Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 01
I- MỤC TIÊU:
1. Cung cấp từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục
2. Hiểu và cảm thụ : tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn
3. Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, giúp đỡ mọi người.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
4. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
5. Tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 tuần 1 - Trường tiểu học Đa Thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 08 tháng 9 năm 2008
Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Môn: Tập đọc
Tiết: 01
I- Mục tiêu:
Cung cấp từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục…
Hiểu và cảm thụ : tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn
Bồi dưỡng tình cảm yêu thương, giúp đỡ mọi người.
II- Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
Tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
2
1/ Ổn định lớp, hát.
2/ GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4. Cho HS đọc tên các chủ điểm trong sách ở phần mục lục.
3- Giới thiệu bài: Giới thiệu tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là tập truyện được đông đảo bạn đọc thiếu nhi yêu thích. Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
Dạy bài mới
1/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a- luyện đọc:
GV cho HS mở SGK trang 4 gọi 3 HS đọc nối tiếp (3 lượt).
Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp
GV gọi 2 HS khác đọc toàn bài.
GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa từ khó ở phần chú giải.
GV đọc mẫu lần 1
HS đọc theo thứ tự. Lớp theo dõi ở SGK.
- HS đọc nhóm 2
- 2HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS đọc chú giải lớp theo dõi SGK
- Theo dõi GV đọc mẫu.
b-Tìm hiểu bài:
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Đoạn 1 ý nói gì?
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
- HS đọc SGK. Dế Mèn thấy Nhà Trò đang gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá.
- Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
- Chị Nhà Trò thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn,
Ý đoạn 2 nói gì?
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm long nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Ý chính của đoạn này là gì?
Cho HS đọc lướt toàn bài, nêu hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó.
quá yếu, lại chưa quen mở.Vì ốm yếu nên chị lâm vào cảnh nghèo túng, kiếm bửa chẳng đủ.
Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị nhà trò.
Trước đây , mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện…… Lần này chúng chặn đường , đe bắt chị ăn thịt.
Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
- Hình ảnh Nhà Trò như cô gái đáng thương gục đầu bên tảng đá cuội. Hình ảnh Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo vệ Nhà Trò.
c- Đọc diễn cảm:
- Mời 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn cách đọc đoạn tả hình dáng Nhà Trò, thể hiện cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. Cách đọc lời kể của Nhà Trò giọng đáng thương. Đọc lời nói của Dế Mèn giọng mạnh mẽ
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn: “Năm trước, gặp khi trở trời….. ăn hiếp kẻ yếu”
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3
Em học được gì qua nhân vật Dế Mèn?
Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn,chuẩn bị đọc phần tiếp theo của câu chuyện.
Bài: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
Môn: CHÍNH TẢ
Tiết: 01
I- Mục tiêu:
Nghe viết đúng chính tả.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, có vần dễ lẫn.
Trình bày sạch đẹp.
II- Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn nội dung BT 2a.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
- Giới thiệu bài:
Các em đã được gặp một chú Dế Mèn biết lắng nghe và sẵn sàng bênh vực kẻ yếu trong bài TĐ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Một lần nữa chúng ta gặp lại Dế Mèn qua bài chính tả Nghe-viết hôm nay.
2
Viết chính tả:
a/ Hướng dẫn chính tả:
GV đọc đoạn văn cần viết CT một lượt.
HS đọc thầm lại đoạn văn viết chính tả.
Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ sai:cỏ xước, tỉ tê ,ngắn chùn chùn ...
GV nhắc HS: ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào một ô li, chú ý ngồi đúng tư thế.
b/ GV đọc cho HS viết chính tả:
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 lượt cho HS viết theo tốc độ viết quy định.
GV đọc lại toàn bài chính tả moat lượt.
c/ Chấm chữa bài:
GV chấm từ 5-7 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
- HS lắng nghe.
- HS viết chính tả.
- HS soát lại bài.
- HS đổi tập cho nhau để rà soát lỗi và ghi ra bên lề trang vở.
3
BT2:Điền vào chỗ trống(chọn câu a hoặc câu b)
a / Điền vào chỗ trống l hay n:
Cho HS đọc yêu cầu BT2 + đọc đoạn văn.
GV giao việc:Nhiệm vụ của các em là chọn l hoặc n để điền vào chỗ trống đó sao cho đúng.
