đấu tranh ôn hoà công khai, nâng cao dân trí, dân quyền.
- HS:
+ Vận động phong trào Duy tân ở Trung Kì.
+ Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
+ Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công.
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận động cải cách trang phục và lối sống.
- Giống nhau: Đều muốn cứu nước theo khuynh hướng tư sản.
- Khác nhau: Ở biện pháp cách mạng. Phan Bội Châu chủ trương bạo động còn Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
2. PHAN CHÂU TRINH VÀ XU HƯỚNG CẢI CÁCH
a. Phan Châu Trinh
- Vài nét về tiểu sử Phan Châu Trinh (SGK)
b. Chủ trương và hoạt động
- Chủ trương:
Đấu tranh ôn hoà công khai, nâng cao dân trí, dân quyền.
- Hoạt động:
+ Vận động phong trào Duy tân ở Trung Kì.
+ Cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
+ Phát triển nghề làm vườn, nghề thủ công.
+ Mở trường dạy học theo lối mới.
+ Vận động cải cách trang phục và lối sống.
10’
Hoạt động 4: Cá nhân
- Giới thiệu về sự ra đời của ĐKNT: Trong khi Phan Bội Châu đang đẩy mạnh cuộc vận động vũ trang GPDT và các tỉnh Trung Kì đang sôi sục cuộc vận động Duy tân, thì ở Hà Nội các sĩ phu tiến bộ như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, cùng một số người mở trường dạy học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
? ĐKNT có những hoạt động tiêu biểu gì ?
? Qua những hoạt động của ĐKNT, em có nhận xét gì ?
- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước do các sĩ phu khởi xướng, vào thời gian này còn có phong trào đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
? Tuy bị thất bại nhưng sự kiện này thể hiện được điều gì ?
- Giới thiệu sơ lược về những hoạt động của nghĩa quân Yên Thế.
- Cuối 1-1909, Pháp huy động lực lượng 15.000 quân tấn công căn cứ Phồn Xương. Nghĩa quân thực hiện chiến thuật di chuyển, đánh một số trận khi có điều kiện thuận lợi và giành được một số thắng lợi. Đặc biệt là trận núi Sáng, tiêu diệt trên 50 sĩ quan và lính Pháp.
- Tuy nhiên, những cuộc chiến đấu kéo dài đã làm cho lực lượng nghĩa quân ngày càng suy kiệt, một số tướng lĩnh hy sinh. Đề Thám quyết định trở lại Yên Thế tiếp tục chiến đấu. 02-1913, Đề Thám bị tay sai của Pháp giết hại.
- HS:
+ Dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh,
+ Biên soạn, dịch thuật một số sách báo, thấm đượm tinh thần duy tân, yêu nước.
+ Diễn thuyết, bình văn để cổ động chữ Quốc ngữ.
+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương nghệp, lên án quan lại hủ bại, chống lối học thi cử cũ, bài trừ mê tín dị đoan, giới thiệu văn thơ yêu nước, ca ngợi truyền thống vẻ vang của dân tộc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh cho lợi ích giống nòi.
-> Đây là phong trào yêu nước theo con đường dân chủ tư sản trong lĩnh vực văn hoá.
- Tuy bị thất bại nhưng đây là cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp nó chứng tỏ binh lính người Việt cũng là một lực lượng trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
3. ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC. VỤ ĐẦU ĐỘC BINH SĨ PHÁP Ở HÀ NỘI VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CUỐI CÙNG CỦA NGHĨA QUÂN YÊN THẾ
a. Đông Kinh nghĩa thục
- ĐKNT là một trường học do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, lập ra ở Hà Nội, hoạt động từ 03-1907 đến 11-1907.
- Hoạt động:
+ Dạy các môn Lịch sử, Địa lí, Cách trí, Vệ sinh,
+ Biên soạn, dịch thuật một số sách báo, thấm đượm tinh thần duy tân, yêu nước.
+ Diễn thuyết, bình văn để cổ động chữ Quốc ngữ.
+ Hô hào mở hội kinh doanh công thương nghệp, lên án quan lại hủ bại, chống lối học thi cử cũ, bài trừ mê tín dị đoan, giới thiệu văn thơ yêu nước, ca ngợi truyền thống vẻ vang của dân tộc, kêu gọi đoàn kết đấu tranh cho lợi ích giống nòi.
-> Hoạt động của ĐKNT đã vươn ra ngoài xã hội làm cho nhà trường trở thành trung tâm của phong trào Duy tân ở Trung Kì.
Tháng 11-1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cữa trường.
b. Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội
- 1908, trại lính Pháp ở Hà Nội bị đầu độc. Lực lượng tham gia là binh lính người Việt kết hợp với nghĩa quân Yên Thế.
- Tuy bị thất bại nhưng đây là cuộc nổi dậy đầu tiên của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp nó chứng tỏ binh lính người Việt cũng là một lực lượng trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
c. Những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
5’
c. Củng cố, luyện tập (2’) GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:
+ Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới theo con đường tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Phan Bội Châu chủ trương cứu nước bằng con đường bạo động, còn Phan châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cuộc vận động cải cách.
+ ĐKNT là một phong trào yêu nước theo con đường DCTS trong lĩnh vực văn hoá diễn ra ở Hà Nội đã làm cho thực dân Pháp lo sợ.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’)
- Nắm bài học và trả lời các câu hỏi SGK của bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_32_bai_23_phong_trao_yeu_nuoc_va.doc