Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này HS biết được sự khai thác khoáng sản và hải sản nước ta:

 + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh ở ven biển Khánh Hòa, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản quý. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có các loài cá ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá hồng, cá song .có hàng chục loại tôm, trong đó có một số loại có giá trị như: tôm hùm, tôm he Ngoài ra còn có nhiều hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32 Ngày soạn : 9/ 4/ 2016 Ngày dạy: 13/ 4/ 2016 LỊCH SỬ KINH THÀNH HUẾ I. MỤC TIÊU: Mô tả đôi nét về kinh thành Huế: + Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. + Sơ lược về cấu trúc của kinh thành Huế : Thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn . Năm 1993, Huế được công nhận là di sản của văn hoá thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Khởi động: + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? + Nêu tên một số ông vua đầu triều Nguyễn? GV nhận xét, đánh giá Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Quá trình xây dựng kinh thành Huế: - Yêu cầu HS đọc thầm SGK đoạn: Sau khi Nguyễn Ánh... đến các công trình kiến trúc - Yêu cầu HS mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế - GV nhận xét, kết luận * Vẻ đẹp của kinh thành Huế: + Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ? - Gọi HS nhận xét, bổ sung GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 – 12 – 1993, thế giới đã công nhận Huế là một Di sản Văn hóa thế giới. 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về Kinh thành Huế - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc thầm - HS trả lời - Lắng nghe - HS nêu - HS nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - HS lắng nghe và ghi nhớ Ngày soạn : 9/ 4/ 2016 Ngày dạy: 15/ 4/ 2016 ĐỊA LÍ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết được sự khai thác khoáng sản và hải sản nước ta: + Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh ở ven biển Khánh Hòa, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. + Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản quý. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có các loài cá ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá hồng, cá song ...có hàng chục loại tôm, trong đó có một số loại có giá trị như: tôm hùm, tôm heNgoài ra còn có nhiều hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết... II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: SGK, bảng phụ HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Thế nào là đảo, quần đảo? + Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Khai thác khoáng sản +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất cửa thềm lục địa nước ta là gì ? + Dầu khí khai thác ở nước ta dùng để làm gì ? + Ngoài dầu khí nước ta còn khia thác những nguyên liệu nào khác ? Kết luận: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt. Ngoài ra, nước ta còn khai thác cát trắng để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh ở ven biển Khánh Hòa, Quảng Ninh; sản xuất muối phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. * Đánh bắt và nuôi trồng hải sản + Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản ? + Nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt các nguồn hải sản ven bờ ? Kết luận: Vùng biển nước ta có rất nhiều hải sản quý. Riêng cá cũng có tới hàng nghìn loài, trong đó có các loài cá ngon nổi tiếng như cá chim, cá thu, cá hồng, cá song ...có hàng chục loại tôm, trong đó có một số loại có giá trị như: tôm hùm, tôm heNgoài ra còn có nhiều hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết... - Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam. Do đánh bắt bừa bãi nên nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ cạn kiệt các loài hải sản 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về khai thác khoáng sản và hải sản nước ta - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - HS lắng nghe - Dầu mỏ và khí đốt - Phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu - Khai thác cát trắng, sản xuất muối - Lắng nghe - Vùng biển nước ta rất giàu hải sán, cá có tới hàng nghìn loài, có hàng chục loại tôm.Ngoài ra còn có niều hải sản quý khác như hải sâm, bào ngư - Hoạt động đánh bắt hải sản diễn ra khắp vùng biển từ Bắc vào Nam. Do đánh bắt bừa bãi nên nhiều vùng biển ven bờ có nguy cơ cạn kiệt các loài hải sản. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - HS lắng nghe và ghi nhớ KÍ DUYỆT TUẦN 32

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2015_2016.doc