Cho HS làm bài.
Cho HS trình bày kết quả bài làm:GV trro bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:lẫn nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, loà xoà, làm cho.
- 1 HS đọc to,lớp đọc thầm theo.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS làm bài vào vở hoặc VBT.
- HS lên điền vào chỗ trống l hoặc n.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
- HS chép lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
b/Điền vào chỗ trống an hay ang:
Cách thực hiện: như ở câu a
Lời giải đúng:
Mấy chú ngan con dàn hàng ngang lạch bạch đi kiếm mồi.
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
Bài tập 3: Giải câu đố:
Cho HS đọc yêu cầu BT3 + đọc câu đố.
GV giao việc:theo nội dung bài.
a/Câu đố 1:
- GV đọc lại câu đố 1.
- Cho HS làm bài.
- GV kiểm tra kết quả.
- GV chốt lại kết quả đúng:cái la bàn
b/Câu đố 2: Thực hiện như ở câu đố 1.
Lời giải đúng: hoa ban
- HS đọc yêu cầu BT + câu đố.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân + ghi lời giải đúng vào bảng con và giơ bảng con theo lệnh của GV.
- HS chép kết quả đúng vào VBT.
4
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần sau.
Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
Môn: TOÁN
Tiết: 01
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về:
Cách đọc, viết các số đến 100 000.
Phân tích cấu tạo số. Ôn tập về chu vi của một hình.
II- Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Phấn màu
- Học sinh: Sách giáo khoa
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
Giới thiệu bài:
- Hỏi: Trong ch/trình Toán lớp 3, các em đã được học đến số nào?
- Gthiệu: Trong giờ học này cta cùng ôn tập về các số đến 100 000.
- Học đến số 100 000.
2
Luyện tập:
Bài 1:
- GV: Gọi HS nêu y/c của BT, sau đó y/c HS tự làm bài.
- GV chữa bài & y/c HS nêu quy luật của các số trên tia số a & các số trong dãy số b.
- Hỏi g/ý: Phần a:
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ 2 số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
Phần b:
+ Các số trong dãy số này gọi là những số tròn gì?
+ 2 số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
-Vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đvị.
Bài 2:
- GV: Y/c HS tự làm bài.
- Y/c HS đổi chéo vở để ktra bài nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng: HS1 đọc các số trong bài, HS2 viết số, HS3 ph/tích số.
- GV: Y/c HS theo dõi & nhận xét, sau đó nxét & cho điểm HS.
Bài 3:
- GV y/c HS đọc bài mẫu & hỏi: BT y/c làm gì?
- GV y/c HS tự làm bài.
- GV nxét, cho điểm HS.
- HS: Nêu y/c .
- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
+ Số tròn chục nghìn.
+ Hơn kém nhau 10 000 đvị.
+ Các số tròn nghìn.
+ Hơn kém nhau 1000 đvị.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
- HS ktra bài lẫn nhau.
- Vdụ: + HS1 đọc: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi.
+ HS2 viết: 63850.
+ HS3 nêu: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đvị.
- HS nêu y/c.
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm VBT.
- HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
Bài 4:
- GV hỏi: BT y/c cta làm gì?
- Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm ntn?
- Nêu cách tính chu vi của hình MNPQ & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Nêu cách tính chu vi của hình GHIK & gthích vì sao em lại tính như vậy?
- Y/c HS làm bài.
- HS: Tính chu vi của các hình.
- Muốn tính chu vi của 1 hình, ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- MNPQ là hình chữ nhật: Lấy chiều dài cộng chiều rộng rồi lấy nhân với 2.
- GHIK là hình vuông: Lấy độ dài cạnh của hình vuông nhân với 4.
- HS là VBT, sau đó đổi chéo ktra nhau.
3
Nhận xét tiết học
- về nhà làm bài tập
Bài: TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết: 01
I- Mục tiêu:
HS nhận thức được :
- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
- Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II- Đồ dùng dạy học:
SGK Đạo đức 4.
Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
1/ Giới thiệu bài:
- Bài đạo đức hôm nay chúng ta học: Trung thực trong học tập.
- HS: Nhắc lại đề bài.
2
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV treo tranh tình huống như SGK, nêu tình huống cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì?
