KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- HS hiểu cấu tạo & ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
2.Kĩ năng:
- Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn.
3. Thái độ:
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
- Một số phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét, đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
16 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
HS hiểu cấu tạo & ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
2.Kĩ năng:
Biết xác định bộ phận CN trong câu, biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Một số phiếu viết đoạn văn ở phần Nhận xét, đoạn văn ở BT1 (phần Luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động1: Hình thành khái niệm
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, trả lời lần lượt 3 câu hỏi (vào vở nháp)
2 HS lên bảng làm bài. Các em đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu, trả lời miệng các câu hỏi 3, 4
Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Ý nghĩa của CN: chỉ con vật
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: cụm danh từ
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ
+ Ý nghĩa của CN: chỉ người
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: danh từ
+ Ý nghĩa của CN: chỉ con vật
+ Loại từ ngữ tạo thành CN: cụm danh từ
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
HS đọc nội dung bài tập
Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, từng cặp trao đổi, gạch dưới bộ phận CN vào sách.
2 HS lên bảng làm bài. Các em đánh kí hiệu vào đầu những câu kể, gạch một gạch dưới bộ phận CN trong câu
Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
HS đọc yêu cầu của bài tập
Mỗi HS tự đặt 3 câu với các từ ngữ đã cho làm CN. Từng cặp HS đổi bài chữa lỗi cho nhau.
HS tiếp nối nhau đọc những câu văn đã đặt.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu của bài tập, quan sát tranh minh họa bài tập.
1 HS khá, giỏi làm mẫu.
Cả lớp suy nghĩ, làm việc cá nhân.
HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn,
HS nhận xét.
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài
Trong các tiết TLV ở HKI, các em
đã tìm hiểu bộ phận vị ngữ (VN) trong kiểu câu kể Ai làm gì?. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu về bộ phận CN trong kiểu câu này.
Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời HS lên bảng làm bài.
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Câu 1: Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chui mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Câu 2: Hùng đút vội khẩu súng vào túi quần, chạy biến.
Câu 3: Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.
Câu 5: Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.
Câu 6: Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.
Bước 2: Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV dán lên bảng 2 tờ phiếu đã viết nội dung đoạn văn, mời HS lên bảng làm bài.
GV kết luận, chốt lại ý đúng.
Câu 3: Trong rừng, chim chóc hót véo von.
Câu 4: Thanh niên lên rẫy.
Câu 5: Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.
Câu 6: Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Câu 7: Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
Mời 1 HS khá giỏi làm mẫu: nói 2 – 3 câu về hoạt động của người & vật được miêu tả trong tranh.
GV nhận xét, cùng HS chọn em có đoạn văn hay nhất.
Củng cố - Dặn dò:
Yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ.
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh đoạn văn trong BT3, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Tài năng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
Mở rộng vốn từ của HS thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng.
2.Kĩ năng:
Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu & chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực.
Biết được một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm.
3. Thái độ:
Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
Từ điển
Phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ở BT1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1 HS đọc lại ghi nhớ
1 HS đọc lại bài tập 3
Cả lớp nhận xét
Hoạt động1: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trí tuệ, tài năng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm việc theo nhóm vào phiếu
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên sửa bài tập
HS nhận xét
1 HS đọc to lời giải đúng
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Hoạt động 2: Sử dụng các từ đã học để đặt câu
HS đọc yêu cầu của bài tập
Mỗi HS tự đặt 1 câu với 1 trong các từ ở BT1
3 HS lên bảng phụ lớp viết câu văn của mình
HS tiếp nối nhau đọc nhanh câu của mình
Hoạt động 3: Học một số câu tục ngữ gắn với chủ điểm
HS đọc yêu cầu bài tập
Từng cặp HS trao đổi
HS phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét & sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu bài tập
HS tiếp nối nhau đọc câu tục ngữ mà em thích ; giải thích lí do.
Khởi động:
Bài cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
GV yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ, làm lại BT3 (làm miệng)
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập (đọc cả mẫu)
GV phát phiếu & một vài trang từ điển cho các nhóm trao đổi, làmbài
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.
Tài nguyên, tài trợ, tài sản.
