Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 5, Bài 5: Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức:

 - Biết được quá trình xâm lược châu Phi và khu vực Mỹ la tinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỷ XIX đầu XX

 - Nêu được những nét chính về chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Mĩ la tinh thế kỷ XIX đầu XX

 - Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu ơ châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh chống thực dân

 2.Về kỹ năng

 - Biết sử dụng lược đồ để xác định vị trí địa lý của các nước bị xâm lược và quá trình xâm lược của các nước thực dânđế quốc với châu Phi và Mỹ la Tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 3.Về thái độ

 -Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và thái độ đồng tình với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Châu Phi vá khu vực Mỹ La Tinh

II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY-HỌC

 - Lược đồ châu Phi, lược đồ khu vực Mỹ la tinh

 - Tài liệu tham khảo có liên quan

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 5, Bài 5: Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 5 Ngày soạn: 6/ 10/ 2007 BÀI 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: - Biết được quá trình xâm lược châu Phi và khu vực Mỹ la tinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỷ XIX đầu XX - Nêu được những nét chính về chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực Mĩ la tinh thế kỷ XIX đầu XX - Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu ơ châu Phi vàû khu vực Mỹ La Tinh chống thực dân 2.Về kỹ năng - Biết sử dụng lược đồ để xác định vị trí địa lý của các nước bị xâm lược và quá trình xâm lược của các nước thực dânđế quốc với châu Phi và Mỹ la Tinh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 3.Về thái độ -Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và thái độ đồng tình với phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Châu Phi vá khu vực Mỹ La Tinh II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY-HỌC - Lược đồ châu Phi, lược đồ khu vực Mỹ la tinh - Tài liệu tham khảo có liên quan III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ - Dựa vào lược đồ em hãy trình bày những nét chính về quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á - Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây? - Em thử liên hệ tình hình Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX đầu XX 2.Giới thiệu bài mới: Cùng với quá trình xâm lược Chấu Á, Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa thực dân đẩy mạnh xâm lược Châu Phi và khu vực Mỹ La Tinh. Các dân tộc ở đây đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc, tiêu biểu là phong trào Angiêri, Ai Cập, Xu dăng, Eâtiôpia (Châu Phi), Ha-i-ti, Mêhicô, Aùchentina (khu vực MLT) 3.Dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm - GV sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu sơ lược về lục địa Châu Phi + Diện tích: 30,3 triệu Km vuông, lớn đứng hàng thứ 2 trên thế giới, giàu có tài nguyên khoáng sản, nông sản + Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, làmột trong những nơi xuất hiện con người sớm và có nền văn minh rực rỡ: văn minh Ai Câp với những kim tự tháp khổng lồ-kỳ quan thế giới + Đầu cận đại chia thành 2 miền chính: Bắc Phi và Nam Phi, có sự khác nhau về kinh tế cũng như chế độ chính trị + Bắc Phi:Từ bắc Xahara đến Địa trung hải, nhân dân theo đạo Hồi, một số nơi xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa + Nam phi:từ Xahara đến mũi hảo vọng, tồn tại chế độ phong kiến, một sớ nơi còn giữ tàn tích của chế độ bộ lạc và nô lệ - Trước khi người châu Aâu đến đây, người dân ở đây biết dùng đồ sắt, chăn nuôi, trồng trọt Hoạt động 2: Làm việc teo nhóm - GV trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân: bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm làm việc: Lập bảng tóm tắt thuộc địa của thực dân chiếm được ở Châu phi - HS hoàn thành, giáo viên nhận xét và treo bảng tóm tắt kết hợp trình bày trên bảng đồ 1.Châu Phi * Các nước đế quốc xâm lược phân chia châu Phi - Từ giữa thế kỷ XIX thực dân Châu Aâu bắt đầu xâm lược Châu Phi - Đến đầu thế kỷ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc đã hoàn thành THỰC DÂN THUỘC ĐỊA ANH Ai Câp, Nam Phi, Tây Nigiêria, Gana, Gambia, Kênia, Uganđa, Xômali, Đông Xuđăng, một phần Đông Phi PHÁP Angiêri, Tuyniđi, Xahara, Tây Phi, miền xích đạo châu phi, Mađagaxca, một phần Xômali ĐỨC Cơmơrum, Tôgô, Tây Nam Phi, Tandania BỈ Làm chủ phần lớn Công-gô BỒ ĐÀO NHA Môdămbich, Aênggôla, và một phầnGhinê Hoạt động 3: làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập niên biểu diễn biến phong trào đấu tranh của Châu Phi - GV theo dõi việc làm của HS, điều chỉnh - Sau khi hoàn thành, giáo viên treo bảng chuẩn bị của giáo viên * Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu phi Thời gian Phong trào đấu tranh Kết quả 1830-1874 - Cuộc đấu tranh của Aùp-đen Ca-dê ở Angiêri thu hút đông đảo lực lượng tham gia - Pháp mất