Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Nắm được diễn biến, đặc điểm chủ yếu của chiến tranh ở giai đoạn 1 (1914-1916).

b. Về kỹ năng

 - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.

 - Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

c. Về thái độ

 - Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh.

 - Thông cảm với nổi khổ của nhân loại tiến bộ

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Tranh ảnh lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan.

b. Chuẩn bị của học sinh

 - Vở ghi, bút viết

 - Vẽ lược đồ hai khối quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (phóng to)

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 7, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2009 Ngày dạy: 07/10/2009 - Dạy lớp 11E Ngày dạy: 14/10/2009 - Dạy lớp 11H Tiết 7 Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) – Tiết 1 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được diễn biến, đặc điểm chủ yếu của chiến tranh ở giai đoạn 1 (1914-1916). b. Về kỹ năng - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá. - Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. c. Về thái độ - Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh. - Thông cảm với nổi khổ của nhân loại tiến bộ 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tranh ảnh lịch sử về Chiến tranh thế giới thứ nhất, tài liệu có liên quan. b. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, bút viết - Vẽ lược đồ hai khối quân sự trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (phóng to) 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ ở lớp 11E - Câu hỏi: Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ đối với khu vực Mĩ la tinh ? - Đáp án: + Âm mưu biến Mĩ la tinh thành sân sau, thành thuộc địa của Mĩ + Đưa ra học thuyết châu Mĩ của người châu Mĩ, thành lập tổ chức liên Mĩ + Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi Mĩ-la tinh + Thực hiện chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đồng đô la để khống chế Mĩ-la tinh b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài ( 1’) Từ năm 1914 - 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại to lớn về người và của. Để hiểu được nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh và cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng * Hoạt động 1 : Cả lớp - GV treo bản đồ “Chủ nghĩa tư bản” (thế kỉ XVI - 1914). Giới thiệu bản đồ : bao gồm 2 nội dung chính. + Thể hiện sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc. + Phần biểu đồ thể hiện sự phát triển của các nước tư bản chủ nghĩa chủ yếu qua các giai đoạn tự do cạnh tranh và đế quốc chủ nghĩa ? Căn cứ vào lược đồ, và những kiến thức đã học em hãy rút ra những đặc điểm mang tính quy luật của chủ nghĩa tư bản. ? Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản và sự phân chia thuộc địa không đều sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu gì ? ? Vì sao các nước đế quốc lại mâu thuẫn lẫn nhau? - Mâu thuẫn này dẫn đến các cuộc chiến tranh giành thuộc địa diễn ra ở nhiều nơi ? Đó là những cuộc chiến tranh nào? Hoạt động 2 : Cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK những cuộc chiến tranh giành thuộc địa đầu tiên giữa các đế quốc, sau đó nêu nhận xét. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhiều cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra. - GV chốt lại Đó là màn dạo đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất * Hoạt động 3 : Cả lớp - GV phân tích: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, Đức có thái độ hung hãn nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thuộc địa. Thái độ đó đã làm quan hệ giữa các đế quốc ở châu Âu trở nên căng thẳng. Nhất là quan hệ giữa Anh và Đức, đại diện cho hai khối đế quốc đối lập ở châu Âu. Từ những năm 80 của thế kỷ XIX giới cầm quyền Đức đã vạch kế hoạch đánh chiếm châu Âu và các thuộc địa của Anh, Pháp ở châu Á và châu Phi... Để thực hiện kế hoạch của mình Đức đã lôi kéo Áo - Hung, Italia thành lập một liên minh tay ba, được gọi là phe liên minh (sau này Italia tách khỏi liên minh chống lại Đức). - Giáo viên sử dụng lược đồ hình 14: Lược đồ hai khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất trong SGK trang 32 giải thích cho học sinh hiểu. Để đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Anh, Pháp, Nga tuy có tranh chấp về thuộc địa nhưng phải nhân nhượng lẫn nhau ký những bản Hiệp ước tay đôi. Pháp - Nga (1890), Anh - Pháp (1904), Anh - Nga (1907), hình thành phe Hiệp ước. - GV kết luận : Đầu thế kỉ XX ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau, âm mưu xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh, một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thị trường thế giới không thể tránh khỏi. ? Qua tìm hiểu quan hệ quốc tế thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, em hãy rút ra đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX là gì ? Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh. + Chính những mâu thuẫn này (mà trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. ? Vậy nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh là gì ? Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân - GV : Yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh theo mẫu. Thời gian Chiến sự Kết quả - Sau đó giáo viên sử dụng bảng niên biểu đã chuẩn bị sẵn ở nhà làm thông tin phản hồi - Gv trình bầy tóm tắt diễn biến trên lược đồ châu Âu trước chiến tranh - Sau sự kiện thái tử Áo bị ám sát một tháng. 28.7.1914 Áo - Hung tuyên chiến với Xécbi - 01.8.1914 : Đức tuyên chiến với Nga - 03.8.1914 : Đức tuyên chiến với Pháp - 04.8.1914 : Anh tuyên chiến với Đức Þ Chiến tranh thế giới bùng nổ diễn ra trên 2 mặt trận Đông Âu và Tây Âu - HS quan sát và nghe - Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều, đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Những đế quốc già như Anh, Pháp phát triển chậm lại tụt xuống vị trí thứ 3 thứ 4 thế giới. Còn những nước tư bản trẻ như Đức, Mĩ đã vươn lên vị trí số 1, số 2 thế giới. + Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đồng đều. Những đế quốc già chậm phát triển như Anh, Pháp có nhiều thuộc địa. - Những đế quốc trẻ như Đức, Mĩ phát triển mạnh, nhu cầu thuộc địa lớn nhưng lại có ít thuộc địa. - Sự phân chia thuộc địa không đồng đều tất yếu là nảy sinh mâu thuẫn giữa những nước đế quốc trẻ ít thuộc địa với các đế quốc già nhiều thuộc địa, mâu thuẫn tập trung chủ yếu ở châu Âu, ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn này cuối cùng được giải quyết bằng những cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa. - Vấn đề thị trường thuộc địa - HS nghiên cứu SGK suy nghĩ trả lời + Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895). + Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898). + Chiến tranh Anh - Bô ơ (1899 – 1902) + Chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905) - HS nghe - Hs quan sát lược đồ và nghe giáo viên giảng + Đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là : quan hệ căng thẳng giữa các đế quốc ở châu Âu mà trước tiên là quan hệ giữa Anh và Đức về vấn đề thị trường thuộc địa. - HS suy nghĩ trả lời - HS theo dõi nghiên cứu SGK và điền thông tin theo mẫu I. Nguyên nhân của chiến tranh ( 10’) a. Nguyên nhân sâu xa - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt - Hai tập đoàn đế quốc đối địch nhau ra đời: Phe Liên minh và phe Hiệp ước b. Duyên cớ trực tiếp: do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo - Hung. II. Diễn biến của chiến tranh 1. Giai đoạn thứ nhất (1914 - 1916) (15’) Thời gian Chiến sự Kết quả 1914 - Ở phía Tây : ngay đêm 3.8 Đức tràn vào Bỉ, đánh sang Pháp. - Cùng lúc ở phía Đông; Nga tấn công Đông Phổ. - Đức chiếm được Bỉ, một phần nước Pháp uy hiếp thủ đô Pa-ri. - Cứu nguy cho Pa-ri. 1915 - Đức, Áo - Hung dồn toàn lực tấn công Nga. - Hai bên ở vào thế cầm cự trên một Mặt trận dài 1200 km. 1916 - Đức chuyển mục tiêu về phía Tây tấn công pháo đài Véc-doong. - Đức không hạ được Véc-đoong, 2 bên thiệt hại nặng. * Hoạt động 5: Cả lớp ? Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh? (Về cục diện chiến trường, về mức độ chiến tranh). ? Chiến tranh tiếp diễn như thế nào? Phe nào thắng, phe nào thua? Chúng ta tiếp tục theo dõi giai đoạn II của chiến tranh vào tiết sau. * Nhận xét: + Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến. + Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công. Từ cuối 1916 trở đi. Đức, Áo - Hung chuyển sang thế phòng ngự ở cả hai mặt trận Đông Âu, Tây Âu. c. Củng cố, luyện tập. (2’) Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh là do mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. Sự kiện Hoàng thân Áo - Hung bị ám sát châm ngòi cho cuộc chiến bùng nổ. Diễn biến của chiến tranh ở giai đoạn một d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới, trả lời hết câu hỏi có trong sách giáo khoa sau bài học - Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng Sự kiện Thời gian 1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi a. Tháng 11/1918 2. Đức tuyên chiến với Nga b. Ngày 28/7/1914 3. Anh tuyên chiến với Đức c. Ngày 1/8/1914 4. Mĩ tuyên chiến với Đức d. Ngày 3/8/1914 5. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện e. Ngày 2/4/1918

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_7_bai_6_chien_tranh_the_gioi_thu.doc
Giáo án liên quan