+ Vì sao em làm thế?
- GV: Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp & y/c HS tr/bày ý kiến của nhóm.
- Hỏi: + Theo em hành động nào là hành động thể hiện sự trung thực?
+ Trong ht, cta có cần phải trung thực không?
- GV kluận: Trong ht, cta cần phải luôn trung thực. Khi mắc lỗi gì , ta nên thẳng thắn nhận lỗi & sửa lỗi.
- HS: Chia nhóm qsát tranh trong SGK & thảo luận.
- HS: Trao đổi.
- Đ/diện nhóm trình bày ý kiến
- HS: Trả lời.
Hoạt động 2: Sự cần thiết phải trung thực trong hoc tập.
- GV: Cho HS làm việc cả lớp.
- Hỏi: + Trong ht vì sao phải trung thực?
+ Khi đi học, bản thân cchúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ? Nếu cta gian trá, cta có tiến bộ được không?
- GV giảng & kluận: Học tập giúp cta tiến bộ. Nếu cta gian trá, giả dối, kquả ht là không thực chất, cta sẽ không tiến bộ được.
- HS: Suy nghĩ & trả lời:
+ Trung thực để đạt được kquả htập tốt & để mọi người tin yêu.
+ HS: Trả lời.
Hoạt động 3: Trò chơi “đúng – sai”:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm: Y/c các nhóm nhận bảng câu hỏi & giấy màu đỏ, xanh cho thành viên mỗi nhóm.
- GV hdẫn cách chơi: Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho cả nhóm nghe, các thành viên giơ thẻ giấy màu: đỏ nếu đúng & xanh nếu sai & gthích vì sao? Sau khi cả nhóm đã nhất trí đáp án thì thư kí ghi kquả rồi chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
- GV: Y/c các nhóm thực hành chơi.
- HS: Làm việc theo nhóm.
- HS: Chơi theo hướng dẫn.
- GV: Cho HS làm việc cả lớp:
+ Y/c các nhóm tr/b kquả th/luận của cả nhóm.
+ Kh/định kquả: Câu 3, 4, 6, 8, 9 là đúng vì khi đó em đã trung thực trong ht; câu 1, 2, 5, 7 là sai vì đó là những hành động khg trung thực, gian trá.
- Hỏi để rút ra kluận:
+ Cta cần làm gì để trung thực trong ht?
+ Trung thực trong ht nghĩa là cta khg được làm gì?
- GV: Khen ngợi các nhóm trả lời tốt, động viên các nhóm trả lời chưa tốt & kết thúc hđộng
- HS: Trình bày ndung, các nhóm khác nxét, bổ sung.
- HS: + Cần thành thật trong htập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải.
+ Nghĩa là: Khg nói dối, khg quay cóp, chép bài của bạn, khg nhắc bài cho bạn trong giờ ktra.
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân.
- Hỏi: + Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
+ Nêu những hành vi không trung thực trong ht mà em đã từng biết?
+ Tại sao cần phải trung thực trong ht? Việc khg trung thực trong ht sẽ dẫn đến chuyện gì?
- GV chốt lại bài học: Trung thực trong ht giúp em mau tiến bộ & được mọi người yêu quý, tôn trọng.
“Không ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay”
*Hdẫn th/hành: Y/c HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực & 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong ht.
- HS: Suy nghĩ, trả lời.
- HS: Đọc nội dung ghi nhớ SGK.
3
- Hỏi: Thế nào là trung thực trg htập? Vì sao phải trung thực trg htập?
- GV: + Dặn HS về nhà học bài, thực hành trung thực trong htập & chuẩb bị bài sau.
+ Nxét tiết học.
- HS: Nhắc lại.
Thứ ba ngày 09 tháng 9 năm 2008
Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TT)
Môn: TOÁN
Tiết: 02
I- Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
1. Tính nhẩm
2. Các phép tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân, chia số có đến năm chữ số với số có một chữ số.
3. So sánh các số đến 100 000.
4. Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV vẽ sẵn bảng số trong BT 5 lên bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
1/ KTBC:
- GV: Gọi 3 HS lên sửa BT luyện tập thêm ở tiết trước, đồng thời ktra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nxét & cho điểm.
