Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017

I. MỤC TIÊU:

- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống( Gia rai, Ê-đê, Ba na, Kinh ) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.

 - Sử dụng được tranh. ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên.

 + Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2016 ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống( Gia rai, Ê-đê, Ba na, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh. ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên. + Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ? Nêu đặc điểm của từng mùa. - GVnhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc chung sống - Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK/84 rồi trả lời các câu hỏi sau : + Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên. + Trong các dân tộc kể trên , những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? + Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? + Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì ? - GVKL: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. * Nhà rông ở Tây Nguyên - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở mục 2 trang 85- SGK , trả lời câu hỏi : + Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ? + Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông . + Sự to , đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì ? - GV nhận xét, kết luận. * Trang phục, lễ hội - Yêu cầu HS đọc thầm thông tin ở mục 3 trang 85- 86/SGK , trả lời câu hỏi : + Người dân ở Tây Nguyên nam , nữ thường mặc như thế nào ? + Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ? + Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên . + Ở Tây Nguyên , người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào ? - GV nhận xét, két luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Địa lí. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về một số dân tộc ở Tây Nguyên và một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS đọc và trả lời các câu hỏi. - Ba-na, Ê- đê, Xơ-đăng... - Các dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: Ê- đê, Ba-na, Xơ-đăng.Các dân tộc từ nơi khác đến: Kinh, Mông, Tày, Nùng. - Có tiếng nói, tập quán sinh hoạt riêng. - Chung sức xây dựng. - Lắng nghe. - HS đọc và trả lời các câu hỏi. - Mỗi buôn thường có một nhà rông - Nhà rông của mỗi dân tộc có những nét riêng về hình dáng và cách trang trí.Nhà rông là ngôi nhà chung lớn nhất của buôn.Nhiều sinh hoạt tập thể như hội họp , tiếp khách của cả buôn , ... được diễn ra ở đó. - Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng. - Lắng nghe - HS đọc và trả lời các câu hỏi. - Nam đóng khố, nữ quấn váy - Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch - Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội hội xuân... - cồng, chiêng, đàn tơ-rưng, đàn krông-pút... - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận *************************** Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2016 LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I. MỤC TIÊU: - Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938: + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương Đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. + Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch. + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. - Tự hào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta . - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: + Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà trưng ? - GV nhận xét, đánh giá - GV giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Nguyên nhân của trận Bạch Đằng: - Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi : + Nguyên nhân của trận Bạch Đằng ? - GV nhận xét, kết luận * Diễn biến của trận Bạch Đằng: - Yều cầu HS đọc SGK và lửợc đồ để thuật lại diễn biến của trận Bạch Đằng ? - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : + Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? + Trân đánh đã diễn ra như thế nào ? + Kết quả trận đánh ra sao ? * Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng - GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời. + Khởi nghĩa thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ? + Sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nói lên điều gì về tinh thần yêu nửớc của nhân dân ta ? - GV nhận xét, kết luận 3.Thực hành: - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong vở thực hành Lịch sử 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - 2 HS đọc + Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán.Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán. - Lắng nghe - HS đọc, tóm tắt lại diễn biến cuộc khởi nghĩa vào nháp - HS theo dõi, lắng nghe - Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược. - HS nêu - Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận.Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại. - HS đọc - Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. + Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 7

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_7_bai_dia_li_mot_so_dan.doc