nhiều thập niên mới chinh phục được nước này 1879-1882 - Đại tá Arabi lãnh đạo phong trào “Ai Cập trẻ” - Năm 1882 các đế quốc mới ngăn chặn được phong trào 1882-1898 - Muhamet Aùtmét đã lãnh đạo nhân dân Xu Đăng chống thực dân Anh - Năm 1989 phong trào bị thực dân đàn áp đẫm máu, thất bại 1898 - Nhân dân Eâtiôpia đã tiến hành kháng chiến chống thực dân Italia - Quân Italia thất bại, Eâtiôpia giữ được độc lập cùng với Libêria - GV nêu câu hỏi:Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Châu Phi? - HS suy nghĩ, trả lời, giáo viên nhấn mạnh - Diễn ra sôi nổi, nhưng hầu hết đều thất bại Hoạt động 1: làm việc cả lớp và cá nhân - GV treo bản đồ thế giới và cùng với HS trao đổi về lục địa Mỹ La Tinh + Từ Mêhicô đến tận Nam Mỹ, cư dân bản địa ở đây là người Inđian + Đây là vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên + Trong cuộc phát kiến địa lý, Côlômbô đã tìm ra châu mỹ. Sau đó thực dân châu âu, chủ yếu là người TBN và BĐN đã xâm lược MLT. Đến thế kỷ XIX, đa số các nước MLT đều là thuộc địa của TBN và BĐN - Thực dân TBN, BĐN thẳng tay đàn áp sự phản kháng của các bộ lạc người da đỏ.Ở Mêhicô hơn nửa thế kỷ sau, dân da đỏ đã giảm hơn 90% ( từ 25 triệu xuống còn 1,5 triêu ), ở Pêru số người da đỏ giảm đến 95%. Người ta ước tính từ 1495-1503 hơn 3 triệu người biến mất khỏi các đảo: do bị tàn sát, hoặc bị bắt đưa đi làm nô lệ hay kiệt sức trong các hầm mỏ và các lao dịch khác - Thực dân phương Tây ra sức vơ vét tài nguyên ở đây: vàng. Cho đến cuối thế kỷ XVI gần 80% số kim loại quý được đư về TBN, ngoài vàng, bạc, còn có ca cao, gỗ, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá, bông - Đầu thế kỷ XIX do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá riêng đã thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân, để thiết lập những quốc gia độc lập Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV treo bảng tóm tắt phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mỹ la Tinh, trình bày, giúp học sinh nắm bài -Kết quả:Phong trào chống thực dân của nhân dân châu Phi hầu hết thất bại - Nguyên nhân: Do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức, bị thực dân đàn áp - Ý nghĩa:Thể hiện tinh thần yêu nước, tạo tiền đề cho giai đoạn đầu thế kỷ XX II.Khu vực Mỹ La Tinh * Chế độ thực dân ở Mỹ La Tinh - Đến đầu thế kỷ XIX, đa số các nước Mỹ La Tinh đều là thuộc địa của TBN và BĐN - Chủ nghĩa thực dân đã thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc + Tàn sát, dồn đuổi cư dân bản địa vào rừng sâu, chiếm đất đai + Đưa người châu Phi sang khai thác đồn điền, tài nguyên thiên nhiên cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ * Phong trào đấu tranh giành độc lập Thời gian Tên nước Kết quả Cuối thế kỷ XVIII - Bùng nổ cuộc đấu tranh của nhân dân Ha-i-ti - Năm 1803 giành thắng lợi, Ha-i-ti trở thành nước Cộng hoà da đen đầu tiên ở Nam Mỹ - Cổ vũ phong trào đấu tranh ở Mỹ la Tinh 20 năm đầu của thế kỷ XIX - Phong trào đấu tranh nổ ra sôi nổi, quyết liệt rộng khắp Mỹ La Tinh - Các quốc gia độc lập ra đời + Mêhicô: 1821 + Aùchentina: 1816 + Uragoay:1828 + Paragoay:1811 + Brazin: 1822 + Pêru:1821 + Côlômbia:1830 + Eâcuađo:1830 - GV nêu câu hỏi: Nhận xét phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La Tinh? - Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét, chốt ý + Đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh giành độc lập ở MLT diễn ra sôi nổi, quyết liệt + Kết quả hầu hết các nước trong khu vực MLTđã thoát khỏi ách thống trị của thực dân TBN và BĐN, trở thành quốc gia độc lập Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV nêu câu hỏi: Sau khi giành độc lập từ tay TBN và BĐN, tình hình MLT như thế nào? - Học sinh dựa vào kiến thức SGK trả lời - GV nhận xét, chốt ý: + Brazin trồng nhiều bông, cao su, cung cấp một nửa cà phê cho thị trường thế giới + Aùchentina: sản xuất len, da cừu, thịt bò xuất khẩu sang Anh - GV trình bày về sự bành trướng của Mỹ + Đưa ra học thuyết “Châu Mỹ của người châu Mỹ”, thành lập tổ chức “ Liên Mỹ” + Gây chiến hất cẳng TBN khỏi MLT + Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đồng đôla để khống chế MLT * Tình hình Mỹ la Tinh sau khi giành độc lập - Sau khi giành độc lập, các nước MLT bắt tay xây dựng đất nước và có những bước tiến bộ về kinh tế, xã hội - Mỹ thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực MLT, để độc chiếm khu vực này - Kết quả:MLT trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ 4.Sơ kết bài học: a.Củng cố: - Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản Aâu Mỹ đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, Châu Phi, Mỹ La Tinh lần lượt trở thành thuộc địa của thực dân phương tây - Nhân dân các dân tộc ở Châu Phi, Mỹ La Tinh đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc - Hầu hết các nước MLT đã giành được độc lập. Nhưng sau đó lại bị lệ thuộc vào Mỹ và trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ b.Dặc dò: - Học bài - Đọc SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_5_bai_5_chau_phi_va_khu_vuc_my_l.doc