2/ Gthiệu: Giờ toán hôm nay ta tiếp tục cùng nhau ôn tập các kthức các số trong ph/vi 100 000.
- 3HS lên bảng sửa BT, cả lớp theo dõi để nxét.
2
Dạy bài mới: Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1:
- GV: Cho HS nêu y/c của bài toán.
- GV: Y/c HS tiếp nối nhau th/h tính nhẩm trước lớp, mỗi HS nhẩm 1 phép tính trg bài.
- GV: Nxét sau đó y/c HS làm bài vào VBT.
Bài 2:
- GV: Y/c 2HS lên bảng , cả lớp làm VBT.
- Y/c: HS nxét bài làm trên bảng của bạn, nxét cả cách đặt tính & th/h tính.
- Y/c: HS nêu lại cách đặt tính & th/h tính của các phép tính trg bài.
Bài 3:
- Hỏi: BT y/c làm gì?
- Y/c: HS làm bài.
- GV: Gọi HS nxét bài của bạn. Sau đó y/c HS nêu cách so sánh của một số cặp số trg bài.
- GV: Nxét & cho điểm HS.
Bài 4:
- Y/c: HS tự làm bài.
- Hỏi: Vì sao em sắp xếp được như vậy?
- HS: Tính nhẩm.
- 8HS nối tiếp nhau thực hiện nhẩm.
- HS: Th/h đặt tính rồi tính.
- Cả lớp theo dõi & nxét.
- 4HS lần lượt nêu về 1 phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
- So sánh các số & điền dấu >,<,= th/hợp.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nêu cách so sánh (vd: 4327>3742 vì 2 số cùng có 4 chữ số, hàng nghìn 4>3 nên 4327>3742)
- HS: Tự so sánh các số & sắp xếp các số theo thứ tự:
a) 56 732, 65 371, 67 351, 75 631.
b) 92 678, 82 697, 79 862, 62 978.
Bài 5:
- GV: Treo bảng số liệu như BT5 SGK hoặc có thể hdẫn HS vẽ thêm vào bảng số liệu như:
- HS: Nêu cách so sánh.
- HS: Qsát & đọc bảng th/kê số liệu.
Loại hàng
Giá tiền
S.lượng mua
Thành tiền
Bát
2 500 đồng một cái
5 cái
Đường
6 400 đồng một kg
2kg
Thịt
35 000 đồng một kg
2kg
Tổng số tiền:
- Hỏi: Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những hàng gì? Giá tiền và số lượng của mỗi loại hàng là bao nhiêu?
- Hỏi: Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát? Làm thế nào để tính được số tiền ấy?
- GV: Điền số 12 500 đồng vào bảng th/kê rồi y/c HS làm tiếp.
- Vậy bác Lan mua hết tcả bao nhiêu tiền?
- Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng, bác Lan còn lại bao nhiêu tiền?
- 3 loại hàng đó là: 5 cái bát, 2 kg đường & 2 kg thịt.
- Số tiền mua bát là:
2 500 x 5 = 12 500 (đồng)
- HS tính: Số tiền mua đường (12 800 đồng), số tiền mua thịt (70 000 đồng).
- Số tiền bác Lan mua hết là:
12 500 + 12 800 + 70 000 = 95 300 (đ)
- Số tiền bác Lan còn lại là:
100 000 – 95 300 = 4 700 (đồng)
3
- Làm lại các bài tập
- Nhận xét tiết học
Bài: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
Môn: luyện từ và câu
Tiết: 01
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần , thanh.
- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng phải có vần và thanh.
-Biết được bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
- Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1
2
1/ Ổn định lớp, hát
2/ Giới thiệu giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn LT&C lớp 4.
3/ Giới thiệu bài :
Những tiết Luyện từ và câu sẽ giúp các em mở rộng vốn từ, biết cách dùng từ nói, viết thành câu đúng và hay. Bài học hôm nay giúp các em hiểu về cấu trúc tạo tiếng.
Dạy bài mới:
1/ Tìm hiểu ví dụ
- GV yêu cầu HS đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng. GV ghi bảng câu thơ.
- HS đọc thầm và đếm số tiếng. Sau đó trả lời: Câu tục ngữ có 14 tiếng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- GV yêu cầu HS đếm thành tiếng từng dòng
+ Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc.
+Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu.