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhận xét
Bài tập 3:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV gợi ý: Các em hãy tìm nghĩa bóng của các câu tục ngữ xem câu nào có nghĩa bóng ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a: Người ta là hoa đất.
Câu b: Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
Bài tập 4:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV giúp HS hiểu nghĩa bóng:
Câu a: Người ta là hoa đất (Ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất)
Câu b: Chuông có đánh mới kêu / Đèn có khêu mới tỏ (Có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình)
Câu c: Nước lã mà vã nên hồ / Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan (Ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài, có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn)
GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà HTL 3 câu tục ngữ.
Chuẩn bị bài: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Tập làm văn
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Củng cố nhận thức về 2 kiểu mở bài (trực tiếp & gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
2.Kĩ năng:
Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp & gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật.
Bút dạ, 3 tờ giấy trắng để HS làm BT2, vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HS nêu
HS nhận xét
Hoạt động1: So sánh sự giống nhau & khác nhau của 2 cách mở bài
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh, tìm điểm giống nhau & khác nhau của các đoạn mở bài.
HS phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét, chốt & sửa lại bài theo lời giải đúng:
Điểm giống nhau: Các đoạn
mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
Điểm khác nhau:
+ Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật định tả.
+ Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn mở bài
1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
Mỗi HS luyện viết đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn: 1 đoạn viết theo cách trực tiếp (giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tả), đoạn kia viết theo cách gián tiếp (nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học)
3 HS làm bài trên giấy
HS tiếp nối nhau đọc bài viết (mỗi HS đọc cả hai kiểu bài)
Cả lớp nhận xét
Các HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn mở bài hay nhất.
Khởi động:
Bài cũ:
Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về 2 cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
GV nhận xét & chấm điểm, mở bảng phụ có viết sẵn 2 cách mở bài.
Bài mới:
Giới thiệu bài
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV nhắc HS:
+ Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.
+ Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn: một đoạn viết theo cách trực tiếp (giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tả), đoạn kia viết theo cách gián tiếp (nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học).
GV phát giấy cho 3 HS
GV nhận xét, chấm điểm
GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn viết đoạn mở bài hay nhất.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Tập làm văn
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Củng cố nhận thức về 2 kiểu kết bài (mở rộng & không mở rộng) trong bài văn tả đồ vật.
2.Kĩ năng:
Thực hành viết kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II.CHUẨN BỊ:
Bút dạ, giấy trắng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
2 HS đọc
HS nhận xét
Hoạt động1: Nhận diện đoạn kết bài
2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
2 HS nhắc lại những kiến thức đã học về 2 cách kết bài
Cả lớp đọc thầm bài Cái nón, suy nghĩ, làm bài cá nhân,
HS phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét, chốt & sửa lại bài theo lời giải đúng:
Đoạn kết bài là đoạn cuối
cùng trong bài: Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới lâu bền được.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.
Xác định kiểu kết bài: Đó là
kiểu kết bài mở rộng: căn dặn của người mẹ; ý thức giữ gìn cái nón của bạn nhỏ.
Hoạt động 2: Thực hành viết đoạn kết bài
1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
Cả lớp suy nghĩ, chọn đề bài miêu tả
HS tiếp nối nhau nêu miệng trước lớp.
Mỗi HS luyện viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật mà mình đã chọn.
3 HS làm bài trên giấy
HS tiếp nối nhau đọc bài viết
Cả lớp nhận xét
Các HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn mở bài hay nhất.
Khởi động:
Bài cũ: Luyện tập xây dựng đoạn mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
Yêu cầu 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới:
Giới thiệu bài
Bài tập 1:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
GV dán bảng tờ giấy viết 2 cách kết bài
GV nhận xét
Bài tập 2:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
Yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu miện đề bài mà em đã chọn.
GV phát giấy cho 3 HS
GV nhận xét, chấm điểm
GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn viết đoạn kết bài hay nhất.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn, viết lại vào vở.
Chuẩn bị bài: Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết).
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Chính tả
BÀI: KIM TỰ THÁP AI CẬP (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT s / x, iêt / iêc
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Kim tự tháp Ai Cập
2.Kĩ năng:
Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu s/x hoặc vần iêc/iêt dễ lẫn.
