A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được những thành tựu văn hoá về văn học, âm nhạc, hội hoạ, tư tưởng . thời cận đại.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu trong văn học, nghệ thuật thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh biết phân tích và đánh giá những thành tựu văn hoá và tác dụng của nó đối với xã hội.
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử rút ra bài học.
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Thông qua bài học, HS biết trân trọng và phát huy những giá trị văn hoá mà con người đã đạt được trong thời cận đại.
4. Về phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh sách giáo khoa, các tác phẩm nghệ thuật của thời cận đại.
5. Về phương pháp:
- Giáo viên sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, làm việc cá nhân.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2: Trình bày diễn biến giai đoạn 1 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ?
Câu 3: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 8: Những thành tựu văn hoá thời cận đại - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 08
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy: 10/10/2011
Trường THPT Phan Đình Phùng
Người soạn: Đỗ Văn Bính
TIẾT 08 BÀI: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này, học sinh cần:
- Trình bày được những thành tựu văn hoá về văn học, âm nhạc, hội hoạ, tư tưởng ... thời cận đại.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu trong văn học, nghệ thuật thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Về kỹ năng:
- Học sinh biết phân tích và đánh giá những thành tựu văn hoá và tác dụng của nó đối với xã hội.
- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử rút ra bài học.
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Thông qua bài học, HS biết trân trọng và phát huy những giá trị văn hoá mà con người đã đạt được trong thời cận đại.
4. Về phương tiện dạy học:
- Tranh ảnh sách giáo khoa, các tác phẩm nghệ thuật của thời cận đại.
5. Về phương pháp:
- Giáo viên sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, làm việc cá nhân.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2: Trình bày diễn biến giai đoạn 1 cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất trên lược đồ?
Câu 3: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?
3. Giới thiệu bài mới:
Giáo viên giới thiệu: Thời kì cận đại la thời kì CNTB đã thắng thế trên phạm vi toàn thế giới, CNTB chuyển sang giai đoạ CNĐQ, bên cạnh những mâu thuẫn, bất công trong xã hội cần lên án thì đây là thời kì đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vựcvăn hoá, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật để thấy được những thành tựu văn hóa đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: GV với cả lớp và cá nhân.
Giáo viên: đặt câu hỏi dẫn dắt HS vào bài: Vì sao vào đầu thời cận đại nền văn hoá thế giới, nhất là ở Châu Âu có điều kiện phát triển?
HS đọc sách giáo khoa, tìm ý trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung.
GV nhận xét chốt ý:
+ Kinh tế phát triển, mối quan hệ xã hội thay đổi, đó chính là hiện thực để có nhiều thành tựu văn hoá ở giai đoạn này
Hoạt động 2: GV với nhóm
GV chia cả lớp thành 4 nhóm với nhiệm vụ cụ thể:
+ Nhóm 1: Trình bày những thành tựu về văn học?
+ Nhóm 2: Trình bày những thành tựu về âm nhạc?
+ Nhóm 3: Trình bày những thành tựu về hội hoạ?
+ Nhóm 4: Trình bày những thành tựu về tư tưởng?
Các nhóm đọc sách giáo khoa tìm ý, thảo luận trong vòng 3 phút, sau đó cử đại diện trả lời trước lớp. Các nhóm còn lại theo dõi bổ sung thêm cho nhóm bạn.
GV nhận xét từng nhóm, đưa ra kết luận.
Nhóm 1 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Nhóm 2 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Nhóm 3 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
Nhóm 4 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
GV phát vấn HS: Những thành tựu văn hoá đầu thời cận đại có tác dụng gì?
HS suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm.
GV nhận xét, chốt ý:
+ Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới.
+ Hình thành quan điểm tư tưởng con người tư sản.
+ Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến góp phần vào thắng lợi của CNTB.
Hoạt động 3: GV với cả lớp và cá nhân.
GV nêu câu hỏi để dẫn dắt HS vào phần mới: Em có nhận xét gì về điều kiện lịch sử giai đoạn giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX với đầu thời cận đại? Điều kiện đó có tác dụng gì gì với các nhà văn, nhà nghệ thuật?
HS theo dõi SGK, trả lời.
GV nhận xét, chốt ý:
+ CNTB được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn CNĐQ.
+ Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, bóc lột nhân dân lao động, đời sống nhân dân lao động ngày càng khốn khổ. Đây là hiện thực để các nhà văn, nhà nghệ thuật phản ánh đầy đủ trong tác phẩm của mình.
Hoạt động 4: GV với cá nhân.
GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về văn học đầu thế kỉ thứ XIX đến đầu thế kỉ thứ XX?
HS theo dõi SGK, tự thống kê và trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 5: GV với cá nhân.
GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật đầu thế kỉ thứ XIX đến đầu thế kỉ thứ XX?
HS theo dõi SGK, tự thống kê và trả lời.
GV nhận xét, kết luận.
GV phát vấn HS: Các tác phẩm văn học nghệ thuật thời kì này có gì khác so với các giai đoạn trước đó.
HS suy nghĩ trả lời. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm.
GV nhận xét, chốt ý:
+ Đạt nhiều thành tựu rực rỡ hơn trước
+ Phản ánh đầy đủ hiện thực xã hội
+ Mong ứoc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn trước.
GV giới thiệu các hình 17, 18, 19 trong sách giáo khoa để HS biết thếm một số tác giả tiêu biểu.
GV hướng dẫn HS đọc thêm phần 3: Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. (Học sinh tự đọc thêm)
1. Sự phát triển của văn hoá trong buổi đầu thời cận đại:
- Về văn học:
+ Có La phông ten (1621 – 1695), nhà ngụ ngôn, nhà cổ điển.
+ CoÓc nây (1601 – 1648), đại biểu cho nền bi kịch cổ điển đây là những nhà văn nổi tiếng của nước Pháp.
- Về âm nhạc:
+ Có Bétôven, nhà soạn nhạc thiên tài người Đức.
+ Môda nhạc sĩ vĩ đại người Áo
- Về hội hoạ:
+ Có Rembran (1606 – 1669) là hoạ sĩ nổi tiếng người Hà Lan.
- Về tư tưởng với các nhà Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII như: Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô.
2. Những thành tựu về văn học nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
a. Về văn học:
- Có các nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch tiêu biểu như:
+ Víchto Huygô ở Pháp với các tác phẩm tiêu biểu là Những người khốn khổ.
+ Léptônxtôi ở Nga với tác phẩm tiêu biểu là Chiến tranh và hoà bình.
+ Mác Tuên ở Mĩ
+ Lỗ Tấn ở Trung Quốc với các tác phẩm như Thuốc, AQ chính truyện
b. Về nghệ thuật:
- Các lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc rất phát triển:
+ Hoạ sĩ có: Van Gốc ở Hà Lan, Phugita ở Nhật Bản, Picátxô ở Tây Ban Nha, Lê Vítan ở Nga
+ Nhạc sĩ có Traixcốpki ở Nga.
C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ:
1. Bài vừa học: BÀI: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Trình bày những thành tựu văn hoá về văn học, âm nhạc, hội hoạ, tư tưởng ... thời cận đại.
2. Bài sắp học: BÀI: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
HS cần nắm: Khái niệm cách mạng tư sản, phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa tư bản.
Nhận thức đúng bản chất của cách mạng tư sản, CNTB, những mâu thuẫn trong lòng CNTB.
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_8_nhung_thanh_tuu_van_hoa_thoi_c.doc