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng.
GV dùng phấn màu ghi sơ đồ:
Tiếng: bầu
Âm đầu: b
Vần: âu
Thanh: huyền
- GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào ?
+ Gọi HS trả lời.
+ Kết luận: Tiếng Bầu gồm ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
- Đếm thành tiếng:
Bầu-ơi-thương-lấy-bí-cùng: Có 6 tiếng.
Tuy-rằng-khác-giống-nhưng-chung-một-giàn: Có 8 tiếng.
+ Cả hai câu thơ trên có 14 tiếng.
+ HS đánh vần thầm và ghi lại : Bờ-âu-bâu-huyền-bầu.
+ 1 Hs lên bảng ghi, 2 đến 3 HS đọc: bờ-âu-bâu-huyền-bầu.
- Quan sát.
- Suy nghĩ và trao đổi: tiếng bầu gồm có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh.
+ 3 Hs trả lời. 1 HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận.
+ Lắng nghe.
- Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV có thể chia mỗi bàn HS phân tích 2 đến 3 tiếng.
+ GV kẻ trên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài.
+ Hỏi : Tiếng do những bộ phận nào tạo thành ? Cho ví dụ
+ Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu?
- Kết luận: + Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.
- Ghi nhớ
- HS phân tích cấu tạo của từng tiếng theo yêu cầu.
+ HS lên chữa bài.
+ Trả lời:
- Tiếng do bộ phận : âm đầu, vần, thanh tạo thành. Ví dụ tiếng thương.
- Tiếng do bộ phận: vần, dấu thanh tạo thành. Ví dụ tiếng ơi.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ trong SGK.
+ Yêu cầu 1 HS lên bảng chỉ vào sơ đồ và nói lại phần ghi nhớ.
+ Kết luận: Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
- Đọc thầm.
+ 1 HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu phần ghi nhớ.
1. Mỗi tiếng thường có ba bộ phận.
Âm đầu; Vần; Thanh
2. Tiếng nào cũng phải có vần và thanh. Có tiếng không có âm đầu.
+ Lắng nghe.
3
Luyện tập – thực hành
Bài 1 : GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng
- Gọi các bàn lên chữa bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu trong SGK.
- HS phân tích vào vở nháp.
- HS lên chữa bài.
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh
nhiễu
nh
iêu
ngã
trong
tr
ong
ngang
điều
đ
iêu
huyền
một
m
ôt
nặng
phủ
ph
u
hỏi
nước
n
ươc
sắc
lấy
l
ây
sắc
phải
ph
ai
hỏi
giá
gi
a
sắc
thương
th
ương
ngang
gương
g
ương
ngang
nhau
nh
au
ngang
người
ng
ươi
huyền
cùng
c
ung
huyền
-Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố
- Gọi HS trả lời và giải thích
- Nhận xét về đáp án đúng
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Suy nghĩ
- HS lần lượt trả lời
4
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
Bài: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
Môn: KHOA HỌC
Tiết: 01
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được những yếu tố mà con người và những sinh vật khác cần để duy trì sự sống.
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà con người mới cần trong cuộc sống.
II- Đồ dùng dạy học:
Hình trang 4, 5 SGK.
Phiếu học tập.
Bộ đồ dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Động não
Mục tiêu: HS liệt kê tất cả những gì các em cần cho cuộc sống của mình.
Cách tiến hành:
Bước 1:
GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu: Kể ra những thứ các em cần dùng hàng ngày để duy trì sự sống của mình.
GV lần lượt chỉ định từng HS, mỗi HS nói một ý ngắn gọn và GV ghi tất cả các ý kiến đó lên bảng.
Bước 2
GV tóm tắt lại tất cả các ý kiến và rút ra nhận xét chung
Kết luận
Những điều kiện cần để con người sống và phát triển là:
Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống, quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại..
Điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện vui chơi, giải trí...
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập và SGK
* Mục tiêu: HS phân biệt được những yếu tố con người cũng như những sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình với những yếu tố mà con người mới cần.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm
GV phát phiếu học tập và hướng dẫn HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
Phiếu học tập
Hãy đánh dấu vào các cột tương ứng với những yếu tố cần cho sự sống của con người, động vât và thực vật.