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
3 tờ phiếu viết nội dung BT2, 3 băng giấy viết nội dung BT3b
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS tự làm vào vở
Các nhóm HS làm bài trên bảng theo kiểu tiếp sức
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
3 HS làm bài trên băng giấy, cả lớp làm vở
HS nhận xét bài làm trên bảng, chốt & sửa lại theo lời giải đúng.
Khởi động:
Mở đầu:
GV nêu gương một số HS viết chữ đẹp, có tư thế ngồi viết đúng ở HKI, khuyến khích cả lớp học tốt tiết chính tả ở HKII.
Bài mới:
Giới thiệu bài
GV đọc bài chính tả Kim tự tháp Ai Cập 1 lượt. GV phát âm rõ ràng, tạo điều kiện cho HS chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng (lăng mộ, nhằng nhịt, chuyên chở )
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & chú ý những chữ cần viết hoa, những từ ngữ mình dễ viết sai & cách trình bày
Đoạn văn nói điều gì?
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2
GV yêu cầu HS tự làm vào vở
GV dán 3 tờ phiếu khổ to đã viết nội dung bài, phát bút dạ mời 3 nhóm HS lên bảng thi tiếp sức: Các em nối tiếp nhau dùng bút gạch những chữ viết sai chính tả, viết lại những chữ đúng. HS cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3b
GV dán 3 băng giấy đã viết nội dung bài 3b lên bảng thi làm bài.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Nghe – viết: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Lịch sử
BÀI: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
HS nắm được:
Các biểu hiện suy tàn của nhà Trần giữa thế kỉ XIV
Vì sao nhà Hồ thay nhà Trần.
2.Kĩ năng:
Nêu được một số biểu hiện suy yếu của nhà Trần
3.Thái độ:
Có ý thức chăm lo bảo vệ & xây dựng đất nước.
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HS trả lời
HS nhận xét
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Vua quan ăn chơi sa đọa, vua bắt dân đào hồ trong hoàng thành, chất đá & đổ nước biển để nuôi hải sản
Những kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu; đê điều không ai quan tâm
Bị sa sút nghiêm trọng. Nhiều nhà phải bán ruộng, bán con, xin vào chùa làm ruộng để kiếm sống
Nông dân, nô tì đã nổi dậy đấu tranh; một số quan lại thì tỏ rõ sự bất bình
Quân Chiêm quấy nhiễu, nhà Minh hạch sách
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp
Là 1 vị quan đại thần, có tài
Tiến hành một số cải cách về kinh tế, tài chính & xã hội để ổn định đất nước
Đúng. Vì hợp lòng dân, giúp nhân dân thoát khỏi cuộc sống cơ cực, ách áp bức bóc lột tàn tệ
Khởi động:
Bài cũ: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên
Ba lần quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, nhà Trần đã có kế sách như thế nào?
Kết quả ra sao?
GV nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu:
Vua quan nhà Trần sống như thế nào?
Những kẻ có quyền thế đối với dân ra sao?
Cuộc sống của nhân dân như thế nào?
Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao?
Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
Trình bày tình hình nước ta từ giữa thế kỉ XIV, dưới thời nhà Trần như thế nào?
GV chốt ý
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
Hồ Quý Ly là ai?
Ông đã làm gì?
Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly là đúng hay sai? Vì sao?
Củng cố
Nêu các biểu hiện suy tàn của nhà Trần?
Hồ Quý Ly đã làm gì để lập nên nhà Hồ?
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Chiến thắng Chi Lăng
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Kể chuyện
BÀI: BÁC ĐÁNH CÁ VÀ GÃ HUNG THẦN
I.MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của GV & tranh minh họa, HS biết thuyết minh nội dung mỗi tranh bằn 1, 2 câu ; kể lại được câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
Nắm được nội dung câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện (Ca ngợi bác đánh cá thông minh, mưu trí đã thắng gã hung thần vô ơn, bạc ác).
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ cốt truyện.