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1. Không khí
2. Nước
3. Ánh sáng
4. Nhiệt độ(thích hợp với từng đối tượng)
Bước 2: Chữa bài tập cả lớp
Đại diện một nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc với phiếu học tập. HS khác bổ dung hoặc chữa bài nếu bạn làm sai.
Đáp án:
Những yếu tố cần cho sự sống
Con người
Động vật
Thực vật
1. Không khí
x
x
x
2. Nước
x
x
x
3. Ánh sáng
x
x
x
4.Nhiệt độ(thích hợp với từng đối tượng)
x
x
x
5. Thức ăn (phù hợp với từng đối tượng)
x
x
x
6. Nhà ở
x
7. Tình cảm gia đình
x
8. Phương tiện giao thông
x
9. Tình cảm bạn bè
x
10. Quần áo
x
11. Trường học
x
12. Sách báo
x
13. Đồ chơi
x
(HS có thể kể thêm)
Bước 3 : Thảo luận cả lớp
Dựa vào kết quả làm việc với phiếu học tập, GV yêu cầu HS mở SGK và thảo luận lần lượt hai câu hỏi:
Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình?
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì ?
Kết luận
Con người, động vật và thực vật đều cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sống của mình.
Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông và những tiện nghi khác. Ngoài những yêu cầu về vật chất, con người còn cần những điều kiên về tinh thần, văn hóa, xã hội.
Họat động 3: Trò chơi Cuộc hành trình đến hành tinh khác
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về những điều kiện cần để duy trì cuộc sống của con người
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu hoặc giáo viên có thể cho HS tự vẽ hay cắt các hình trong họa báo để chơi.
Lưu ý: Nội dung 20 tấm phiếu bao gồm những thứ “cần có” để duy trì cuộc sống bà những thứ các em “muốn có”. Mỗi tấm phiếu chỉ vẽ một thứ.
Bước 2: Hướng dẫn cách chơi và chơi
Đầu tiên, GV yêu cầu mỗi nhóm hãy bàn bạc với nhau, chọn ra 10 thứ (được vẽ trong 20 tấm phiếu) mà các em thấy cần phải mang theo vào các hành tinh khác (Những tấm phiếu đã loại ra phải nộp lại cho giáo viên)
Tiếp theo, mỗi nhóm hãy chọn 6 thứ cần thiết hơn cả để mang theo (Những tấm phiếu đã loại ra phải nộp lại cho GV).
Bước 3: Thảo luận
Từng nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác và giải thích tại sao lựa chọn như vậy?
Bài: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
TRÒ CHƠI “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
Môn: thể dục
Tiết: 01
I- Mục tiêu: Giúp HS biết được:
- Một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng
- Một số qui định về nội qui, yêu cầu luyện tập trong các giờ thể dục.
- Cách chơi, rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn trong trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”
II- Đồ dùng dạy học:
Địa điểm: Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
Phương tiện: 1 còi, 4 quả bóng nhỡ bằng nhựa.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Nội dung
Định lượng
Tổ chức
Phần mở đầu:
Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
Khởi động : Đứng tại chỗ hát và vỗ tay, trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
6 – 10 phút
4 hàng dọc
chuyển
vòng tròn
Phần cơ bản :
Giới thiệu chương trình Thể dục lớp 4: Bao gồm ĐHĐN, Bài thể dục phát triển chung, bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và đặc biệt có môn học tự chọn như:Đá cầu, Ném bóng…
Phổ biến nội qui, yêu cầu luyện tập: Quần áo thể dục, không đi dép.
Biên chế tổ tập luyện: Theo tổ ở lớp.
Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”: GV làm mẫu và phổ biến luật chơi (Chuyền bóng qua đầu cho nhau). Cho cả lơp chơi thử ,Khi thấy cả lớp biêt cách chơi mới cho chơi chính thức có phân thắng thua.
18-22 phút
4 hàng ngang
3. Phần kết thúc:
Động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Nhận xét giờ học, giao bài về nhà
4 - 6 phút
4 hàng ngang
Bài: VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
Môn: mỹ thuật
Tiết: 01
I- Mục tiêu:
HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục và tím.
HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn.
HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.
II- Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : Bảng màu giới thiệu các màu nóng,
File đính kèm:
- GA4 tuan 1.doc