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ
5 băng giấy để HS viết lời minh họa cho 5 tranh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HS nghe kể chuyện
HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm nhiệm vụ của bài KC.
HS nghe & giải nghĩa một số từ khó
Hoạt động 3: HS thực hiện các yêu cầu của bài tập
HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS xem 5 tranh minh hoạ
Từng cặp HS trao đổi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh
5 HS viết lời thuyết minh vào băng giấy
5 HS gắn 5 lời thuyết minh dưới mỗi tranh
Cả lớp phát biểu ý kiến
1 HS đọc lại 5 lời thuyết minh 5 tranh (dựa vào đó HS kể lại toàn truyện)
Bài tập 2,3
HS đọc yêu cầu của bài
HS thực hành kể chuyện trong nhóm. Kể xong, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
HS thi kể chuyện trước lớp
+ 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 2, 3 em) tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại cùng cô & các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện: Bác đánh cá thông minh, kịp trấn tĩnh, thoát khỏi nỗi sợ hãi nên đã kịp nghĩ ra mưu kế lừa con quỷ, cứu bản thân mình thoát chết.
Cả lớp nhận xét.
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện nhập vai giỏi nhất
Khởi động:
Bài mới:
Bước 1: GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ
Giọng kể chậm rãi ở đoạn đầu (bác đánh cá ra biển ngán ngẩm vì cả ngày xui xẻo); nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn sau (cuộc đối thoại giữa bác đánh cá & gã hung thần); hào hứng ở đoạn cuối (đáng đời kẻ vô ơn). Kể phân biệt lời các nhân vật: lời gã hung thần (hung dữ, độc ác); lời bác đánh cá (bình tĩnh, thông minh).
Bước 2: GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ
Bài tập 1: Tìm lời thuyết minh cho
mỗi tranh bằng 1, 2 câu
GV mời HS đọc yêu cầu của BT1
GV dán bảng 5 tranh minh họa phóng to, nhắc nhở HS chú ý tìm cho mỗi tranh 1 lời thuyết minh ngắn gọn.
GV phát 5 băng giấy cho 5 HS, yêu cầu mỗi em viết lời thuyết minh cho 1 tranh
GV yêu cầu HS lên bảng để gắn lời thuyết minh dưới mỗi tranh.
GV gắn lời thuyết minh đúng thay thế lời thuyết minh chưa đúng.
Tranh 1: Bác đánh cá kéo lưới cả ngày, cuối cùng được mẻ lưới trong có một chiếc bình to.
Tranh 2: Bác mừng lắm vì cái bình đem ra chợ bán cũng được khối tiền.
Tranh 3: Từ trong bình một làn khói đen tuôn ra, rồi hiện thành một con quỷ.
Tranh 4: Con quỷ đòi giết bác đánh cá để thực hiện lời nguyền của nó.
Tranh 5: Bác đánh cá lừa con quỷ chui vào bình, nhanh tay đậy nắp, vứt cái bình trở lại biển sâu..
Bài tập 2,3 : Kể từng đoạn & toàn
bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV mời HS đọc yêu cầu của BT2, 3
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện nhập vai giỏi nhất.
Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu & gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 20 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được).
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần: 19
Môn: Địa lí
BÀI: THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
HS biết: vị trí, đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
2.Kĩ năng:
Xác định được vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
Hình thành biểu tượng về thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
3. Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về các thành phố cảng.
II.CHUẨN BỊ:
Các bản đồ: hành chính, giao thông Việt Nam.
Bản đồ Hải Phòng.
Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động1: Làm việc theo nhóm
HS dựa vào SGK, các loại bản đồ, tranh, ảnh để thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
HS dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
HS nêu
Khởi động:
Bài mới:
Giới thiệu bài
1.Hải Phòng – thành phố cảng.
GV yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, các bản đồ hành chính & giao thông Việt Nam, tranh, ảnh để thảo luận theo gợi ý sau:
Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu?
Hải Phòng có những điều kiện tự nhiên nào để trở thành một cảng biển?
Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng?
2.Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng.
So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào?
Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng?
Kể tên các sản phẩm của ngành đóng t
File đính kèm:
- TUAN 19.doc